KHUYẾN NGHỊ TRỌNG YẾU

Nhà khoa học UEB tại Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2022: Tư vấn chính sách là một trong những sứ mệnh quan trọng của Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN

Thùy Dung - UEB Media 16:54 15/10/2022

Vừa qua, Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2022, chương trình thường niên của Quốc với chủ đề “Củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phục hồi và phát triển bền vững” đã thu hút 450 đại biểu dự trực tiếp tại hội trường; khoảng 600 giảng viên, học viên và sinh viên của 6 học viện, trường đại học theo dõi theo hình thức kết nối trực tuyến tới các điểm cầu. Diễn đàn được tổ chức với phiên toàn thể tọa đàm cấp cao và 2 phiên chuyên đề, thu hút sự quan tâm rất lớn của xã hội, người dân và cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Với vai trò là thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội – đơn vị đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao tri thức hàng đầu của quốc gia, Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN đã có nhiều đóng góp quan trọng trong các Diễn đàn và Hội thảo khoa học lớn của các cơ quan nhà nước. Tại Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2022, PGS.TS Nguyễn Trúc Lê - Bí thư, Chủ tịch Hội đồng trường và nhóm Tư vấn Chính sách của Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN đã mở đầu phiên thảo luận 2 với những ý kiến đóng góp về việc triển khai các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Đây là một trong những nội dung được các nhà khoa học, các chuyên gia, các nhà hoạch định chính sách và dư luận xã hội quan tâm và đánh giá cao.

PGS.TS Nguyễn Trúc Lê - Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội trình bày tham luận tại Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2022

Các chính sách của Việt Nam trong thời gian tới cần đảm bảo tính hợp lý, cân đối đa chiều giữa kinh tế, xã hội và môi trường, giữa ngắn hạn và dài hạn. 

Theo PGS.TS Nguyễn Trúc Lê, trước tình hình thế giới và khu vực tiếp tục biến động nhanh, phức tạp, khó lường và đại dịch COVID-19 được coi như một cú sốc để kiểm tra sức chịu đựng của nền kinh tế nói chung và từng doanh nghiệp nói riêng, các doanh nghiệp đối mặt với rất nhiều khó khăn do hoạt động sản xuất, kinh doanh bị ngưng trệ, chuỗi cung ứng gián đoạn, sức mua từ khách hàng giảm sút do cả khách hàng cá nhân lẫn khách hàng tổ chức đều thắt chặt chi tiêu. Các cơ chế, chính sách hỗ trợ nhóm doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh sau đại dịch đã được Đảng và Nhà nước triển khai liên tục và kịp thời trong thời gian vừa qua.

Tính đến tháng 8/2022, Chính phủ, các Bộ, cơ quan đã chủ động, nỗ lực xây dựng và ban hành 15/17 văn bản cụ thể hóa các chính sách tại Nghị quyết số 11/NQ-CP về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc Hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình. Các cơ chế, chính sách hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh đã góp phần không nhỏ trong việc đảm bảo xu hướng phục hồi tính cực của các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nước, bảo đảm nguồn cung tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam cũng đã ban hành các chính sách hỗ trợ thông qua giảm nhẹ nghĩa vụ tài chính, tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng và đảm bảo khả năng duy trì sản xuất cho doanh nghiệp. Trong các chính sách ứng phó và hồi phục kinh tế, chính sách ưu đãi thuế luôn được cân nhắc đầu tiên do tác động trực tiếp và nhanh chóng. Tuy nhiên, PGS.TS Nguyễn Trúc Lê nêu rõ, không phải tất cả các chính sách đều có hiệu quả và tác động nhanh chóng đến doanh nghiệp. Nhiều chính sách tốt nhưng điều kiện quá bất cập, doanh nghiệp khó thụ hưởng; các thủ tục hành chính còn rườm rà, nhiều giấy phép con liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp.

Đánh giá về kết quả thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, PGS.TS Nguyễn Trúc Lê cho biết, các chính sách được ban hành cơ bản phù hợp với diễn biến và tác động của dịch bệnh COVID-19, được cập nhật theo diễn biến của dịch bệnh cũng như tình hình kinh tế - xã hội của đất nước. Các chính sách đưa ra đã được tính toán kỹ lưỡng, không ảnh hưởng lớn đến các cân đối chủ chốt của nền kinh tế, sự an toàn tín dụng của hệ thống ngân hàng, các chỉ số kinh tế vĩ mô được giữ ổn định, nhưng vẫn duy trì dư địa để tiếp tục xây dựng, thực hiện các giải pháp trong giai đoạn tiếp theo.

