THÔNG BÁO

Thông tin Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu sinh Mai Thanh Tú

Phòng Đào tạo 08:53 27/06/2025

Đề tài: Nghiên cứu trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại Vương Quốc Anh, so sánh và một số hàm ý chính sách đối với Việt Nam.

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Mai Thanh Tú                 

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 07/09/1977                                                  

4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: số 1749/QĐ-ĐHKT ngày 11/06/2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định số: 1743/QĐ-ĐHKT ngày 11/06/2024 về việc cho phép nghiên cứu sinh kéo dài thời gian trong chương trình đào tạo.

7. Tên đề tài luận án: “Nghiên cứu trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại Vương Quốc Anh, so sánh và một số hàm ý chính sách đối với Việt Nam”

8. Chuyên ngành: Kinh tế Quốc tế.                                    

9. Mã số: 9310106.01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hà Văn Hội (cán bộ hướng dẫn 1); TS. Phạm Vũ Thắng (cán bộ hướng dẫn 2).                                               

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án: Luận án đạt được một số kết quả mới như sau

- Về  lý luận

Thứ nhất, xây dựng khung lý thuyết về chính sách của nhà nước về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Thứ hai, cung cấp một góc nhìn toàn diện về chính sách của chính phủ Vương quốc Anh và Việt Nam về TNXH của doanh nghiệp, làm rõ vai trò của nhà nước cũng như mục tiêu và nội dung trong chính sách về TNXH của chính phủ Vương quốc Anh và Việt Nam.

- Về thực tiễn:

Thứ nhất, nghiên cứu, so sánh chính sách của chính phủ Vương quốc Anh và Việt Nam về TNXH của doanh nghiệp, đối chiếu với thực tiễn thực hành TNXH của doanh nghiệp Vương quốc Anh với Việt Nam, nơi TNXH của doanh nghiệp đang trong giai đoạn phát triển và hội nhập quốc tế. 

Thứ hai, rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất các gợi ý chính sách cho Việt Nam, bao gồm hoàn thiện và minh bạch khung pháp lý, khuyến khích doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và thúc đẩy hợp tác giữa doanh nghiệp và cộng đồng nhằm định hướng và thúc đẩy TNXH của doanh nghiệp hướng đến phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: 

Trong thời gian tới, các vấn đề liên quan đến chủ đề Luận án có thể được tiếp tục triển khai nghiên cứu như sau:

Thứ nhất: Phân tích mối quan hệ giữa chính sách TNXH của doanh nghiệp và phát triển bền vững trong chiến lược quốc gia

Hướng nghiên cứu này xem xét các chính sách nhà nước về TNXH của doanh nghiệp góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), đặc biệt trong các lĩnh vực như môi trường, lao động và bình đẳng xã hội. Nghiên cứu cũng có thể đánh giá mức độ lồng ghép TNXH của doanh nghiệp vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và các địa phương.

Thứ hai: So sánh chính sách TNXH của doanh nghiệp giữa Việt Nam và các nước đang phát triển trong ASEAN

Hướng đi này nhằm xác định mức độ tiến bộ và khoảng cách trong chính sách nhà nước về TNXH của doanh nghiệp giữa Việt Nam và các nước như Thái Lan, Indonesia, Malaysia. Qua đó, rút ra các bài học kinh nghiệm và kiến nghị hoàn thiện chính sách theo hướng hài hòa với thông lệ quốc tế và phù hợp với điều kiện trong nước.

Thứ ba: Nghiên cứu hiệu quả thực thi chính sách về TNXH của doanh nghiệp ở cấp địa phương

Tập trung phân tích thực trạng thực thi chính sách TNXH của doanh nghiệp ở các tỉnh, thành phố - nơi có đặc thù khác nhau về phát triển công nghiệp, FDI, và nguồn lực giám sát. Từ đó, đánh giá khoảng cách giữa chính sách trung ương và khả năng triển khai thực tế, đồng thời đề xuất cơ chế phân cấp, phối hợp hiệu quả.

Thứ 4:Đánh giá tác động của chính sách TNXH của doanh nghiệp đến hành vi và chiến lược phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs)

Nghiên cứu này đi sâu vào mức độ ảnh hưởng của chính sách TNXH của doanh nghiệp đối với khu vực doanh nghiệp SME - nhóm chiếm tỷ trọng lớn nhưng thường có nguồn lực hạn chế để thực hiện các hoạt động xã hội. Mục tiêu là đề xuất các chính sách hỗ trợ đặc thù, như ưu đãi tín dụng xanh, đào tạo TNXH của doanh nghiệp, hay tiêu chí xếp hạng doanh nghiệp theo TNXH của doanh nghiệp.

