KHUYẾN NGHỊ TRỌNG YẾU

Quản trị thông minh - xu hướng tất yếu của các doanh nghiệp

12:07 10/01/2021

Thế kỷ XXI đang chứng kiến quá trình chuyển đổi của thế giới dưới tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Đặc điểm quan trọng nhất của quá trình chuyển đổi toàn cầu là tính phức hợp ngày càng cao. Theo đó, việc chuyển đổi mô hình quản trị truyền thống sang mô hình quản trị thông minh đang được xem là nhu cầu cấp thiết của mọi nhà quản trị, cả tầm doanh nghiệp và quốc gia để phù hợp với tình hình phát triển mới. Xuất phát từ thực tiễn này, Hội thảo Quốc gia “Quản trị thông minh trong môi trường phức hợp toàn cầu: Lý luận và thực tiễn” do Viện Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN tổ chức ngày 21/1/2021 đã làm rõ những cơ sở lý luận và thực tiễn của quản trị thông minh nhằm giúp các doanh nghiệp và tổ chức có thể làm chủ sự phức hợp bằng cách chuyển đổi mô hình quản trị truyền thống sang mô hình quản trị hiện đại, dựa trên các công cụ thông minh.

Có thể nói rằng, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động ngày càng mạnh mẽ đến mọi hoạt động của doanh nghiệp. Môi trường mà các doanh nghiệp hoạt động trong thế kỷ XXI dưới tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 là một môi trường “phức hợp”. Khác với môi trường “phức tạp”, nơi mà các doanh nghiệp vẫn có thể nắm được quy luật vận hành từ đó đưa ra cách ứng phó phù hợp; môi trường phức hợp không tuân theo bất cứ quy luật nào và sẽ tạo ra các tác động không thể dự báo trước. Vì thế, thay vì sử dụng các mô hình quản trị truyền thống, các doanh nghiệp cần chuyển đổi sang một mô hình quản trị mới. Mô hình quản trị mới sẽ tạo điều kiện phát triển bứt phá cho các doanh nghiệp Việt Nam, vốn có xuất phát điểm chậm hơn so với các doanh nghiệp ở các nền kinh tế phát triển. Đặc biệt trong bối cảnh sự lây lan nhanh và khó lường của đại dịch COVID-19 dẫn đến những bất ổn về kinh tế, bên cạnh nhiều doanh nghiệp đóng cửa sau đại dịch, có những doanh nghiệp đã có bước đi táo bạo trong việc áp dụng công nghệ và quản trị thông minh, điều này giúp doanh nghiệp không chỉ trụ vững sau khủng hoảng mà còn mở ra các chiến lược phát triển mới ứng phó trước các cuộc khủng hoảng và cạnh tranh trong tương lai.

Theo PGS.TS. Hoàng Văn Hải, quản trị thông minh được coi là xu hướng tất yếu trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Với tố chất thông minh và khả năng thích ứng nhanh nhạy với hoàn cảnh, người Việt Nam có một lợi thế sẵn có. Để phát huy lợi thế này, không những đòi hỏi sự chủ động của các doanh nghiệp mà còn cần sự tham gia của các Bộ, ngành thông qua các chính sách khuyến khích doanh nghiệp sử dụng các công cụ thông minh và chuyển đổi nhanh chóng từ quản trị truyền thống sang quản trị hiện đại. Ông đưa ra khuyến nghị: “Môi trường phức hợp là một môi trường không đoán định được. Chính vì thế cần sự linh hoạt và thích ứng, nhưng để làm được điều đó cần phải thông minh. Vì vậy, quản trị thông minh sẽ là xu hướng tất yếu trên thế giới và Việt Nam. Việc cần thích ứng nhanh chóng với những sự thay đổi của nền kinh tế là điều rất cần thiết. Việt Nam là quốc gia có nguồn nhân lực trẻ, năng động, sáng tạo và được Chính phủ quan tâm, theo dõi sát sao, đồng thời có những hoạch định chính sách kịp thời đảm bảo cho sự phát triển cân bằng của nền kinh tế nước nhà. Đây là những yếu tố quan trọng giúp cho việc chuyển dịch từ quản trị truyền thống sang quản trị thông minh có một số lợi thế. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần chuẩn bị cho mình sự chủ động nhằm chuyển mình cũng như đẩy nhanh tiến độ, cập nhật trước xu thế đó.”

Diễn giả Hồ Minh Hoàng - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Đèo Cả chia sẻ về hệ tư tưởng, các công cụ điều hành, mô hình quản trị, chiến lược phát triển, văn hóa doanh nghiệp mà trọng tâm là việc ứng dụng phép toán “Cộng”, “Nhân”, “Chia”, “Trừ” cũng như các vấn đề tạo ra sự khác biệt ở Tập đoàn Đèo Cả như “Hội đồng quản trị đồng điều hành”, “giá trị cốt lõi”, “nguyên tắc quản lý sở thú”….

