Đề tài: Phát triển Du lịch nông nghiệp bền vững tại tỉnh Thái Nguyên.
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Phương Nhung
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 08/01/1982
4. Nơi sinh: Hải Phòng
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: Quyết định số 1749/QĐ- ĐHKT ngày 11/06/2021 của Hiệu Trưởng Trường Đại học kinh tế-ĐHQGHN
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo (nếu có): Không
7. Tên đề tài luận án: Phát triển Du lịch nông nghiệp bền vững tại tỉnh Thái Nguyên
8. Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế
9. Mã số: 9310110
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án này là nhằm phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch nông nghiệp bền vững (DLNNBV) tại tỉnh Thái Nguyên, từ đó đề xuất các giải pháp ưu tiên giúp chính quyền tỉnh Thái Nguyên phát triển bền vững du lịch nông nghiệp, có căn cứ khoa học vững chắc. Đối tượng nghiên cứu của luận án là vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác quản lý Nhà nước đối với phát triển bền vững DLNN tỉnh Thái Nguyên. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận án bao gồm cả các phương pháp định tính và định lượng, đặc biệt chú trọng vào các phương pháp hiện đại như: Phương pháp chuyên gia Delphi, Mô hình hồi quy tuyến tính PLS-SEM, kết hợp lý thuyết khuyếch tán đổi mới sáng tạo (DOI) với PLS-SEM, và phương pháp phân tích thứ bậc (AHP). Những phương pháp này giúp đảm bảo độ tin cậy cao trong quá trình phân tích và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng cũng như đưa ra giải pháp thực tiễn.
Về mặt lý luận, luận án đã đóng góp mới trong việc xây dựng các lý thuyết và mô hình về quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch nông nghiệp bền vững, sử dụng các cách tiếp cận mới như lý thuyết khuyếch tán đổi mới sáng tạo (DOI) và PLS-SEM để xác định các nhân tố ảnh hưởng. Bên cạnh đó, luận án còn đưa ra các thang đo cụ thể cho từng nhân tố, điều này làm cho nghiên cứu có sự đóng góp mới so với các nghiên cứu trước đây.
Về mặt thực tiễn, luận án đã có những kết luận khoa học về thực trạng phát triển bền vững du lịch nông nghiệp và công tác quản lý nhà nước tại tỉnh Thái Nguyên, dựa trên cả phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Các kết quả này có thể được áp dụng và làm tài liệu tham khảo cho chính quyền tỉnh Thái Nguyên cũng như các địa phương khác trong việc phát triển du lịch nông nghiệp bền vững. Những giải pháp mà luận án đề xuất không chỉ có giá trị tham khảo cho tỉnh Thái Nguyên mà còn có thể được áp dụng rộng rãi cho các địa phương khác và có ý nghĩa đối với chiến lược phát triển du lịch nông nghiệp bền vững của toàn quốc
Về kết quả, Luận án đã làm rõ
12. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
Định hướng nghiên cứu trong tương lai, nghiên cứu có thể mở rộng sang các địa phương có điều kiện tương đồng như Sơn La, Hà Giang, Lâm Đồng nhằm so sánh và đưa ra khuyến nghị chính sách phù hợp cho từng khu vực. Bên cạnh đó, việc tích hợp các phương pháp phân tích định lượng như mô hình kinh tế lượng, trí tuệ nhân tạo hay phân tích dữ liệu lớn có thể giúp đánh giá sâu hơn tác động của từng yếu tố đến sự phát triển bền vững của DLNN. Ngoài ra, cần nghiên cứu thêm về chính sách và cơ chế hỗ trợ để đề xuất mô hình quản lý hiệu quả, khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân và cộng đồng địa phương. Đồng thời, việc nghiên cứu xu hướng DLNN trong bối cảnh chuyển đổi số và biến đổi khí hậu cũng là một hướng đi quan trọng, giúp tối ưu hóa công tác quản lý, quảng bá du lịch và nâng cao khả năng thích ứng với những thách thức môi trường. Những định hướng này sẽ góp phần hoàn thiện hệ thống lý thuyết và thực tiễn, hỗ trợ các nhà quản lý, doanh nghiệp và cộng đồng trong việc phát triển DLNN bền vững hơn trong tương lai.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
STT | Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án |
---|---|
1 | Lee, K., Nguyen, A. T., Nguyen, N. P., Nguyen, T. H., Tran, N., Nguyen, T. L., ... & Vu, T. T. (2024). Determinants of agritourism development in green tea farms of the northern mountains of Vietnam: A hybrid approach based on the combination of diffusion of Innovation (DOI) theory and PLS-SEM. Multidisciplinary Science Journal, 6(4); |
2 | Nguyễn Thị Phương Nhung(2022), Năng suất xanh trong bối cảnh chuyển đổi số thúc đẩy chuỗi giá trị nông nghiệp, Thinh, N.A, Thuy, P.T(Chủ biên), Chuỗi Giá trị và thương mại ngành nông lâm sản Việt nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế và khủng hoảng sinh thái (tr 205-231), NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội; |
3 | Lưu Thị Toán, Nguyễn Thị Phương Nhung(2022), Chuỗi giá trị sản phẩm trà Giảo cổ Lam gắn với phát triển du lịch nông nghiệp tại công viên địa chất UNESCO Non nước Cao Bằng, Thinh, N.A, Thuy, P.T(Chủ biên), Chuỗi Giá trị và thương mại ngành nông lâm sản Việt nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế và khủng hoảng sinh thái (tr 1003-1021), NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội; |
4 | Nguyễn An Thịnh, Hoàng Quốc Lâm, & Nguyễn Thị Phương Nhung (2024). Trách nhiệm của doanh nghiệp trong phát triển kinh tế biển xanh. Tạp chí nghiên cứu địa lý nhân văn, 4(45), 101-110. |
5 | Nguyễn Thị Phương Nhung, Nguyễn An Thịnh, & Vũ Thị Thanh Thủy(2025). Giải pháp thúc đẩy ứng dụng phương pháp năng suất xanh nâng cao hiệu quả quản trị của các mô hình kinh doanh du lịch nông nghiệp tại tỉnh Thái Nguyên. Tạp chí Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương, tháng 4, 107-109. |
Xem thêm thông tin luận án tại đây.
Đề tài: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động sau chuyển giao lãnh đạo tại doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam.
Chi tiếtĐề tài: Ảnh hưởng của nhà quản lý đến cam kết công việc của giảng viên tại các trường đại học ngoài công lập ở Việt Nam.
Chi tiếtĐề tài: Nghiên cứu trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại Vương Quốc Anh, so sánh và một số hàm ý chính sách đối với Việt Nam.
Chi tiếtThông báo số 2003/TB-ĐHKT ngày 23/6/2025 về việc Thời khóa biểu bậc Thạc sĩ khóa QH-2025-E trúng tuyển đợt 1
Chi tiếtThông báo số 2002/TB-ĐHKT ngày 23/6/2025 Thời khóa biểu bậc Tiến sĩ khóa QH-2025-E trúng tuyển đợt 1
Chi tiếtĐề tài Tác động của Quản trị tri thức đến năng lực sáng tạo của người lao động trong Doanh nghiệp FDI tại Việt Nam, trường hợp LG Việt Nam.
Chi tiếtĐề tài: Quản lý nhà nước đối với các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
Chi tiếtĐề tài: Thu hút FDI vào các tỉnh ven biển của Việt Nam trong bối cảnh tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
Chi tiếtĐề tài: Kiểm soát rủi ro biến động giá nông sản xuất khẩu: Trường hợp cà phê Việt Nam.
Chi tiết