BÀI BÁO QUỐC TẾ

Khoa Kinh tế Chính trị: Công bố quốc tế tăng cả về lượng và chất

Nguyễn Thị Hương Lan 15:03 27/06/2022

Năm học 2021-2022 đang dần khép lại, với 22 công bố quốc tế thuộc các danh mục nhà xuất bản uy tín trên thế giới, Khoa Kinh tế Chính trị, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN tin tưởng rằng tập thể cán bộ, giảng viên của Khoa đã thực sự nỗ lực và đạt được những kết quả đáng vui mừng trong hoạt động nghiên cứu khoa học.

Lượng và chất của các công bố quốc tế tăng lên đáng kể 

Xét về số lượng, chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2022, tổng số các công trình đã được công bố của Khoa là 22 bài báo quốc tế. Đây là nỗ lực rất lớn mà Khoa đang hướng đến cùng với mục tiêu nâng hạng và đưa Trường Đại học Kinh tế trở thành điểm sáng về nghiên cứu khoa học trong và ngoài Đại học Quốc gia Hà Nội.

Tập thể cán bộ, giảng viên Khoa Kinh tế Chính trị

Đáng lưu ý hơn là chất lượng các công bố cũng tăng lên không ngừng. Các bài báo quốc tế trong 6 tháng qua của Khoa phần lớn đều thuộc danh mục ISI/Scopus Q1, với chỉ số IF rất cao, đặc biệt có bài thuộc nhóm 3% lĩnh vực “Economics and Econometrics” của tác giả PGS.TS. Tô Thế Nguyên và ThS. Nguyễn Anh Tuấn (bài báo “Do intangible assets stimulate firm performance? Empirical evidence from Vietnamese agriculture, forestry and fishery small- and medium sized enterprises” đăng trên tạp chí Journal of Innovation & Knowledge Vol.7, Iss.3 (2022).

Những gương mặt giảng viên xuất sắc trong nghiên cứu khoa học được vinh danh

Năm 2022, Khoa Kinh tế Chính trị vinh dự có 01 phó giáo sư được bổ sung vào đội ngũ các nhà khoa học của Khoa và Nhà trường - PGS.TS. Tô Thế Nguyên, Phó trưởng Khoa.

Với những cống hiến nổi bật trong nghiên cứu khoa học, Phó Trưởng Khoa Tô Thế Nguyên đã được bổ nhiệm chức danh Phó Giáo sư năm 2022.

Đặc biệt hơn nữa, các nhà khoa học trẻ và rất trẻ đang phát huy và trở thành lực lượng nòng cốt của Khoa trong các công bố quốc tế, tiêu biểu như ThS. Nguyễn Anh Tuấn, TS. Khúc Văn Quý, TS. Nguyễn Thị Lan Hương… Trong đó, PGS.TS. Tô Thế Nguyên và ThS. Nguyễn Anh Tuấn là 2 trong số các nhà khoa học xuất sắc của Đại học Quốc gia Hà Nội được vinh danh trong năm học 2021-2022.

ThS. Nguyễn Anh Tuấn - giảng viên trẻ có nhiều công bố xuất sắc nhất của Khoa.
TS. Nguyễn Thị Lan Hương với đam mê và không ngừng chinh phục những công bố quốc tế chất lượng.

Sinh viên Khoa Kinh tế Chính trị đạt Giải nhất Nghiên cứu Khoa học Sinh viên cấp Trường năm học 2021-2022

Sinh viên Đào Việt Anh lớp QH-2019-E Kinh tế CLC4 của Khoa đã xuất sắc đạt Giải nhất Nghiên cứu Khoa học Sinh viên cấp Trường năm học qua là niềm tự hào đối với sinh viên nói riêng và tập thể Khoa Kinh tế Chính trị nói chung. Với lợi thế có khả năng nghiên cứu chuyên sâu và trình bày tốt bằng tiếng Anh, đặc biệt được trải qua quá trình nghiên cứu với sự hướng dẫn tận tình của giảng viên giàu kinh nghiệm là PGS.TS. Tô Thế Nguyên, Việt Anh không chỉ đã thành công với giải  nhất nghiên cứu khoa học, mà còn được công bố công trình trên tạp chí quốc tế uy tín.

