THÔNG BÁO

Thông tin luận án Tiến sĩ Nghiên cứu sinh Nguyễn Văn Nhung

Phòng Đào tạo 09:22 16/06/2025

Đề tài Tác động của Quản trị tri thức đến năng lực sáng tạo của người lao động trong Doanh nghiệp FDI tại Việt Nam, trường hợp LG Việt Nam.

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Văn Nhung                       

2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 17/5/1978                  

4. Nơi sinh: Hưng Tây, Hưng Nguyên, Nghệ An

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Quyết định số 82/QĐ-ĐHKT ngày 14/01/2022 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo (nếu có): Kéo dài thời hạn 12 tháng.

7. Tên đề tài luận án: Tác động của Quản trị tri thức đến năng lực sáng tạo của người lao động trong Doanh nghiệp FDI tại Việt Nam, trường hợp LG Việt Nam

8. Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh               

9. Mã số: 9340101.01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Thái Phong, TS. Phạm Việt Thắng

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của nghiên cứu là phân tích, đánh giá thực trạng QTTT trong các doanh nghiệp và tác động của QTTT đến năng lực sáng tạo của người lao động trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, nghiên cứu trường hợp cụ thể là Công ty LG Việt Nam; từ đó đưa ra các đề xuất giải pháp chuẩn hóa về các yếu tố ảnh hưởng đến tác động của QTTT đến năng lực sáng tạo của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Nhiệm vụ nghiên cứu

  • Hệ thống và lựa chọn khung lý thuyết phù hợp về tác động của QTTT đến năng lực sáng tạo của người lao động trong các doanh nghiệp FDI.
  • Phân tích, đánh giá thực trạng của QTTT và năng lực sáng tạo của người lao độngtại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; đánh giá ảnh hưởng của QTTT đến năng lực sáng tạo của người lao động, nghiên cứu trường hợp Công ty LG Việt Nam.
  • Nghiên cứu ảnh hưởng của Năng lực sáng tạo ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của người lao động
  • Đề xuất các giải pháp nhằm chuẩn hóa về các yếu tố tác động của QTTT đến năng lực sáng tạo của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính là tác động của Quản trị tri thức đến năng lực sáng tạo của ngưởi lao động trong các Doanh nghiệp FDI ở Việt Nam.

Phương pháp nghiên cứu:

Luận án sử dụng 2 phương pháp nghiên cứu chính là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.

  • Đối với nghiên cứu định tính

+ Nghiên cứu tại bàn đượcthực hiện thông qua việc tổng hợp và phân tích các bài báo đã được xuất bản trên các tạp chí khoa học uy tín thuộc hệ thống SSCI, SCIE, Scopus và một số tạp chí học thuật hàng đầu khác.

+ Nghiên cứu thực hiện phỏng vấn chuyến sâu: tác giả tiến hành phỏng vấn sâu 10 chuyên gia là các PGS, TS từ các trường đại học hoặc cơ quan quản lý nhà nước, 10 quản lý cấp trưởng phòng đến giám đốc đã và đang làm việc từ 5 năm đến 20 năm trong các doanh nghiệp FDI tại Việt nam.

  • Đối với nghiêncứu định lượng:

Kết quả chính và kết luận:

+ Nghiên cứu định lượng sơ bộ: nghiên cứu trên 20 chuyên gia và 15 nhà quản lý với 5 DN trên 100 quan sát.

+ Nghiên cứu chính thức: 300 quan sát.

