Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam là sản phẩm của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), trực thuộc Trường Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã liên tục xuất bản và công bố trong 12 năm qua. Báo cáo tập trung phân tích một cách độc lập, khách quan những thành tựu, khó khăn, cơ hội và thách thức trong quá trình phát triển, góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô đồng thời thảo luận có chọn lọc một số vấn đề kinh tế lớn và chuyên sâu của Việt Nam. Với chủ đề Định vị lại Việt Nam, Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2021 (ấn bản tiếng Anh) được thực hiện trong bối cảnh suy thoái toàn cầu dưới tác động của đại dịch COVID-19.
Cùng với sự suy giảm của năng suất, tăng trưởng kinh tế, thương mại và đầu tư toàn cầu trong những năm gần đây, cơn sốc Covid-19 phủ bóng đen lên nền kinh tế thế giới vào năm 2020. Toàn cầu hóa có xu hướng chững lại bởi những tranh chấp thương mại song phương và đa phương, cách mạng công nghiệp lần thứ tư mở ra nhiều cơ hội và thách thức mới trong việc chuyển đổi số và xanh hoá nền kinh tế, các vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống gia tăng cả ở cấp độ và quy mô. Đặc biệt, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến nền kinh tế toàn cầu. Việt Nam đã trở thành một nước có mức độ hội nhập cao, ngày càng nhạy cảm với biến động bên ngoài và hiện đang đối mặt với những áp lực cạnh tranh quốc tế và các thách thức toàn cầu. Bên cạnh đó, bối cảnh biến động toàn cầu mang đến nhiều cơ hội cho Việt Nam như gia tăng dấu ấn toàn cầu trong thương mại, đầu tư và sự tham gia vào các chuỗi giá trị; thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển công nghệ; và xu hướng tăng trưởng xanh, phát triển bền vững.
Trong giai đoạn 2010-2020, Việt Nam đã đạt thành tích tăng trưởng thương mại ấn tượng khi kim ngạch xuất nhập khẩu liên tục tăng và xuất siêu được duy trì trong 5 năm trở lại đây. Việt Nam đưa ra khát vọng, tầm nhìn trở thành nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa với mục tiêu đến năm 2030 là nước thu nhập trung bình cao có công nghiệp hiện đại và đến năm 2045 là nước phát triển có thu nhập cao.
Chính vì vậy, năm 2021 có thể coi là một năm bản lề của giai đoạn phát triển mới của nền kinh tế Việt Nam. Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2021 tập trung đi sâu vào phân tích vị thế của Việt Nam trên cơ sở đánh giá lợi thế so sánh và sự tham gia của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu, cũng như năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam.
Từ kết quả phân tích chuyên sâu, phần cuối cuốn sách đưa ra khuyến nghị chính sách quan trọng cho chiến lược định vị lại nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh biến động toàn cầu. Đặc biệt với sự quy tụ một số lượng lớn các nhà khoa học, chuyên gia nghiên cứu kinh tế, các giảng viên từ các viện nghiên cứu và trường đại học tham gia, Báo cáo là kết quả của quá trình làm việc nghiêm túc, tận tâm của nhóm tác giả cũng như sự đóng góp của các chuyên gia, sự hỗ trợ mang tầm chiến lược của Trường Đại học Kinh tế và ĐHQGHN trong các hướng nghiên cứu mũi nhọn về kinh tế vĩ mô và hội nhập kinh tế quốc tế. Báo cáo sẽ đem tới cho độc giả những kết quả nghiên cứu đáng tin cậy, những thảo luận chuyên sâu và nhiều thông tin hữu ích về các vấn đề căn bản của nền kinh tế Việt Nam. Trên cơ sở đó, Báo cáo sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà quản lý, hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu cũng như cho tất cả những ai quan tâm đến các vấn đề về kinh tế Việt Nam.
Một số khuyến nghị chính sách trong ngắn hạn
Một số khuyến nghị chính sách trong ngắn hạn
>> THÔNG TIN VỀ SÁCH
Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Trúc Lê, PGS.TS. Nguyễn Anh Thu, TS. Nguyễn Quốc Việt (Đồng chủ biên)
Loại bìa: Bìa mềm
Khổ sách: 16 x 24 cm
Số trang: 320
Giá bìa: 198.000
Nơi xuất bản: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
ISBN: 978-604-315-881-6
___________
LIÊN HỆ:
Phòng Tạp chí - Xuất bản, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN
Số 144 đường Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
Tel: (84-24) 37547506 + 703 (Ms. Ngọc Anh)
Email: phongtcxb@vnu.edu.vn
Website: http://ueb.edu.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/UEBresearch
Cuốn Giáo trình Toán kinh tế được biên soạn với mục đích cung cấp học liệu bắt buộc cho giảng viên và sinh viên của Trường Đại học Kinh tế. Ngoài ra, giáo ...
Chi tiếtBộ sách Global Changes and Sustainable Development in Asian Emerging Market Economies gồm 2 tập, giới thiệu các bài báo từ phiên họp năm 2023 của Hội thảo ...
Chi tiếtBộ sách Global Changes and Sustainable Development in Asian Emerging Market Economies gồm 2 tập, giới thiệu các bài báo từ phiên họp năm 2023 của Hội thảo ...
Chi tiếtĐể thực hiện chuyển đổi số trong doanh nghiệp thành công, cần có cơ sở lý luận và thực tiễn từ các quốc gia cần được vận dụng thích hợp vào doanh nghiệp ...
Chi tiếtTrong chương trình đào tạo của Trường Đại học Kinh tế, Kinh tế Vĩ mô là học phần nền tảng quan trọng và được giảng dạy cho toàn bộ các ngành học của Trường. ...
Chi tiếtGiáo trình Hành vi tổ chức do tập thể giảng viên Bộ môn Quản trị Nguồn nhân lực thuộc Viện Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia ...
Chi tiếtVới tầm quan trọng của công tác quản lý nợ nước ngoài đối với Việt Nam, Giáo trình Quản lý nợ nước ngoài được biên soạn nhằm từng bước chuẩn hóa kiến thức ...
Chi tiếtHọc phần Quản lý nhà nước về kinh tế đã được đưa vào giảng dạy ở nhiều trường đại học khối ngành kinh tế, quản lý và quản trị trong những năm qua. Với ...
Chi tiếtCuốn sách Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2023: Liên kết và phát triển doanh nghiệp hướng tới nền kinh tế tự chủ do PGS.TS. Nguyễn Trúc Lê, PGS.TS. ...
Chi tiết