Theo nhận định của các chuyên gia, với xu hướng công nghệ mới đang tăng trưởng nhanh và dự đoán sẽ trở thành hình thức giao dịch phổ biến trong thời gian tới, cùng với bước phát triển vượt bậc của thanh toán điện tử, hệ thống ngân hàng Việt Nam đang tích cực ứng dụng công nghệ trong hoạt động quản trị của mình. Mặt khác, thanh toán điện tử tại Việt Nam cũng có những bước phát triển vượt bậc khi thanh toán qua các kênh internet và điện thoại di động đạt tốc độ tăng trưởng ấn tượng cả về số lượng giao dịch và giá trị giao dịch. Bàn về đổi mới công nghệ quản trị trong ngân hàng thương mại, TS. Lưu Thị Minh Ngọc - Viện Quản trị Kinh doanh đã tập trung chỉ rõ công nghệ lõi tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam như công nghệ ERP - Quản trị tài chính; công nghệ VOR - sử dụng tối đa tài nguyên; công nghệ DFA - chống xâm phạm và tấn công… Theo TS. Lưu Thị Minh Ngọc, chính sự phổ biến của thanh toán điện tử đòi hỏi lĩnh vực tài chính ngân hàng phải thay đổi để thích nghi.

Đồng thời, ông Nguyễn Hồng Quân - Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) cũng trình bày về những đổi mới công nghệ quản trị tại ngân hàng thương mại TPBank với công nghệ hủy diệt. Đây là công nghệ tích tụ đầy đủ và toàn bộ được hết các yếu tố cấu thành, khi công nghệ mới xuất hiện tối ưu hơn sẽ kết thúc chương cũ để chuyển sang chương mới. Nhận định về trình độ áp dụng công nghệ của hệ thống ngân hàng tại Việt Nam, ông Quân cho biết, nếu chia quá trình trưởng thành số hóa là 5 phần thì các ngân hàng Việt đang ở bước thứ 3, tức là các mục tiêu kinh doanh - công nghệ thông tin được điều chỉnh ở cấp độ toàn hàng xung quanh việc tạo ra các sản phẩm và trải nghiệm số hóa nhưng chưa tập trung vào tiềm năng của các sáng kiến số hóa. Với TPBank, ông Quân cho biết hiện đang thực hiện các phương thức quản lý kinh doanh - công nghệ thông tin tích hợp, mang lại trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ được số hóa trên cơ sở liên tục. Trong thời gian tới, ông nhận định các ngân hàng cần coi trọng các giải pháp cung cấp an ninh mạng toàn diện và tự động hóa các quy trình nhằm đạt được các mục tiêu về tuân thủ và quản trị rủi ro, đồng thời sẽ đổi mới trong tất cả các khía cạnh của dịch vụ ngân hàng bao gồm tài chính, bảo hiểm, đầu tư… Cùng với đó, nhu cầu đối với các công cụ số hóa dữ liệu của ngân hàng như công cụ phân tích dữ liệu, giải pháp Big data, công nghệ trí tuệ nhân tạo… sẽ ngày càng lớn. Ngoài ra, ông cũng đưa ra lời khuyên: “Bởi số hóa là tổng hòa của một vấn đề phức tạp và là công việc phức tạp nên cần có sự tư vấn, nhà đồng hành hợp pháp để đánh giá được sự phát triển và xác định lộ trình”.

Tại đó, ông Nguyễn Xuân Hoàng - Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Misa đã lý giải các vấn đề xung quanh xu hướng hội tụ dữ liệu ứng dụng trong mô hình tài chính doanh nghiệp. Từ đó, ông dẫn dắt sang các câu hỏi lớn: “Tài chính linh hoạt cần năng lực gì?”; “Tại sao doanh nghiệp phải hội tụ dữ liệu”; “Thế nào là hệ thống quản trị hội tụ dữ liệu?” và “Hội tụ dữ liệu có phải xu hướng tương lai”…

Ngoài những vấn đề trên, các chuyên gia khác đã chỉ ra những vấn đề liên quan đến quản trị thông minh trong môi trường phức hợp toàn cầu. Tiếng nói của các diễn giả tại hội thảo đã làm rõ hơn nội dung về quản trị thông minh trong thực tiễn của doanh nghiệp tổ chức Việt, các doanh nghiệp và tổ chức, phải tự thay đổi thế nào để đạt được quản trị ngày càng thông minh hơn. Bên cạnh đó, các đơn vị đào tạo nghiên cứu cần phải tiên phong trong việc nghiên cứu thực tiễn để đưa ra các mô hình quản trị thông minh, phù hợp với hoàn cảnh kinh tế xã hội của đất nước, từ đó giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam rút ngắn quá trình chuyển đổi và hòa nhập cùng xu thế phát triển của kinh doanh hiện đại.