Bên cạnh đó, tính đến ngày 22/7/2022, gói hỗ trợ người lao động theo Nghị quyết số 11/NQ-CP đã hỗ trợ cho gần 340 nghìn người lao động đang làm việc trong 3,3 nghìn đơn vị sử dụng lao động; hỗ trợ gần 5000 người lao động quay trở lại làm việc tại khoảng 600 doanh nghiệp. Thị trường lao động dần phục hồi tích cực, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã được hỗ trợ tối đa để hồi phục và phát triển với sự ra đời của Nghị định số 80/2021/NĐ-CP, trong đó tập trung vào các nội dung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa sáng tạo; doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị sản xuất, chế biến; và hỗ trợ chuyển đổi số trong doanh nghiệp. Có thể thấy, các chính sách, giải pháp đã rất chủ động, linh hoạt và kịp thời giúp giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, duy trì một mặt bằng tỉ giá, lãi suất hợp lý, cơ bản ổn định so với các nước lớn và trong khu vực đang chịu nhiều biến động, qua đó giúp xu hướng phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng được củng cố và phát triển tích cực.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương tham dự Phiên Hội thảo chuyên đề 2 

Tuy nhiên, PGS.TS Nguyễn Trúc Lê nêu rõ hiện nay việc triển khai Chương trình còn gặp phải một số tồn tại, khó khăn. Theo đó, chính sách tốt nhưng điều kiện quá bất cập, doanh nghiệp khó thụ hưởng, chưa kịp thời điều chỉnh các bất cập; các thủ tục hành chính còn rất rườm rà, phức tạp, làm giảm hiệu quả của chính sách, đặc biệt là có quá nhiều giấy phép con liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp. Các chính sách đa số được thiết kế và thực thi theo hướng bình quân hóa giữa các địa phương, ngành nghề, quy mô, mà ít tính đến mức độ ảnh hưởng và khả năng chống chịu giữa các ngành nghề cũng như các doanh nghiệp. Liều lượng chính sách còn khiêm tốn, cùng với đó là số lượng đối tượng được hỗ trợ quá nhiều, nên lợi ích từ chính sách bị dàn trải.

Các đề xuất, giải pháp giàu giá trị thực tiễn của các nhà khoa học Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN tại diễn đàn kinh tế lớn của Quốc hội 

Từ các phân tích trên, PGS.TS Nguyễn Trúc Lê cho rằng các chính sách của Việt Nam trong thời gian tới cần đảm bảo tính hợp lý, cân đối đa chiều giữa kinh tế, xã hội và môi trường, giữa ngắn hạn và dài hạn. Đồng thời cần có những điều chỉnh cả trong ngắn hạn và dài hạn theo hướng xây dựng các chính sách trên nguyên tắc can thiệp có mục tiêu; không thực hiện các chính sách hỗ trợ hay can thiệp đại trà. Các chính sách cần xác định rõ thời kỳ áp dụng để đảm bảo tính linh hoạt; ưu tiên hỗ trợ các nhóm ngành trong các lĩnh vực tạo bệ đỡ kinh tế, có ảnh hưởng lớn đến các ngành khác. Ngoài ra, tại Phiên Hội thảo chuyên đề, các nhà khoa học của Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN cũng có những đề xuất các giải pháp và kiến nghị cụ thể với Nhà nước và các cơ quan tổ chức hành chính khác.