Dựa trên Lý thuyết quản trị dựa trên nguồn lực; Lý thuyết doanh nghiệp từ góc nhìn tri thức và Lý thuyết năng lực động, luận án đã hoàn thành mục tiêu tổng quát là đánh giá ảnh hưởng của quản trị tri thức gồm 5 quá trình: tiếp thu tri thức, sáng tạo tri thức, lưu trữ tri thức, sử dụng tri thức, chia sẻ tri thức tới năng lực sáng tạo trong doanh nghiệp FDI ở Việt Nam. Để thực hiện mục tiêu tổng quát này, trước hết, tác giả tập trung tìm hiểu cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu các công trình về quản trị tri thức và năng lực sáng tạo trong và ngoài nước đã xuất bản. Sau đó, tác giả tiến hành phỏng vấn sâu chuyên gia là giảng viên/nghiên cứu viên và 12 cán bộ quản lý doanh nghiệp FDI để tìm hiểu tình huống thực tế, qua đó hiệu chỉnh và khẳng định tính đúng đắn của mô hình nghiên cứu. Các cuộc khảo sát sơ bộ và chínhthức lần lượt được thực hiện với cán bộ quản lý cấp cao và cấp trung ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư ởnước ngoài ở các lĩnh vực khác nhau tại cả ba miền Bắc, Trung, và Nam của Việt Nam. Đối chiếu với mục tiêu nghiên cứu đã xác định, luận án đã đạt được một số kết quả chủ yếu sau:

Thứ nhất, tổng quan nghiên cứu quản trị tri thức, năng lực sáng tạo, ảnh hưởng của các quá trình quản trị tri thức đến năng lực sáng tạo trong doanh nghiệp. Sau khi thực hiện tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến đề tài của luận án, tác giả đã rút ra kết luận về nội dung kế thừa, khoảng trống nghiên cứu và hướng nghiên cứu chính của luận án.

Thứ hai, làm rõ khái niệm quản trị tri thức, quá trình quản trị tri thức, hoạt động năng lực sáng tạo, doanh nghiệp FDI. Xác định hướng nghiên cứu chính của luận án là ảnh hưởng của các quá trình quản trị tri thức đến năng lực sáng tạo ở cấp độ tổ chức và kết quả công việc. Căn cứ vào hệ thống lý thuyết và sử dụng phương pháp phân tích tài liệu để lựa chọn các quá trình QTTT cụ thể để đưa vào mô hình nghiên cứu. Các quá trình quản trị tri thức áp dụng ở trong luận án gồm có: (1) Tiếp thu tri thức; (2) Sáng tạo tri thức; (3) Lưu trữ tri thức; (4) Chia sẻ tri thức; (5) Sử dụng tri thức.

Thứ ba, thực hiện nghiên cứu định tính để khẳng định tính hợp lý của mô hình và của thang đo nghiên cứu. Từ đó điều chỉnh thang đo, bảng hỏi phù hợp với bối cảnh nghiên cứu là doanh nghiệp FDI ở Việt Nam.

Thứ tư, nghiên cứu định lượng sơ bộ và nghiên cứu định lượng chính thức với kiểm định Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng định (CFA), phân tích hồi quy bội để giúp luận án khẳng định tất cả các quá trình quản trị tri thức đều ảnh hưởng đến hoạt động năng lực sáng tạo và kết quả công việc, trong đó chia sẻ tri thức là quá trình có mức độ tác động cao nhất. Kết quả phân tích nhóm đối với các biến đặc điểm của doanh nghiệp cho thấy đối với quá trình chia sẻ tri thức, có sự khác biệt giữa các doanh nghiệp thuộc các hình thức sở hữu khác nhau, trong đó quá trình chia sẻ tri thức được đánh giá và cho điểm cao hơn bởi các doanh nghiệp FDI so với nhóm doanh nghiệp ngoài nhà nước; đối với kết quả năng lực sáng tạo, có sự khác biệt giữa các doanh nghiệp thuộc các hình thức sở hữu khác nhau, trong đó kết quả đánh giá năng lực sáng tạo được đánh giá và cho điểm cao hơn bởi các doanh nghiệp FDI so với nhóm doanh nghiệp ngoài nhà nước; đối với kết quả năng lực sáng tạo, có sự khác biệt giữa các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực hoạt động khác nhau, trong đó kết quả đánh giá năng lực sáng tạo được đánh giá và cho điểm cao hơn bởi các doanh nghiệp lĩnh vực thương mại và dịch vụ so với nhóm doanh nghiệp công nghiệp & sản xuất.