Với định hướng nghiên cứu mũi nhọn và hướng tới hoạt động nghiên cứu khoa học với hai mục tiêu chính: Thứ nhất là sản phẩm mang tính học thuật, thứ hai là tư vấn chính sách và tư vấn hoạt động của các doanh nghiệp, Trường ĐHKT đã phát triển và thực hiện 5 nhóm nghiên cứu mạnh và được ĐHQGHN công nhận. Hai trong số nhóm nghiên cứu này nằm tại Viện Quản trị Kinh doanh: Nghiên cứu về năng suất chất lượng trong các doanh nghiệp Việt Nam và nghiên cứu về quản trị tinh gọn trong các doanh nghiệp Việt Nam. Trong bối cảnh năm 2020 có nhiều sự biến động lớn trong toàn cầu, thách thức toàn bộ các lý thuyết về kinh tế cũng như lý thuyết về quản trị kinh doanh mà chúng ta đã có thì những cơ sở lý thuyết và khuyến nghị chính sách đề xuất trong hội thảo đã mang lại giá trị đáng ghi nhận.

__________

THÔNG TIN LIÊN QUAN:

>> Xem hoặc download kỷ yếu hội thảo tại đây

>> Hội thảo quốc gia: Quản trị thông minh trong môi trường phức hợp toàn cầu 

Nhận diện nút thắt tín dụng: Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn vay

Nhận diện nút thắt tín dụng: Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn vay

Mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6-6,5% năm 2024 là khả thi; tuy nhiên, để duy trì đà tăng trưởng cao, bền vững trong 1-2 năm tới, Chính phủ vẫn cần tiếp tục ...

Chi tiết
Chuyên gia nhận diện 6 rủi ro đối với kinh tế toàn cầu năm 2024

Chuyên gia nhận diện 6 rủi ro đối với kinh tế toàn cầu năm 2024

Nhóm nghiên cứu của UEB do PGS.TS. Vũ Thanh Hương, Phó trưởng Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế đứng đầu đã xếp căng thẳng địa chính trị và các cuộc bầu ...

Chi tiết
Hội thảo khoa học “Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam: Thực trạng phát triển và hàm ý chính sách”

Hội thảo khoa học “Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam: Thực trạng phát triển và hàm ý chính sách”

Vào sáng ngày 19/4 vừa qua, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức thành công hội thảo khoa học với chủ đề “Khu vực kinh tế có vốn ...

Chi tiết
Chuyên gia nghiên cứu của Trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN đưa ra giải pháp cho Doanh nghiệp trong việc sử dụng “Điện mặt trời mái nhà trong khu công nghiệp”

Chuyên gia nghiên cứu của Trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN đưa ra giải pháp cho Doanh nghiệp trong việc sử dụng “Điện mặt trời mái nhà trong khu công nghiệp”

Đây cũng chính là chủ đề của diễn đàn khoa học vừa diễn ra do Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) – Trường Đại học Kinh tế (ĐHQGHN) phối ...

Chi tiết
FDI trong định hướng phát triển mới của Việt Nam

FDI trong định hướng phát triển mới của Việt Nam

Đây là một phần kết quả nghiên cứu của đề tài cấp Nhà nước “Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong tư duy tiếp cận và định hướng phát triển mới”; ...

Chi tiết
Giảng viên Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN (UEB-VNU) là thành viên nghiên cứu chính của Báo cáo Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) năm 2023

Giảng viên Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN (UEB-VNU) là thành viên nghiên cứu chính của Báo cáo Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) năm 2023

Sáng 2/4/2024, Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam tổ chức Công bố Báo cáo Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở ...

Chi tiết
Hội nhập kinh tế khu vực và tác động đến doanh nghiệp

Hội nhập kinh tế khu vực và tác động đến doanh nghiệp

Thương mại tự do và cạnh tranh là một chủ đề đã được nghiên cứu rộng rãi ở trong và ngoài nước. Trong những năm gần đây, đã có nhiều nghiên cứu lý thuyết ...

Chi tiết
Chính sách ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp trong giai đoạn phục hồi hậu COVID -19

Chính sách ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp trong giai đoạn phục hồi hậu COVID -19

Hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định sự phát triển của nền kinh tế. Cải thiện môi trường kinh doanh, ...

Chi tiết
Áp dụng Quản trị Tinh gọn Made in Vietnam trong xây dựng các thủ tục hành chính

Áp dụng Quản trị Tinh gọn Made in Vietnam trong xây dựng các thủ tục hành chính

Cắt giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính là một yêu cầu cấp thiết trong quản trị hành chính công ở Việt Nam, đã được xác định trong chủ trương, chính ...

Chi tiết