Sinh viên Đào Việt Anh (nam) lớp QH-2019-E CLC4 vinh dự đạt Giải nhất Nghiên cứu Khoa học Sinh viên cấp Trường năm học 2021-2022

Phong trào người học cùng nghiên cứu, cùng công bố quốc tế với giảng viên

Có thể nhận thấy rõ nét điều này trong thời gian gần đây khi số lượng các nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học cùng giảng viên Khoa. Hoạt động này đã trở thành phong trào thi đua, tạo nên bầu không khí học thuật rất sôi nổi tại Khoa. Trong văn phòng Khoa được bài trí ngăn nắp, gọn gàng, vừa thấm đẫm tinh thần “kinh tế chính trị”, vừa điểm xuyết bởi nét thơ mộng của những kỷ vật ghi dấu ấn tình thầy trò, của những chậu cây xanh mát thì những câu chuyện liên quan đến lựa chọn chủ đề nghiên cứu, chia sẻ kinh nghiệm viết bài, công bố quốc tế được các thầy cô, học viên, sinh viên cùng bàn luận, trao đổi hàng ngày với niềm đam mê chinh phục những hành trình nghiên cứu mới.

Phong trào nghiên cứu khoa học thực sự trở thành gần gũi, quen thuộc và có chiều sâu đối với nghiên cứu sinh, học viên, sinh viên nhờ sự vào cuộc và chung tay của tất cả giảng viên Khoa.

Trong thời gian tới, Khoa Kinh tế Chính trị xác định tiếp tục dành những nguồn lực quan trọng và ưu tiên cho hoạt động công bố quốc tế cả về chiều rộng và chiều sâu, trở thành nét văn hóa quen thuộc nhưng với bản sắc rất riêng của Khoa.

Dưới đây là danh mục 22 công bố quốc tế của Khoa Kinh tế Chính trị trong 6 tháng đầu năm 2022:

STT

Họ tên tất cả tác giả thuộc bài báo

Tên bài báo

Nơi công bố

Tập, số, trang

Cấp
công bố

1

Nguyễn Thị Hương Lan, Shah Fahad, Nguyễn Anh Tuấn, Tô Thế Nguyên, Nguyễn Thị Huyền, Nguyễn Thị Thùy Dung, Nguyễn Thị Lan HươngAn assessment of key factors affecting farm households' livelihood diversification strategies using a novel approach of multivariate probit: A case of rural VietnamIndian Journal of Economics and Development

18(1), 2022

Scopus

2

Kene Boun My, Nguyen Văn Phú, Phạm Thị Kim Cương, Anne Stenger, Tiết Tuyền, Tô Thế NguyênDrivers of organic farming: Lab-in-the-field evidence of the role of social comparison and information nudge in networks in VietnamEcological Economics.

 

ISI

3

Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn An Thịnh, Lê Ngọc Ánh, Hoàng Đức ChínhDrivers of land use efficiency among ethnic minority groups in Vietnam: a longitudinal studyJournal of the Asia Pacific Economy

 

ISI/Scopus

4

Trần Quang Tuyến, Nguyễn Thị Thu Hoài, Hòang Ngọc Quang, Dinh Van-NguyenThe influence of contextual and household factors on multidimensional poverty in rural Vietnam: A multilevel regression analysisInternational Review of Economics & Finance

78 (1), 2022, 309-403

ISI

5

Duy Nhien Nguyen, Nguyễn Thị Thu Hoài, Thi Tho Nguyen, Xuan Nguyen, Thi Kim Thu Do, Hoai Nam NgoThe effect of supply chain finance on supply chain risk, supply chain risk resilience, and performance of Vietnam SMEs in global supply chainUncertain Supply Chain Management

10 (1) , 2022, 225-238


Scopus

6

Tiết Tuyền, Tô Thế Nguyên, Nguyễn Anh TuấnFarmers’ behaviors and attitudes toward climate change adaptation: evidence from Vietnamese smallholder farmersEnvironment, Development and Sustainability

 

