SÁCH

Kinh tế Việt Nam - Pháp: Hướng tới phát triển xanh và bền vững (Relations économiques Viet Nam – France: Vers le développement vert et durable)

Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN 16:16 08/09/2023

Một nền kinh tế xanh và bền vững không hẳn là một nền kinh tế giàu có hay có mức độ tăng trưởng cao. Đó cũng không phải là một quốc gia nằm ở chính xác phần bên nào của quả địa cầu, như những gì chúng ta vẫn mặc nhiên phán xét khi nói về nền kinh tế quốc tế. Vậy tính bền vững của một nền kinh tế phụ thuộc vào những yếu tố nào? Con người hay công nghệ, thói quen hay giáo dục sẽ làm nền tảng thay đổi tư duy về một mô hình kinh tế mới với độ thích ứng cao và không dễ bị tổn thương trước các tác động? Những câu hỏi này sẽ được phần nào trả lời trong cuốn sách Kinh tế Việt Nam – Pháp: Hướng tới phát triển xanh và bền vững - Relations économiques Viet Nam – France: Vers le développement vert et durable. Cuốn sách không chỉ là một sản phẩm đánh dấu mốc kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Pháp mà còn cung cấp những thông tin, bằng chứng, bài viết khoa học góp phần xây dựng nền kinh tế xanh và bền vững cho hai quốc gia trong tương lai, đồng thời là bài học tham khảo cho các quốc gia khác trên thế giới. Các bài viết được tiếp cận đa chiều, từ góc nhìn của kinh tế tuần hoàn, thương mại bền vững hay hành vi xã hội, được chắp bút bởi các tác giả có uy tín lâu năm trong các lĩnh vực nghiên cứu có liên quan.

Mối quan hệ giữa Việt Nam và Pháp là một mối quan hệ đặc biệt, đa chiều, sâu rộng trên nhiều khía cạnh, từ lịch sử, kinh tế, xã hội đến ngoại giao. Từ những dấu tích thăng trầm của lịch sử, mối quan hệ ấy đã có những biến đổi và không ngừng phát triển theo năm tháng. Trong đó nổi bật phải kể đến quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Pháp - một thành tố đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố, duy trì mối quan hệ giữa hai nước. Pháp được coi là một trong những đối tác thương mại lớn của Việt Nam tại khu vực châu Âu, và Việt Nam đã và đang là điểm đến thân thiện, chào đón các doanh nghiệp Pháp đầu tư vào nhiều lĩnh vực, trong đó chủ đạo là lĩnh vực du lịch, công nghiệp như năng lượng, xây dựng, hàng không và viễn thông. Cả hai quốc gia cũng đã ký kết các thỏa thuận thương mại và hợp tác kinh tế nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại và đầu tư, tương xứng với tầm vóc và vị thế của hai dân tộc.

Về mặt xã hội và văn hóa, Việt Nam và Pháp có sự giao lưu và kết nối văn hoá vô cùng đặc biệt. Pháp đã hỗ trợ Việt Nam trong việc phát triển ngôn ngữ và hợp tác giáo dục. Ngoài ra, văn hóa Pháp cũng có những ảnh hưởng đáng kể đến nghệ thuật, kiến trúc và ẩm thực của Việt Nam. Trong làn sóng giao thoa ấy, văn hoá Việt Nam cũng dần được thẩm thấu, lan toả rộng khắp tại đất nước hình lục lăng, khi cả ẩm thực, âm nhạc, văn chương Pháp cũng đều ít nhiều có dáng dấp hình bóng, vẻ đẹp của đất nước, con người Việt Nam. Trong lĩnh vực ngoại giao, sự hợp tác bền chặt của hai nước được xây dựng dựa trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, hợp tác và phát triển chung. Cả hai quốc gia thường xuyên tổ chức các cuộc gặp thượng đỉnh và thăm chính thức để tăng cường quan hệ và trao đổi về các vấn đề quan trọng trong nước và quốc tế. Điều này đã góp phần thúc đẩy sự hiểu biết và giao lưu giữa hai nền văn hóa và dân tộc.

