Đề tài: Quản lý nhà nước đối với các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Xuân Phương
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 26/09/1979
4. Nơi sinh: Phú Thọ
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: số 3894/QĐ-ĐHKT ngày 15/12/2020 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận án: Quản lý nhà nước đối với các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
8. Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế
9. Mã số: 9340410.01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hà Văn Hội
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Về mặt lý luận: Luận án đã góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận về quản lý nhà nước cấp tỉnh đối với khu công nghiệp theo hướng phát triển bền vững. Điểm mới nổi bật của luận án là xây dựng khung lý thuyết tích hợp giữa nguyên tắc quản lý hiện đại và các tiêu chí phát triển bền vững (kinh tế – xã hội – môi trường), từ đó làm rõ vai trò của cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh trong thiết lập hệ tiêu chí, chỉ số đánh giá và điều chỉnh chính sách phát triển khu công nghiệp.
Về mặt thực tiễn: Luận án cung cấp đánh giá hệ thống và toàn diện về thực trạng quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp tại Hòa Bình. Nghiên cứu đã xác định rõ các thách thức như hạn chế trong quy hoạch, thiếu đồng bộ hạ tầng, nguồn lực quản lý còn hạn chế; đồng thời đề xuất nhiều giải pháp thực tiễn như: tích hợp phát triển bền vững trong quy hoạch, tăng cường ứng dụng công nghệ số trong quản lý, nâng cao năng lực thể chế và phát triển mô hình KCN sinh thái.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Luận án là tài liệu tham khảo có giá trị cho các cơ quan hoạch định và thực thi chính sách tại tỉnh Hòa Bình, giúp nâng cao hiệu quả quản lý các khu công nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi mô hình phát triển theo hướng bền vững.
Ngoài tỉnh Hòa Bình, kết quả nghiên cứu còn có thể được vận dụng tại các địa phương có đặc điểm tương tự như các tỉnh miền núi phía Bắc đang bước vào giai đoạn đầu phát triển công nghiệp.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Trong bối cảnh Việt Nam đang tích cực triển khai chiến lược phát triển khu công nghiệp theo hướng bền vững, gắn với các cam kết quốc tế về chuyển đổi xanh và mục tiêu phát thải ròng bằng 0 (Net Zero), các yêu cầu đối với công tác quản lý nhà nước cấp tỉnh ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp. Đây cũng là vấn đề đang thu hút sự quan tâm sâu sắc của các nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách và các tổ chức quốc tế. Từ những hạn chế của luận án và các khoảng trống trong nghiên cứu, có thể định hướng một số hướng nghiên cứu tiếp theo như sau:
(1) Có thể mở rộng nghiên cứu mô hình quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp theo hướng bền vững tại các địa phương có đặc điểm địa lý – kinh tế khác biệt như vùng trung du, miền núi phía Bắc, duyên hải Nam Trung Bộ hay đồng bằng sông Cửu Long. Việc so sánh giữa các mô hình sẽ giúp xác định tính phù hợp của khung lý thuyết trong các bối cảnh khác nhau, từ đó hoàn thiện các nguyên lý, chỉ số và tiêu chí đánh giá phù hợp hơn với thực tiễn đa dạng tại Việt Nam.
(2) Cần thực hiện các nghiên cứu định lượng và phân tích đa chiều để làm rõ hơn mối quan hệ giữa hiệu quả quản lý nhà nước với các kết quả cụ thể về kinh tế, xã hội và môi trường trong khu công nghiệp. Việc này không chỉ giúp lượng hóa tác động của hoạt động quản lý mà còn làm rõ các yếu tố trung gian như chính sách đầu tư, mức độ tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, và khả năng điều phối liên ngành của chính quyền địa phương.
(3) Nghiên cứu sâu hơn về vai trò của số hóa và chuyển đổi số trong nâng cao năng lực quản lý nhà nước cấp tỉnh, đặc biệt trong các lĩnh vực như giám sát môi trường, quản lý lao động, quản lý đầu tư và quy hoạch không gian khu công nghiệp. Việc ứng dụng công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn có thể mở ra các cơ hội mới cho đổi mới quản trị công nghiệp, đồng thời tạo nền tảng cho việc xây dựng các mô hình khu công nghiệp thông minh (smart industrial zones).