Kiến nghị với Nhà nước, các nhà khoa học đã đưa ra 5 giải pháp, trong đó nhấn mạnh đầu tiên là việc lấy ý kiến cộng đồng doanh nghiệp về tính khả thi, dễ tiếp cận của chính sách, kể cả khi chính sách đã ban hành vẫn nên tiếp thu và có những sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn; Tăng cường thông tin, truyền thông đưa các giải pháp đến gần hơn các đối tượng cần được hỗ trợ; Cần xác định đúng, chính xác các đối tượng cần hỗ trợ, tìm ra các đối tượng có khả năng dẫn dắt ngành, lĩnh vực để tập trung hỗ trợ. Giải pháp 2 là rà soát các tiêu chí liên quan tới điều kiện đánh giá các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid-19, chỉnh sửa các tiêu chí sao cho phù hợp với thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp, tránh tối đa hiện tượng các doanh nghiệp cần vốn, nhà nước có vốn hỗ trợ nhưng lại không thể giải ngân. Giải pháp 3 là đề xuất phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính hỗ trợ doanh nghiệp, bao gồm cả thủ tục tư vấn, thành lập doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa và trong một số lĩnh vực quan trọng như nông nghiệp, nông thôn, dịch vụ vận tải, logistics. Các nhà khoa học cũng đề xuất tạm dừng thanh kiểm tra để doanh nghiệp, đặc biệt là thanh kiểm tra thủ tục hành chính, kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp đã được lên kế hoạch từ đầu năm (trừ trường hợp có dấu hiệu xâm phạm lợi ích nhà nước và vi phạm hình sự), để doanh nghiệp tập trung nguồn lực vào hồi phục các hoạt động sản xuất kinh doanh. Tăng cường hậu kiểm và giảm tiền kiểm nhằm đảm bảo doanh nghiệp tập trung nguồn lực tối đa để vượt qua giai đoạn then chốt này và phục hồi. Và cuối cùng là việc tăng tốc số hóa, xây dựng hệ thống dữ liệu lớn trong quản lý hành chính, tích hợp các loại giấy tờ lên cùng một hệ thống để giúp các cơ quan hành chính thuận tiện hơn trong việc quản lý doanh nghiệp và công dân, từ đó hỗ trợ được doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh của mình; bổ sung các giải pháp phi tài chính: Cải cách thể chế, đơn giản thủ tục hành chính, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, …

Các lãnh đạo cấp cao của Quốc hội và các nhà khoa học tại Diễn đàn Kinh tế - Xã hội 2022

PGS.TS Nguyễn Trúc Lê cũng nêu ra các kiến nghị với các cơ quan tổ chức hành chính khác,trong đó có việc tiếp tục duy trì các chính sách hỗ trợ nhưng phải đảm bảo có hướng đích và có mục tiêu. Dư địa cho các chính sách tài khóa vẫn có nhiều do tổng thu ngân sách nhà nước 8 tháng năm 2022 ước đạt 1.208,2 nghìn tỷ đồng, bằng 85,6% dự toán năm và  thặng dự 251,7 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, để đảm bảo tính bền vững cho cân bằng tài chính của quốc gia, các chính sách cần được đánh giá và xác định chiến lược dài hạn hơn. Tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp gia hạn thuế chứ không miễn giảm thuế, nhất là với thuế TNDN. Không lựa chọn giảm thuế theo tiêu chí quy mô doanh thu như năm 2020 và 2021 vì có thể tạo ra bất bình đẳng khi hỗ trợ cho cả những doanh nghiệp đang được hưởng lợi từ dịch bệnh. 

Đồng hành cùng các cơ quan nhà nước trong việc nghiên cứu, tư vấn chính sách là sứ mệnh quan trọng của Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN

Với sứ mệnh cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực chất lượng cao theo định hướng chuyên gia, lãnh đạo trong các lĩnh vực kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh đáp ứng nhu cầu phát triển chất lượng, hiệu quả và bền vững của Việt Nam; nghiên cứu và chuyển giao các kết quả nghiên cứu cho Chính phủ, các tổ chức, doanh nghiệp và xã hội, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN đang ngày càng khẳng định uy tín, thương hiệu của trường Đại học top đầu Việt Nam. 