Thứ năm, với kết quả nghiên cứu này, tác giả đưa ra một số gợi ý cho nhà quản trị Doanh nghiệp nhằm tăng cườngcác quá trình quản trị trithức nhằm nâng cao hiệu quả công việc. Mặc dù đã cố gắng, nhưng luận án này vẫn còn một số hạn chế về phạm vi và đối tượng nghiên cứu. Những hạn chế này là gợi ý cho hướng nghiên cứu tiếp thao của tác giả và những học giả quan tâm.

12. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:

  • Phát triển mô hình QTTT phù hợp với bối cảnh doanh nghiệp Việt Nam.
  • Tích hợp công nghệ tiên tiến trong quản trị tri thức.
  • Tăng cường nghiêncứu về văn hóa sáng tạo trong quản trị tri thức.
  • Hoàn thiện hệ thống QTTT theo đặc thù Việt Nam.
  • Mở rộng đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
  • Nghiên cứu tác động theo chiều thời gian (longitudinal study).

13. Các công trình công bố liên quan đến luận án:

  • Nguyen Van Nhung, Vuong Quoc Thang, Tran Minh Hoang (2024), The impact of knowledge management and innovation capacity on business results at FDI enterprises in Vietnam, Edelweiss Applied Science and Technology ISSN: 2576-8484 Vol. 8, No. 6, pp.980-988 2024 Publisher: Learning Gate DOI: 10.55214/25768484.v8i6.2192
  • Nguyễn Văn Nhung (2024), Mô hình nghiên cứu tác động của quản trị tri thức đến năng lực sáng tạo của người lao động trong doanh nghiệp FDI tại Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và Dự báo số đặc biệt tháng 6/2024, trang 167-170

Xem thêm thông tin luận án tại đây.

Thông tin Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu sinh Nguyễn Anh Đức

Thông tin Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu sinh Nguyễn Anh Đức

Đề tài: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động sau chuyển giao lãnh đạo tại doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam.

Chi tiết
Thông tin Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu sinh Dương Minh Tú

Thông tin Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu sinh Dương Minh Tú

Đề tài: Ảnh hưởng của nhà quản lý đến cam kết công việc của giảng viên tại các trường đại học ngoài công lập ở Việt Nam.

Chi tiết
Thông tin Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu sinh Mai Thanh Tú

Thông tin Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu sinh Mai Thanh Tú

Đề tài: Nghiên cứu trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại Vương Quốc Anh, so sánh và một số hàm ý chính sách đối với Việt Nam.

Chi tiết
Thời khóa biểu bậc Thạc sĩ khóa QH-2025-E trúng tuyển đợt 1

Thời khóa biểu bậc Thạc sĩ khóa QH-2025-E trúng tuyển đợt 1

Thông báo số 2003/TB-ĐHKT ngày 23/6/2025 về việc Thời khóa biểu bậc Thạc sĩ khóa QH-2025-E trúng tuyển đợt 1

Chi tiết
Thời khóa biểu bậc Tiến sĩ khóa QH-2025-E trúng tuyển đợt 1

Thời khóa biểu bậc Tiến sĩ khóa QH-2025-E trúng tuyển đợt 1

Thông báo số 2002/TB-ĐHKT ngày 23/6/2025 Thời khóa biểu bậc Tiến sĩ khóa QH-2025-E trúng tuyển đợt 1

Chi tiết
Thông tin Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu sinh Nguyễn Xuân Phương

Thông tin Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu sinh Nguyễn Xuân Phương

Đề tài: Quản lý nhà nước đối với các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

Chi tiết
Toàn văn Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu sinh Bùi Hoàng Trung

Toàn văn Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu sinh Bùi Hoàng Trung

Đề tài: Thu hút FDI vào các tỉnh ven biển của Việt Nam trong bối cảnh tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.

Chi tiết
Toàn văn Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Hồng

Toàn văn Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Hồng

Đề tài: Kiểm soát rủi ro biến động giá nông sản xuất khẩu: Trường hợp cà phê Việt Nam.

Chi tiết
Toàn văn Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu sinh Mai Thị Thanh Mai

Toàn văn Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu sinh Mai Thị Thanh Mai

Đề tài: Tác động của các biện pháp phi thuế quan của Liên minh châu Âu đối với xuất khẩu nông sản Việt Nam.

Chi tiết