KHUYẾN NGHỊ TRỌNG YẾU

Hội thảo khoa học “Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam: Thực trạng phát triển và hàm ý chính sách”

Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN 17:04 24/04/2024

Vào sáng ngày 19/4 vừa qua, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức thành công hội thảo khoa học với chủ đề “Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam: Thực trạng phát triển và hàm ý chính sách”  nằm trong khuôn khổ Đề tài “Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong tư duy tiếp cận và định hướng phát triển mới” (Mã số: KX.04.18/21-25), thuộc Chương trình KHCN cấp Quốc gia “Nghiên cứu Khoa học Lý luận Chính trị giai đoạn 2021-2025” (Mã số: KX.04/21-25). 

Mở đầu hội thảo, PGS.TS Nguyễn Trúc Lê đã phát biểu chào mừng các vị khách quý, các chuyên gia, học giả cùng toàn thể khách mời tham dự hội thảo, nhấn mạnh tầm quan trọng và sự cần thiết trong việc nghiên cứu và thảo luận về chủ đề Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Toàn cảnh hội thảo 
PGS.TS. Nguyễn Trúc Lê, Bí thư Đảng Uỷ, Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN phát biểu khai mạc Hội thảo. 

Hội thảo khoa học bao gồm 6 bài tham luận, với bài trình bày đầu tiên của PGS.TS Nguyễn Anh Thu, là chủ nhiệm đề tài, với chủ đề “Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong định hướng phát triển mới của Việt Nam”. Bài tham luận đã phân tích về thực trạng hoạt động của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, đánh giá về những cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và sự phát triển của kinh tế quốc gia nói chung. 

PGS.TS Nguyễn Anh Thu - Phó Hiệu trưởng, Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN, Chủ nhiệm đề tài

Tiếp nối chương trình, GS. Yong Kyun Kim đã trình bày bài tham luận với chủ đề “Định hướng phát triển kinh tế Việt Nam và kinh nghiệm của Hàn Quốc”, đề xuất về phương hướng phát triển và gợi ý bài học kinh nghiệm của Hàn Quốc cho việc tận dụng, khai thác khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. 

GS. Yong Kyun Kim - Giám đốc Trung tâm Việt Nam - Đại học Quốc gia Seoul.

Đại diện Hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam, Ông Hong Sun đã trình bày tham luận với chủ đề: “Thực trạng đầu tư của doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam, những cơ hội và thách thức, tiềm năng đầu tư trong tương lai”, nêu rõ về những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp Hàn Quốc khi đầu tư cũng như kết nối với doanh nghiệp Việt Nam. 

Ông Hong Sun - Chủ tịch Hiệp Hội doanh nghiệp Hàn Quốc (KoCham) tại Việt Nam

Bài tham luận về “Chất lượng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa của Việt Nam” được PGS.TS Đào Ngọc Tiến trình bày đã góp phần làm rõ chất lượng và cơ hội của nguồn vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. 

 PGS.TS Đào Ngọc Tiến - Phó Hiệu trưởng, Trường Đại học Ngoại Thương

GS.TS Lê Quốc Hội trình bày bài tham luận với chủ đề: “Tác động của thuế tối thiểu toàn cầu đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam”, đề cập tới sự cấp bách trong việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu, cũng như tác động tới doanh nghiệp trong và ngoài nước. 

 GS.TS Lê Quốc Hội - Tổng Biên tập tạp chí Kinh tế và Phát triển -  Trường ĐH Kinh tế quốc dân.

TS. Nguyễn Bá Hùng trình bày về “Liên kết khu vực kinh tế nước ngoài với doanh nghiệp trong nước”, cho thấy được sự cần thiết trong việc tăng cường liên kết giữa hai khu vực kinh tế này, đồng thời ông cũng đề xuất một số khuyến nghị trong tương lai. 