(4) Cần phân tích rõ hơn tác động của các yếu tố toàn cầu như biến đổi khí hậu, hội nhập kinh tế quốc tế, các FTA thế hệ mới (như CPTPP, EVFTA, RCEP...) đến mô hình và yêu cầu đổi mới trong quản lý khu công nghiệp. Việc này sẽ giúp các địa phương định vị lại chiến lược phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh và chủ động hơn trong thích ứng với bối cảnh toàn cầu hóa, khủng hoảng chuỗi cung ứng và các tiêu chuẩn ESG ngày càng khắt khe.
(5) Một hướng nghiên cứu quan trọng khác là kiểm định lại các mô hình lý thuyết và khung đánh giá tại các tỉnh, thành phố có khu công nghiệp mới được hình thành hoặc đang trong quá trình quy hoạch. Việc áp dụng các thang đo và chỉ số đã phát triển trong nghiên cứu này vào các môi trường khác nhau không chỉ góp phần tăng tính đại diện và độ tin cậy của mô hình mà còn giúp phát hiện thêm các yếu tố mới trong thực tiễn quản lý nhà nước cấp tỉnh đối với khu công nghiệp trong bối cảnh phát triển bền vững..
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
STT | Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án |
---|---|
1 | Nguyễn Xuân Phương (2021), Phát triển các khu công nghiệp xanh tại Việt Nam nhằm thu hút FDI thế hệ mới, Kỷ yếu Hội thảo Hợp tác và Hội nhập Kinh tế Quốc tế lần thứ 9 – CIECI 2021: Thương mại và Đầu tư quốc tế hướng tới chuyển đổi xanh và số hóa. |
2 | Nguyễn Xuân Phương (2023), Phát triển khu công nghiệp sinh thái: Kinh nghiệm của Hàn Quốc và hàm ý cho Việt Nam, Chuyển đổi kinh tế Việt Nam và Hàn Quốc trong thế kỷ 21, Mã số: 522-KHXH-2023. |
3 | Nguyễn Xuân Phương (2023), Quản lý nhà nước trong phát triển khu công nghiệp sinh thái: Thực tiễn ở Thái Lan và kinh nghiệm cho Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và Dự báo số tháng 2/2023. |
>> Xem thêm Thông tin luận án tại đây.
Đề tài: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động sau chuyển giao lãnh đạo tại doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam.
Chi tiếtĐề tài: Ảnh hưởng của nhà quản lý đến cam kết công việc của giảng viên tại các trường đại học ngoài công lập ở Việt Nam.
Chi tiếtĐề tài: Nghiên cứu trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại Vương Quốc Anh, so sánh và một số hàm ý chính sách đối với Việt Nam.
Chi tiếtThông báo số 2003/TB-ĐHKT ngày 23/6/2025 về việc Thời khóa biểu bậc Thạc sĩ khóa QH-2025-E trúng tuyển đợt 1
Chi tiếtThông báo số 2002/TB-ĐHKT ngày 23/6/2025 Thời khóa biểu bậc Tiến sĩ khóa QH-2025-E trúng tuyển đợt 1
Chi tiếtĐề tài Tác động của Quản trị tri thức đến năng lực sáng tạo của người lao động trong Doanh nghiệp FDI tại Việt Nam, trường hợp LG Việt Nam.
Chi tiếtĐề tài: Thu hút FDI vào các tỉnh ven biển của Việt Nam trong bối cảnh tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
Chi tiếtĐề tài: Kiểm soát rủi ro biến động giá nông sản xuất khẩu: Trường hợp cà phê Việt Nam.
Chi tiếtĐề tài: Tác động của các biện pháp phi thuế quan của Liên minh châu Âu đối với xuất khẩu nông sản Việt Nam.
Chi tiết