ISI

7

Nguyễn Thị Lan Hương, Shah Fahad, Nguyễn Anh Tuấn, Huong Tran-Thi-Thu, Chinh Nguyen-Hong, Tô Thế NguyênAssessment of farm households’ perception, beliefs and attitude toward climatic risks: A case study of rural VietnamPlos One

 

ISI

8

Hồ Sỹ Hòa, Jamel SaadaouiBank credit and economic growth: A dynamic threshold panel model for ASEAN countriesInternational Economics

 

Scopus

9

Vuong, Q., Le, T., La, V., 
Nguyen, H., Ho, M., 
Khuc, Q., & Nguyen, M
Covid-19 vaccines production and societal immunization under the serendipity-mindsponge-3D knowledge management theory and conceptual frameworkHumanities and Social Sciences Communications

 

ISI

10

Quy Van Khuc, Minh-Hoang Nguyen,
Tam-Tri Le,Truc-Le Nguyen, 
Hoang Khac Lich and 
Quan-Hoang Vuong
Brain drain out of the blue: pollution-
induced migration in Vietnam
International Journal of Environmental Research and Public Health

 

ISI

11

Quy Van KhucHow do we perceive serendipity?A New Theory of Serendipity: Nature, Emergence and Mechanism

 


Scopus

12

Quan-Hoang Vuong, Tam-Tri Le, Khuc, Q. Van, Minh-Hoang NguyenA new theory of serendipityA New Theory of Serendipity: 
Nature, Emergence and Mechanism

 


Scopus

13

Shah Fahad, Mohammad Shakhawat Hossain, Nguyen Thi Lan Huong, Abdelmohsen A. Nassani, Mohamed Haa, Muhammad Rashid NaeemAn assessment of rural household vulnerability and resilience in natural hazards: evidence from flood prone areasEnvironment, Development and Sustainability

 

ISI

14

Minh-Hoang Nguyen, Viet-Phuong La, Tam-Tri Le, Quy Khuc.Revisiting the floppy-eared-rabbit serendipity circumstance.A New Theory of Serendipity: Nature, Emergence and Mechanism

 


Scopus

15

Quan-Hoang Vuong, Minh-Hoang Nguyen, Quy Khuc, Tam-Tri LeEnvironments and cultures that nurture serendipity strikesA New Theory of Serendipity: Nature, Emergence and Mechanism

 


Scopus

16

Tam-Tri Le, Viet-Phuong La, Quy Khuc, Minh-Hoang NguyenPreliminary explanations of serendipity based on non-linear information processA New Theory of Serendipity: Nature, Emergence and Mechanism

 


Scopus

17

Quy Van Khuc, D Nong, T VuPhuTo pay or not to pay that is the question-for air pollution mitigation in a world’s dynamic city: An experiment in Hanoi, VietnamEconomic Analysis and Policy

 

ISI

18

Tuan Nguyen-Anh, Chinh Hoang-Duc, Linh Nguyen-Thi-Thuy, Vuong Vu-Tien, Uyen Nguyen-Dinh, Nguyen To-TheDo intangible assets stimulate firm performance? Empirical evidence from Vietnamese agriculture, forestry and fishery small- and medium-sized enterprisesJournal of Innovation & Knowledg

 

ISI

19

Nguyễn Văn Phương; Ly Thu CucIndigenous Pork Market at Retail Level in Special Restaurants in Northern VietnamGreener Journal of Agricultural Sciences

 

BBQT khác.

20

Giam Quang Do, Nguyen Van Phuong and Vu Thi HaiStimating Conditional Correlations among Subgroups of Service Sector in Vietnam Stock ExchangesIAR Journal of Business Management

 

BBQT khác.

21

Nguyen Van Phuong, Bui Thi Nga, Iris Schröter and Marcus MergenthalerIntention to purchase local food of Vietnamese consumers in the COVID-19 pandemic context: An application of the theory of planned behaviorJ. ISSAAS - The International Society for Southeast Asian Agricultural Sciences

 

Scopus

22

Nguyễn Anh Tuấn, Tô Thế Nguyên, Tuyền Tiết, Nguyễn Văn Phú, Hoàng Đức ChínhComposite effects of human, natural and social capitals on sustainable food-crop farming in Sub-Saharan AfricaFood Ploicy

 

ISI

Hành vi và thái độ của nông dân đối với việc thích ứng với biến đổi khí hậu: Bằng chứng từ nông dân sản xuất nhỏ ở Việt Nam

Hành vi và thái độ của nông dân đối với việc thích ứng với biến đổi khí hậu: Bằng chứng từ nông dân sản xuất nhỏ ở Việt Nam

Trong những năm gần đây, tác động của biến đổi khí hậu đến đời sống con người đã được thừa nhận rộng rãi, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp. Nông nghiệp ...