Trong trung và dài hạn, Việt Nam và Pháp còn có nhiều dư địa để hợp tác trên bình diện song phương và đa phương. Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, Việt Nam và Pháp cùng quan tâm đến việc tăng cường hợp tác giáo dục và đào tạo, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục cao đẳng và đại học, thông qua các chương trình trao đổi sinh viên và hợp tác nghiên cứu. Trong lĩnh vực văn hóa và du lịch, hai nước cũng đang nỗ lực hướng đến việc thúc đẩy giao lưu văn hóa và du lịch thông qua các hoạt động trao đổi, phối hợp tổ chức sự kiện văn hoá, nghệ thuật, các cuộc thi nhằm tăng cường hiểu biết văn hóa giữa hai quốc gia. Ngoài ra, du lịch cũng là một lĩnh vực hợp tác quan trọng, trọng yếu, với ngày càng nhiều du khách Pháp đến Việt Nam và ngược lại. Trong lĩnh vực kinh tế và thương mại, đầu tư, Việt Nam và Pháp tiếp tục tận dụng các thỏa thuận thương mại và đầu tư đã, đang và sắp ký kết nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hai bên, trong đó phải kể đến một số lĩnh vực đột phá gắn với trách nhiệm toàn cầu như năng lượng tái tạo, kinh tế tuần hoàn (KTTH), tài chính xanh.

Hợp tác về phát triển kinh tế xanh và bền vững, cũng như nâng cao năng lực chống chịu của nền kinh tế là một vấn đề trao đổi thường xuyên của hai quốc gia và đã được thúc đẩy triển khai thông qua nhiều biện pháp và dự án cụ thể. Một là thông qua các hỗ trợ phát triển kinh tế, khi Pháp đã cung cấp hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho Việt Nam trong nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, công nghệ thông tin, công nghiệp và dịch vụ, nhằm tăng cường năng lực sản xuất và cạnh tranh của Việt Nam, đồng thời giúp nâng cao mức sống của người dân. Hai là thông qua đào tạo và hợp tác về nghiên cứu, khi hai quốc gia đã thiết lập các chương trình đào tạo chuyên sâu và trao đổi kiến thức giữa các trường đại học và tổ chức nghiên cứu để tăng cường năng lực nghiên cứu và đổi mới công nghệ của Việt Nam, đồng thời khai thác tiềm năng hợp tác trong các lĩnh vực như khoa học, công nghệ, y tế và năng lượng. Ba là thông qua các nhóm giải pháp hỗ trợ chống biến đổi khí hậu, các gói hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho Việt Nam trong việc xây dựng hệ thống cảnh báo thiên tai, quản lý tài nguyên nước và bảo vệ đất đai, giúp Việt Nam nâng cao khả năng ứng phó với các tác động của biến đổi khí hậu và thảm họa tự nhiên.

Đối với Việt Nam và Pháp, phát triển xanh và bền vững là mối quan tâm chung của cả hai quốc gia. Khái niệm về phát triển xanh, bền vững dường như xuất hiện thường xuyên hơn trong khoảng hơn một thập kỷ trở lại đây, khi phát triển kinh tế đã đi kèm với không ít hệ quả tiêu cực đối với đời sống của con người như mức độ phát thải khí CO2 quá mức, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, bất bình đẳng. Bên cạnh đó, cũng trong hơn một thập kỷ vừa qua, nhân loại liên tiếp đối mặt với những rủi ro, thiên tai tự nhiên và phi tự nhiên, mà với sức chống chịu của một nền kinh tế thuần hướng tới tăng trưởng theo con số thì khó có thể chống chịu được.

Một nền kinh tế xanh và bền vững không hẳn là một nền kinh tế giàu có hay có mức độ tăng trưởng cao. Đó cũng không phải là một quốc gia nằm ở chính xác phần bên nào của quả địa cầu, như những gì chúng ta vẫn mặc nhiên phán xét khi nói về nền kinh tế quốc tế. Vậy tính bền vững của một nền kinh tế phụ thuộc vào những yếu tố nào? Con người hay công nghệ, thói quen hay giáo dục sẽ làm nền tảng thay đổi tư duy về một mô hình kinh tế mới với độ thích ứng cao và không dễ bị tổn thương trước các tác động? Những câu hỏi này sẽ được phần nào trả lời trong cuốn sách “Kinh tế Việt Nam – Pháp: Hướng tới phát triển xanh và bền vững - Relations économiques Viet Nam – France: Vers le développement vert et durable”. Cuốn sách không chỉ là một sản phẩm đánh dấu mốc kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Pháp mà còn cung cấp những thông tin, bằng chứng, bài viết khoa học góp phần xây dựng nền kinh tế xanh và bền vững cho hai quốc gia trong tương lai, đồng thời là bài học tham khảo cho các quốc gia khác trên thế giới. Các bài viết được tiếp cận đa chiều, từ góc nhìn của kinh tế tuần hoàn, thương mại bền vững hay hành vi xã hội, được chắp bút bởi các tác giả có uy tín lâu năm trong các lĩnh vực nghiên cứu có liên quan.

Cuốn sách được cấu trúc gồm 3 phần:

Phần 1 nói về tổng quan mối quan hệ giữa hai quốc gia Việt Nam và Pháp dưới nhiều khía cạnh, từ lịch sử, văn hoá, giáo dục, kinh tế và ngoại giao. 

