NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công nghệ thông tin để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số

Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN 14:40 29/08/2021

Phát triển nguồn nhân lực quốc gia hay một tổ chức đang đứng trước một bước ngoặt lớn đó là cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4 (4.0) có tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế. Theo PGS.TS. Nguyễn Đăng Minh - Phó Viện trưởng Viện Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, trong bất kỳ thời đại nào, phát triển kinh tế, phát triển xã hội, phát triển tổ chức và nguồn nhân lực chất lượng luôn đóng một vai trò quan trọng, chiếm đến 80% sự thành công hay thất bại của một tổ chức.

Trong phát triển kinh tế, ngoài sản xuất còn có những vấn đề khác như chính sách, dịch vụ, dịch vụ công,… đang chi phối sự phát triển đó. Con người tạo ra phương pháp, phương thức sản xuất, tạo ra công cụ và đồng thời cũng tạo ra chính sách và dịch vụ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hướng tới cuộc sống tốt đẹp hơn. Vì vậy việc phát triển, đào tạo nguồn nhân lực trở thành hạt nhân của nền kinh tế.

Hiện nay kinh tế số đang là xu hướng tất yếu. Để vận hành nền kinh tế này thì nguồn nhân lực công nghệ thông tin là một cấu phần trong sự thay đổi của kinh tế số. Nguồn nhân lực công nghệ thông tin trước đây chủ yếu làm việc trên cơ sở đặt hàng của các chủ doanh nghiệp nước ngoài, sản phẩm chủ yếu là gia công nên tạo ra giá trị gia tăng thấp. Để khắc phục vấn đề này, vấn đề đào tạo hiện nay cần thay đổi để tạo ra nguồn nhân lực công nghệ thông tin với những sản phẩm, dịch vụ “Made in Vietnam”. Muốn như vậy thì phải thay đổi tư duy, thay đổi phương thức đào tạo trong các trường đại học, gắn đào tạo công nghệ thông tin với thị trường, với sản phẩm và dịch vụ. Ngoài ra, cần phải kết hợp giữa giảng viên và doanh nhân và ngược lại nhằm tạo nên sự tác động qua lại giữa đào tạo với thị trường lao động hiện nay.

Tóm lại, PGS.TS. Nguyễn Đăng Minh khẳng định cần thay đổi tư duy để giải quyết các vấn đề của xã hội, đạt được giá trị gia tăng. Theo đó, mô hình đào tạo hiệu quả là phải gắn trường đại học với doanh nghiệp, gắn giảng viên và doanh nhân nhằm tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội.

Chương trình được thực hiện trong khuôn khổ hợp tác giữa Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN và Ban Thời sự Đài tiếng nói Việt Nam, chuyên mục: Dòng chảy kinh tế Ngày 20/11/2020, trên kênh VOV1 - Phỏng vấn PGS.TS Nguyễn Đăng Minh - Phó Viện trưởng Viện Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN

Sản xuất hiệu suất cao - kinh nghiệm quốc tế, thực trạng và hàm ý cho Việt Nam

Sản xuất hiệu suất cao - kinh nghiệm quốc tế, thực trạng và hàm ý cho Việt Nam

Công nghiệp sản xuất chế tạo (manufacturing) được xem như trụ cột giúp các quốc gia và nền kinh tế nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững. ...

Chi tiết
Hệ sinh thái số và chuyển đổi số tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam

Hệ sinh thái số và chuyển đổi số tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam

Hiện nay, chuyển đổi số trong doanh nghiệp đang là nhu cầu lớn của cả hệ thống doanh nghiệp Việt Nam. Để xây dựng chiến lược chuyển đổi số thì cần hiểu ...

Chi tiết
Giải pháp điều chỉnh mô hình sản xuất trong mùa dịch COVID-19

Giải pháp điều chỉnh mô hình sản xuất trong mùa dịch COVID-19

Ứng phó với đại dịch COVID-19 và hậu quả từ đại dịch sẽ là một trong những thách thức lớn nhất cho doanh nghiệp trong thời đại này. Các nhà lãnh đạo sẽ ...

Chi tiết
Một số xu hướng quản trị sản xuất và dịch vụ thông minh: Nâng cao năng suất chất lượng doanh nghiệp trên thế giới và Việt Nam

Một số xu hướng quản trị sản xuất và dịch vụ thông minh: Nâng cao năng suất chất lượng doanh nghiệp trên thế giới và Việt Nam

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, mô hình nền sản xuất - dịch vụ thông minh được gây dựng trên nền tảng các ứng dụng công nghệ và hệ thống ...

Chi tiết
Quản trị công nghệ tinh gọn tại doanh nghiệp Việt trong nền kinh tế số

Quản trị công nghệ tinh gọn tại doanh nghiệp Việt trong nền kinh tế số

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang lan rộng và ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp, các doanh nghiệp dần bộc lộ những điểm yếu trong quản trị doanh nghiệp, ...

Chi tiết
Cơ hội tham gia của các hộ cá thể và doanh nghiệp siêu nhỏ vào thương mại điện tử

Cơ hội tham gia của các hộ cá thể và doanh nghiệp siêu nhỏ vào thương mại điện tử

Chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh kết nối internet và sử dụng thành thạo các tính năng trên một số trang mạng xã hội, nhiều cá nhân, doanh nghiệp ...

Chi tiết