Cuối cùng: Phân tích vai trò của nhà nước trong thúc đẩy TNXH của doanh nghiệp trong các ngành có tác động xã hội - môi trường lớn (ví dụ: dệt may, năng lượng, khai khoáng)

Hướng nghiên cứu này đặt trọng tâm vào việc phân tích các công cụ chính sách đặc thù mà nhà nước sử dụng để điều chỉnh hành vi doanh nghiệp trong các lĩnh vực có rủi ro cao về vi phạm trách nhiệm xã hội. Đồng thời, đánh giá mức độ phối hợp giữa quy định bắt buộc và khuyến khích tự nguyện.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

STT

Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án

1

Mai Thanh Tu.(2021). Enhancing the corporate social responsibility (CSR) of FDI Enterprises in VietNam in the new context. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học quốc tế FDI toàn cầu và ứng biến của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam trong bối cảnh mới, số ISBN: 978-604-341-272-7, tr. 846-858.

2

Mai Thanh Tu.(2022). Corporate social responsibility of FDI enterprises for environmental protection in VietNam. Proceedings of the 9th conference on internatinal economic cooperation and integration (CIECI 2021) Internatinal Trade and Investment Towards Green and Digital Transformation, No. ISBN: 978-604-379-219-5, p. 460-475.

3

Mai Thanh Tu.(2021). Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: thực tiễn từ các doanh nghiệp của Vương Quốc Anh. Sách Việt Nam và Vương Quốc Anh Quan hệ Kinh tế - Thương mại hướng tới nền kinh tế các-bon thấp và phát triển bền vững, số ISBN: 978-604-342-640-3, tr. 583-603.

4

Mai Thanh Tu.(2023). Thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam: Nghiên cứu trường hợp công ty Honda Việt Nam. Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, số 648, tr. 19-21.

>> Xem thêm thông tin luận án tại đây.

Thông tin Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu sinh Nguyễn Anh Đức

Thông tin Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu sinh Nguyễn Anh Đức

Đề tài: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động sau chuyển giao lãnh đạo tại doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam.

Chi tiết
Thông tin Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu sinh Dương Minh Tú

Thông tin Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu sinh Dương Minh Tú

Đề tài: Ảnh hưởng của nhà quản lý đến cam kết công việc của giảng viên tại các trường đại học ngoài công lập ở Việt Nam.

Chi tiết
Thời khóa biểu bậc Thạc sĩ khóa QH-2025-E trúng tuyển đợt 1

Thời khóa biểu bậc Thạc sĩ khóa QH-2025-E trúng tuyển đợt 1

Thông báo số 2003/TB-ĐHKT ngày 23/6/2025 về việc Thời khóa biểu bậc Thạc sĩ khóa QH-2025-E trúng tuyển đợt 1

Chi tiết
Thời khóa biểu bậc Tiến sĩ khóa QH-2025-E trúng tuyển đợt 1

Thời khóa biểu bậc Tiến sĩ khóa QH-2025-E trúng tuyển đợt 1

Thông báo số 2002/TB-ĐHKT ngày 23/6/2025 Thời khóa biểu bậc Tiến sĩ khóa QH-2025-E trúng tuyển đợt 1

Chi tiết
Thông tin luận án Tiến sĩ Nghiên cứu sinh Nguyễn Văn Nhung

Thông tin luận án Tiến sĩ Nghiên cứu sinh Nguyễn Văn Nhung

Đề tài Tác động của Quản trị tri thức đến năng lực sáng tạo của người lao động trong Doanh nghiệp FDI tại Việt Nam, trường hợp LG Việt Nam.

Chi tiết
Thông tin Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu sinh Nguyễn Xuân Phương

Thông tin Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu sinh Nguyễn Xuân Phương

Đề tài: Quản lý nhà nước đối với các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

Chi tiết
Toàn văn Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu sinh Bùi Hoàng Trung

Toàn văn Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu sinh Bùi Hoàng Trung

Đề tài: Thu hút FDI vào các tỉnh ven biển của Việt Nam trong bối cảnh tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.

Chi tiết
Toàn văn Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Hồng

Toàn văn Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Hồng

Đề tài: Kiểm soát rủi ro biến động giá nông sản xuất khẩu: Trường hợp cà phê Việt Nam.

Chi tiết
Toàn văn Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu sinh Mai Thị Thanh Mai

Toàn văn Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu sinh Mai Thị Thanh Mai

Đề tài: Tác động của các biện pháp phi thuế quan của Liên minh châu Âu đối với xuất khẩu nông sản Việt Nam.

Chi tiết