Chi tiết
Việc thực hành ESG thúc đẩy doanh số bán hàng như thế nào? Bằng chứng thực nghiệm từ các doanh nghiệp toàn cầu

Việc thực hành ESG thúc đẩy doanh số bán hàng như thế nào? Bằng chứng thực nghiệm từ các doanh nghiệp toàn cầu

Nghiên cứu này đánh giá mức độ ảnh hưởng của hành vi thực hiện ESG của doanh nghiệp (E - Bảo vệ môi trường, S- Xã hội và G - Quản trị công ty) tới sự thay ...

Chi tiết
Một cuộc điều tra phân tích tổng hợp về mối quan hệ giữa trí tuệ cảm xúc và thao tác cảm xúc

Một cuộc điều tra phân tích tổng hợp về mối quan hệ giữa trí tuệ cảm xúc và thao tác cảm xúc

Nghiên cứu này xem xét mặt tối có thể có của trí tuệ cảm xúc (EI). Cụ thể, một cuộc điều tra phân tích tổng hợp với 5.687 người tham gia đã được tiến hành ...

Chi tiết
Xác định và đánh giá các nguyên nhân khiếu nại chính dẫn đến chậm trễ trong xây dựng

Xác định và đánh giá các nguyên nhân khiếu nại chính dẫn đến chậm trễ trong xây dựng

Nguyên nhân khiếu nại có thể dẫn đến sự chậm trễ nghiêm trọng trong xây dựng. Hiện chưa có nghiên cứu nào được thực hiện để xác định nguyên nhân khiếu ...

Chi tiết
Sự phụ thuộc theo không gian - thời gian của tham nhũng: Nghiên cứu tại Việt Nam

Sự phụ thuộc theo không gian - thời gian của tham nhũng: Nghiên cứu tại Việt Nam

Để xem xét sự phụ thuộc theo không gian - thời gian của tham nhũng và điều tra các yếu tố bên ngoài không gian đối với mức độ tham nhũng ở các khu vực ...

Chi tiết
Báo cáo của doanh nghiệp liên quan đến biến đổi khí hậu và chi phí vốn của doanh nghiệp

Báo cáo của doanh nghiệp liên quan đến biến đổi khí hậu và chi phí vốn của doanh nghiệp

Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất của thế giới do nó gây thiệt hại đáng kể cho hệ sinh thái và các mối đe dọa tiềm tàng đối với sức ...

Chi tiết
Kiểm chứng hiệu ứng lan tỏa giữa biến động giá dầu, lợi nhuận thị trường chứng khoán và tâm lý nhà đầu tư: Bằng chứng thực nghiệm từ Mỹ và Việt Nam

Kiểm chứng hiệu ứng lan tỏa giữa biến động giá dầu, lợi nhuận thị trường chứng khoán và tâm lý nhà đầu tư: Bằng chứng thực nghiệm từ Mỹ và Việt Nam

Tâm lý từ lâu đã được biết đến là một yếu tố quan trọng trong tài chính hành vi, có thể ảnh hưởng đến hoạt động của thị trường chứng khoán. Sử dụng dữ ...

Chi tiết
So sánh sự tăng trưởng, cấu trúc và sự đa dạng sinh học giữa các phương thức trồng rừng hỗn giao và trồng rừng thuần loài ở Philippines

So sánh sự tăng trưởng, cấu trúc và sự đa dạng sinh học giữa các phương thức trồng rừng hỗn giao và trồng rừng thuần loài ở Philippines

Trong thế kỷ qua, rừng nhiệt đới đã bị suy giảm nhanh chóng, với 350 triệu ha rừng bị chặt phá và 500 triệu ha rừng bị suy thoái. Philippines là một quốc ...

Chi tiết