KHUYẾN NGHỊ TRỌNG YẾU

VEPR công bố dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2021

16:57 22/07/2021

Với diễn biến của tình hình bệnh dịch hiện tại, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2021 so với các báo cáo trước đây. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2021 được dự báo tăng 4,5% – 5,1%, thấp hơn 1,2 – 1,5 điểm phần trăm so với dự báo trước đó.

Mỗi tháng có 11,7 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường

Viện Nghiên Cứu Kinh Tế và Chính Sách (VEPR) vừa có báo cáo kinh tế vĩ mô Việt Nam quý 2 và sáu tháng đầu năm 2021.

Theo VEPR, kinh tế Việt Nam tăng trưởng ở mức 6,61% trong quý 2.2021. Các khu vực nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp, xây dựng và dịch vụ đều tăng trong sáu tháng đầu năm. FDI tiếp tục là khu vực đóng góp chính vào tăng trưởng thông qua xuất khẩu.

Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm 2021, ngoài tác động bởi dịch COVID-19, các doanh nghiệp tại Việt Nam phải gánh thêm chi phí sản xuất do giá nguyên vật liệu, chi phí vận tải và giá thuê đất tăng.

Cán cân thương mại thâm hụt do nhu cầu nhập khẩu tư liệu sản xuất của các doanh nghiệp nhằm phục hồi lại quá trình sản xuất. Lãi suất liên ngân hàng đột ngột tăng trở lại kể từ sau tháng hai.

Đặc biệt, tính chung 6 tháng đầu năm 2021, có 70,2 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 24,9% so với cùng kỳ năm 2020.

Bao gồm: 35,6 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 22,1% so với cùng kỳ năm trước; 24,7 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 25,7%; 9,9 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 33,8%. Trung bình mỗi tháng có 11,7 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam sáu tháng cuối năm phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ảnh: Ngọc Tiến/Lao Động

Nhận định về triển vọng kinh tế năm 2021, VEPR cho rằng, tình hình dịch COVID-19 bùng phát trở lại trong giữa và cuối quý 2 đã làm giám đoạn quá trình sản xuất của các doanh nghiệp tại địa phương đang bùng phát dịch.

Mặt khác, điểm yếu của kinh tế Việt Nam còn đến từ các rủi ro nội tại như mất cân đối tài khóa lớn, tốc độ và mức độ đầu tư phát triển, đặc biệt là hạ tầng, còn chậm; sức khỏe hệ thống ngân hàng – tài chính tuy dần được củng cố nhưng còn dễ tổn thương; sự phụ thuộc nặng nề của tăng trưởng vào khu vực FDI, thiếu tự chủ công nghệ và nguyên liệu; hiệu quả đầu tư công thấp.

3 kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2021

Với diễn biến của tình hình bệnh dịch hiện tại, VEPR hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2021 so với các báo cáo trước đây. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2021 được dự báo tăng 4,5% – 5,1%, thấp hơn 1,2 – 1,5 điểm phần trăm so với dự báo trước đó.

Theo VEPR, triển vọng kinh tế những tháng cuối năm phụ thuộc nhiều vào tốc độ và quy mô tiêm chủng vaccine, hiệu quả, phản ứng phụ của các biện pháp phòng chống bệnh dịch, các gói hỗ trợ và thúc đẩy tăng trưởng ở trong nước.

Các kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2021.
Các kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2021

VEPR đưa ra các kịch bản dự báo sau:

Kịch bản cơ sở: Dịch bệnh được kiểm soát vào cuối quý 3.2021, việc tiêm chủng được triên khai nhanh chóng và đạt miễn dịch cộng đồng vào quý 2.2022, kinh tế vĩ mô duy trì ổn định. Tăng trưởng kinh tế cả năm được dự báo ở mức 4,5 – 5,1%.

Kịch bản thuận lợi: Dịch bệnh được kiểm soát ngay trong tháng 8,2021, việc tiêm vaccine được đẩy nhanh và đạt miễn dịch cộng đồng vào quý 1.2022, kinh tế vĩ mô duy trì ổn định. Tăng trưởng kinh tế cả năm được dự báo ở mức 5,4 – 6,1%.