Hàng năm, các nhà khoa học của Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN đã thực hiện nhiều dự án tư vấn chính sách, các diễn đàn, hội thảo khoa học quy mô quốc gia, quốc tế với những khuyến nghị chính sách xác thực cho các Bộ, ngành trung ương và địa phương trong lĩnh vực kinh tế và quản lý và quản trị kinh doanh hiện đại. Bên cạnh việc đóng góp tham luận tại Diễn đàn Kinh tế - Xã hội của Quốc hội, nhiều diễn đàn khoa học do Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN tổ chức hoặc đồng tổ chức, đã để lại dấu ấn quan trọng trên bản đồ khoa học trong nước và quốc tế, như: Hội thảo Công bố Báo cáo thường niên Kinh tế Việt Nam được tổ chức liên tục 14 năm qua; Diễn đàn Kinh tế và Thương mại Việt - Đức 2020; Diễn đàn Kinh tế và Thương mại Việt - Anh 2021; Diễn đàn Kinh tế và Thương mại Việt Nam – Hàn Quốc 2022; Hội thảo quốc tế các nhà khoa học trẻ ICYREB 2022; Hội thảo Khoa học quốc tế Bảo vệ người tiêu dùng tài chính và phát triển bền vững…

Tin bài liên quan:

Nâng cao nền tảng số cho cho ngành dịch vụ - Khuyến nghị chính sách giá trị tại Hội thảo công bố Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2022

Hội thảo quốc tế Các nhà khoa học trẻ ICYREB 2022

Nhận diện nút thắt tín dụng: Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn vay

Nhận diện nút thắt tín dụng: Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn vay

Mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6-6,5% năm 2024 là khả thi; tuy nhiên, để duy trì đà tăng trưởng cao, bền vững trong 1-2 năm tới, Chính phủ vẫn cần tiếp tục ...

Chi tiết
Chuyên gia nhận diện 6 rủi ro đối với kinh tế toàn cầu năm 2024

Chuyên gia nhận diện 6 rủi ro đối với kinh tế toàn cầu năm 2024

Nhóm nghiên cứu của UEB do PGS.TS. Vũ Thanh Hương, Phó trưởng Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế đứng đầu đã xếp căng thẳng địa chính trị và các cuộc bầu ...

Chi tiết
Hội thảo khoa học “Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam: Thực trạng phát triển và hàm ý chính sách”

Hội thảo khoa học “Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam: Thực trạng phát triển và hàm ý chính sách”

Vào sáng ngày 19/4 vừa qua, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức thành công hội thảo khoa học với chủ đề “Khu vực kinh tế có vốn ...

Chi tiết
Chuyên gia nghiên cứu của Trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN đưa ra giải pháp cho Doanh nghiệp trong việc sử dụng “Điện mặt trời mái nhà trong khu công nghiệp”

Chuyên gia nghiên cứu của Trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN đưa ra giải pháp cho Doanh nghiệp trong việc sử dụng “Điện mặt trời mái nhà trong khu công nghiệp”

Đây cũng chính là chủ đề của diễn đàn khoa học vừa diễn ra do Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) – Trường Đại học Kinh tế (ĐHQGHN) phối ...

Chi tiết
FDI trong định hướng phát triển mới của Việt Nam

FDI trong định hướng phát triển mới của Việt Nam

Đây là một phần kết quả nghiên cứu của đề tài cấp Nhà nước “Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong tư duy tiếp cận và định hướng phát triển mới”; ...

Chi tiết
Giảng viên Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN (UEB-VNU) là thành viên nghiên cứu chính của Báo cáo Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) năm 2023

Giảng viên Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN (UEB-VNU) là thành viên nghiên cứu chính của Báo cáo Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) năm 2023

Sáng 2/4/2024, Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam tổ chức Công bố Báo cáo Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở ...

Chi tiết
Hội nhập kinh tế khu vực và tác động đến doanh nghiệp

Hội nhập kinh tế khu vực và tác động đến doanh nghiệp

Thương mại tự do và cạnh tranh là một chủ đề đã được nghiên cứu rộng rãi ở trong và ngoài nước. Trong những năm gần đây, đã có nhiều nghiên cứu lý thuyết ...

Chi tiết
Chính sách ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp trong giai đoạn phục hồi hậu COVID -19

Chính sách ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp trong giai đoạn phục hồi hậu COVID -19

Hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định sự phát triển của nền kinh tế. Cải thiện môi trường kinh doanh, ...

Chi tiết
Áp dụng Quản trị Tinh gọn Made in Vietnam trong xây dựng các thủ tục hành chính

Áp dụng Quản trị Tinh gọn Made in Vietnam trong xây dựng các thủ tục hành chính

Cắt giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính là một yêu cầu cấp thiết trong quản trị hành chính công ở Việt Nam, đã được xác định trong chủ trương, chính ...

Chi tiết