Phần 2 được trình bày dưới dạng các trao đổi kinh nghiệm, thông qua các công cụ nghiên cứu đa dạng, để hướng đến mục tiêu phát triển xanh và bền vững hơn. 

Phần 3 phân tích những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội hài hoà hơn dưới cách tiếp cận của thương mại bền vững và hành vi xã hội.

Cuốn sách là món quà tinh thần ý nghĩa, minh chứng cho thành quả hợp tác lâu năm giữa hai quốc gia, đồng thời mang lại những lợi ích thiết thực cho các cơ quan, tổ chức, các nhà khoa học, chuyên gia trong quá trình tham khảo, nghiên cứu để hướng đến một nền kinh tế xanh và bền vững hơn trên toàn thế giới.

>> THÔNG TIN VỀ SÁCH

Tác giả: Tô Thế Nguyên, Đặng Trung Tuyến, Vũ Duy, Nguyễn Đức Bảo (Đồng chủ biên)

Loại bìa: Bìa mềm

Khổ sách: 16 x 24 cm

Số trang: 366

Giá bìa: 149.000

Nơi xuất bản: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội

ISBN: 978-604-300-773-2

___________

LIÊN HỆ:

Phòng Tạp chí - Xuất bản, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN

Số 144 đường Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội 

Tel: (84-24) 37547506 + 703 (Ms. Ngọc Anh)

Email: phongtcxb@vnu.edu.vn 

Website: http://ueb.edu.vn 

Fanpage: https://www.facebook.com/UEBresearch

Ấn phẩm Tư vấn Chính sách

Ấn phẩm Tư vấn Chính sách

Trong bối cảnh cục diện thế giới có nhiều thay đổi, với những chuyển động ở tầng sâu khoa học - công nghệ, kinh tế - vật chất và tầng cao an ninh, chính ...

Chi tiết
Ấn phẩm Công bố Quốc tế Tiêu biểu 2020-2023

Ấn phẩm Công bố Quốc tế Tiêu biểu 2020-2023

Công bố quốc tế được coi là thước đo quan trọng để đánh giá năng lực của nhà nghiên cứu. Ở phạm vi rộng hơn, công bố quốc tế có chất lượng là xu hướng ...

Chi tiết
Thương mại nông sản Việt Nam - Australia trong bối cảnh thực thi các Hiệp định thương mại tự do

Thương mại nông sản Việt Nam - Australia trong bối cảnh thực thi các Hiệp định thương mại tự do

Cuốn sách được thực hiện trong khuôn khổ dự án được Chính phủ Australia tài trợ thông qua Quỹ Hỗ trợ Cựu sinh viên Australia (Australian Alumni Grants ...

Chi tiết
Quản trị đổi mới sáng tạo

Quản trị đổi mới sáng tạo

Nhằm mục đích cung cấp các kiến thức lý luận và thực tiễn về quản trị đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp, tập thể Giảng viên bộ môn Quản trị Chiến lược, ...

Chi tiết
Giáo trình Nguyên lý Thống kê Kinh tế (Với sự hỗ trợ của SPSS)

Giáo trình Nguyên lý Thống kê Kinh tế (Với sự hỗ trợ của SPSS)

Giáo trình được biên soạn dựa trên đề cương học phần Nguyên lý thống kê kinh tế giảng dạy cho bậc Đại học của những trường đại học uy tín trong và ngoài ...

Chi tiết
Giáo trình Các công cụ phái sinh

Giáo trình Các công cụ phái sinh

Thị trường các công cụ phái sinh được đánh giá như một bước tiến lịch sử để “sửa chữa” những thiếu sót và làm giảm chi phí giao dịch trên thị trường giao ...

Chi tiết
Giáo trình Thẩm định Tài chính Dự án Đầu tư

Giáo trình Thẩm định Tài chính Dự án Đầu tư

Thẩm định Tài chính Dự án Đầu tư là môn học thuộc kiến thức chuyên ngành tài chính, phù hợp với lịch trình đào tạo năm thứ ba hoặc thứ tư thuộc chương ...

Chi tiết
Repositioning Vietnam in the Global Dynamics

Repositioning Vietnam in the Global Dynamics

Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam là sản phẩm của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), trực thuộc Trường Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia ...

Chi tiết
 Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2022: Nâng cao nền tảng số cho ngành dịch vụ

Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2022: Nâng cao nền tảng số cho ngành dịch vụ

Cuốn sách Báo cáo thường niên Kinh tế Việt Nam 2022: Nâng cao nền tảng số cho ngành dịch vụ quy tụ một số lượng lớn các nhà khoa học, chuyên gia nghiên ...

Chi tiết