Kịch bản bất lợi: Dịch bệnh chưa thể được kiểm soát và các hoạt động kinh tế chưa thể trở lại bình thường cho tới quý 4, quá trình tiêm chủng vaccine được triển khai chậm do thiếu nguồn cung; các chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, quá trình tái cơ cấu, chuyển đổi số được thúc đẩy nhưng dịch vụ, thương mại và thu hút vốn FDI phục hồi chậm. Khi đó, kinh tế Việt Nam năm 2021 chỉ có thể tăng trưởng từ 3,5-4,0%.

>> Xem bài gốc

Nhận diện nút thắt tín dụng: Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn vay

Nhận diện nút thắt tín dụng: Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn vay

Mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6-6,5% năm 2024 là khả thi; tuy nhiên, để duy trì đà tăng trưởng cao, bền vững trong 1-2 năm tới, Chính phủ vẫn cần tiếp tục ...

Chi tiết
Chuyên gia nhận diện 6 rủi ro đối với kinh tế toàn cầu năm 2024

Chuyên gia nhận diện 6 rủi ro đối với kinh tế toàn cầu năm 2024

Nhóm nghiên cứu của UEB do PGS.TS. Vũ Thanh Hương, Phó trưởng Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế đứng đầu đã xếp căng thẳng địa chính trị và các cuộc bầu ...

Chi tiết
Hội thảo khoa học “Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam: Thực trạng phát triển và hàm ý chính sách”

Hội thảo khoa học “Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam: Thực trạng phát triển và hàm ý chính sách”

Vào sáng ngày 19/4 vừa qua, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức thành công hội thảo khoa học với chủ đề “Khu vực kinh tế có vốn ...

Chi tiết
Chuyên gia nghiên cứu của Trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN đưa ra giải pháp cho Doanh nghiệp trong việc sử dụng “Điện mặt trời mái nhà trong khu công nghiệp”

Chuyên gia nghiên cứu của Trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN đưa ra giải pháp cho Doanh nghiệp trong việc sử dụng “Điện mặt trời mái nhà trong khu công nghiệp”

Đây cũng chính là chủ đề của diễn đàn khoa học vừa diễn ra do Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) – Trường Đại học Kinh tế (ĐHQGHN) phối ...

Chi tiết
FDI trong định hướng phát triển mới của Việt Nam

FDI trong định hướng phát triển mới của Việt Nam

Đây là một phần kết quả nghiên cứu của đề tài cấp Nhà nước “Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong tư duy tiếp cận và định hướng phát triển mới”; ...

Chi tiết
Giảng viên Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN (UEB-VNU) là thành viên nghiên cứu chính của Báo cáo Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) năm 2023

Giảng viên Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN (UEB-VNU) là thành viên nghiên cứu chính của Báo cáo Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) năm 2023

Sáng 2/4/2024, Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam tổ chức Công bố Báo cáo Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở ...

Chi tiết
Hội nhập kinh tế khu vực và tác động đến doanh nghiệp

Hội nhập kinh tế khu vực và tác động đến doanh nghiệp

Thương mại tự do và cạnh tranh là một chủ đề đã được nghiên cứu rộng rãi ở trong và ngoài nước. Trong những năm gần đây, đã có nhiều nghiên cứu lý thuyết ...

Chi tiết
Chính sách ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp trong giai đoạn phục hồi hậu COVID -19

Chính sách ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp trong giai đoạn phục hồi hậu COVID -19

Hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định sự phát triển của nền kinh tế. Cải thiện môi trường kinh doanh, ...

Chi tiết
Áp dụng Quản trị Tinh gọn Made in Vietnam trong xây dựng các thủ tục hành chính

Áp dụng Quản trị Tinh gọn Made in Vietnam trong xây dựng các thủ tục hành chính

Cắt giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính là một yêu cầu cấp thiết trong quản trị hành chính công ở Việt Nam, đã được xác định trong chủ trương, chính ...

Chi tiết