TS. Nguyễn Bá Hùng - Chuyên gia Kinh tế trưởng, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam

Hội thảo khoa học đã trở thành diễn đàn trao đổi, giao lưu giữa các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia, học giả trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài. Hội thảo đã cung cấp những kết luận mang tính chất đặc trưng và rõ nét về thực trạng hoạt động của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, từ đó, đề xuất một số hàm ý chính sách trong tương lai. Hội thảo có sự tham gia của các khách mới là chuyên gia trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài:

GS. TS. Trần Thọ Đạt - Chủ tịch Hội đồng Khoa học và đào tạo - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
 PGS.TS. Phạm Thị Hồng Yến - Uỷ viên thường trực Uỷ Ban kinh tế của Quốc hội
Ông Nguyễn Văn Toàn - Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
PGS.TS.  Nguyễn Chiến Thắng - Viện Trưởng viện NC Châu ÂU - Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội VN
TS. Nguyễn Hải Minh - Vụ phó Vụ Kinh tế Hội Nhập - Ban Kinh tế Trung ương (Bên trái) và TS. Lê Văn Chiến - Viện trưởng Viện Lãnh đạo học và Chính sách công - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (Bên phải)
 TS. Lê Xuân Sang - Phó Viện trưởng - Viện Kinh tế Việt Nam
PGS.TS. Nguyễn Tiến Vinh - Viện trưởng Viện Trần Nhân Tông - ĐHQGHN

Một số hình ảnh khác của hội thảo: 


Nhận diện nút thắt tín dụng: Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn vay

Nhận diện nút thắt tín dụng: Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn vay

Mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6-6,5% năm 2024 là khả thi; tuy nhiên, để duy trì đà tăng trưởng cao, bền vững trong 1-2 năm tới, Chính phủ vẫn cần tiếp tục ...

Chi tiết
Chuyên gia nhận diện 6 rủi ro đối với kinh tế toàn cầu năm 2024

Chuyên gia nhận diện 6 rủi ro đối với kinh tế toàn cầu năm 2024

Nhóm nghiên cứu của UEB do PGS.TS. Vũ Thanh Hương, Phó trưởng Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế đứng đầu đã xếp căng thẳng địa chính trị và các cuộc bầu ...

Chi tiết
Chuyên gia nghiên cứu của Trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN đưa ra giải pháp cho Doanh nghiệp trong việc sử dụng “Điện mặt trời mái nhà trong khu công nghiệp”

Chuyên gia nghiên cứu của Trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN đưa ra giải pháp cho Doanh nghiệp trong việc sử dụng “Điện mặt trời mái nhà trong khu công nghiệp”

Đây cũng chính là chủ đề của diễn đàn khoa học vừa diễn ra do Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) – Trường Đại học Kinh tế (ĐHQGHN) phối ...

Chi tiết
FDI trong định hướng phát triển mới của Việt Nam

FDI trong định hướng phát triển mới của Việt Nam

Đây là một phần kết quả nghiên cứu của đề tài cấp Nhà nước “Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong tư duy tiếp cận và định hướng phát triển mới”; ...

Chi tiết
Giảng viên Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN (UEB-VNU) là thành viên nghiên cứu chính của Báo cáo Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) năm 2023

Giảng viên Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN (UEB-VNU) là thành viên nghiên cứu chính của Báo cáo Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) năm 2023

Sáng 2/4/2024, Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam tổ chức Công bố Báo cáo Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở ...

Chi tiết
Hội nhập kinh tế khu vực và tác động đến doanh nghiệp

Hội nhập kinh tế khu vực và tác động đến doanh nghiệp

Thương mại tự do và cạnh tranh là một chủ đề đã được nghiên cứu rộng rãi ở trong và ngoài nước. Trong những năm gần đây, đã có nhiều nghiên cứu lý thuyết ...

Chi tiết
Chính sách ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp trong giai đoạn phục hồi hậu COVID -19

Chính sách ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp trong giai đoạn phục hồi hậu COVID -19

Hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định sự phát triển của nền kinh tế. Cải thiện môi trường kinh doanh, ...

Chi tiết
Áp dụng Quản trị Tinh gọn Made in Vietnam trong xây dựng các thủ tục hành chính

Áp dụng Quản trị Tinh gọn Made in Vietnam trong xây dựng các thủ tục hành chính

Cắt giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính là một yêu cầu cấp thiết trong quản trị hành chính công ở Việt Nam, đã được xác định trong chủ trương, chính ...

Chi tiết
Một số xu hướng quản trị sản xuất và dịch vụ thông minh: Nâng cao năng suất chất lượng doanh nghiệp

Một số xu hướng quản trị sản xuất và dịch vụ thông minh: Nâng cao năng suất chất lượng doanh nghiệp

Đây là nội dung tư vấn được trích xuất từ Tọa đàm khoa học " Một số xu hướng quản trị sản xuất và dịch vụ thông minh: Nâng cao năng suất chất lượng doanh ...

Chi tiết