PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH KINH TẾ VĨ MÔ

Gợi mở hướng nghiên cứu và hợp tác nhằm thúc đẩy hệ sinh thái Fintech tại Việt Nam

10:45 06/06/2021

Đó là những nội dung chính đã được ông Ngô Văn Đức, Phó trưởng Phòng Giám sát các hệ thống thanh toán Ngân hàng Nhà nước trao đổi, thảo luận với giảng viên Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN tại tọa đàm trực tuyến “Xây dựng mô hình quản lý và pháp lý nhằm thúc đẩy hệ sinh thái Fintech tại Việt Nam”, tổ chức vào ngày 31/5/2021 vừa qua.

Đây là hoạt động được tổ chức định kỳ vào thứ hai hàng tuần (Monday Finance series) do Khoa Tài chính - Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN chủ trì.

Những năm trở lại đây, thị trường tài chính toàn cầu đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của các giải pháp Fintech thông qua cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4.

Tuy nhiên, do Fintech là lĩnh vực rất mới, lại được liên tục phát triển và sáng tạo với tốc độ rất nhanh đã khiến cho các quy định pháp lý và quản lý đối với lĩnh vực còn thiếu hoặc chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của thị trường.

Ông Ngô Văn Đức - Phó trưởng Phòng Giám sát các hệ thống thanh toán Ngân hàng Nhà nước

Vì thế xây dựng khuôn khổ pháp lý nhằm thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp Fintech, phù hợp với chủ trương và định hướng của Chính phủ Việt Nam về việc tạo lập môi trường pháp lý và kinh doanh thuận lợi cho hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo.

Tại tọa đàm, ông Ngô Văn Đức đã trình bày cách tiếp cận của Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan quản lý liên quan đến xây dựng mô hình quản lý và pháp lý nhằm thúc đẩy hệ sinh thái Fintech tại Việt Nam; đồng thời trao đổi, thảo luận, kết nối và gợi mở hướng nghiên cứu và hợp tác liên quan đến chủ đề sự kiện. Ông nhấn mạnh:

* Các cơ quan Nhà nước như Ngân hàng Nhà nước, Bộ Thông tin Truyền thông cần tạo lập môi trường thử nghiệm cơ chế Sandbox nhằm hoàn thiện và phát triển các giải pháp công nghệ tài chính, phù hợp với nhu cầu thị trường và khuôn khổ pháp lý.

* Ngân hàng Nhà nước cần:

(1) Nghiên cứu, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đối với một số vấn đề như mô hình ngân hàng đại lý, tiền điện tử, chính sách về hoạt động ngân hàng tương thích với bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.

(2) Ban hành chính sách, quy định khuyến khích sự phát triển các giải pháp, công nghệ thanh toán đổi mới, sáng tạo, hướng tới hỗ trợ phổ cập tài chính ở Việt Nam,

(3) Xây dựng Nghị định về Cơ chế quản lý thử nghiệm hoạt động Fintech trong lĩnh vực ngân hàng.

Về ông Ngô Văn Đức:

Ông Ngô Văn Đức - Phó trưởng Phòng Giám sát các hệ thống thanh toán  Ngân hàng Nhà nước, là một trong những đầu mối trực tiếp quản lý cấp nhà nước với lĩnh vực Fintech tại Việt Nam với vai trò là Tổ giúp việc ban chỉ đạo Fintech của NHNN, và là nhà nghiên cứu học giả về fintech tham gia rất nhiều đề tài của NHNN và ADB, 

Bên cạnh đó, ông là chuyên gia đào tạo của rất nhiều chương trình về fintech và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, và đặc biệt còn là một cựu sinh viên Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN.

Đẩy nhanh tự chủ tài chính trong các trường đại học công lập

Đẩy nhanh tự chủ tài chính trong các trường đại học công lập

Tự chủ là xu thế tất yếu để thúc đẩy phát triển giáo dục đại học (GDĐH); là con đường để chuyển đổi cơ chế quản lý hệ thống GDĐH từ mô hình nhà nước điều ...

Chi tiết
Nhà khoa học UEB tại Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2022: Tư vấn chính sách là một trong những sứ mệnh quan trọng của Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN

Nhà khoa học UEB tại Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2022: Tư vấn chính sách là một trong những sứ mệnh quan trọng của Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN

Vừa qua, Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2022, chương trình thường niên của Quốc với chủ đề “Củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phục hồi và phát ...

Chi tiết
Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2022 với đề xuất chính sách phục hồi tăng trưởng, nâng cao nền tảng số ngành dịch vụ

Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2022 với đề xuất chính sách phục hồi tăng trưởng, nâng cao nền tảng số ngành dịch vụ

Sáng ngày 20/5/2022, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN đã tổ chức Hội thảo Công bố Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2022 (BCTN KTVN 2022) với chủ đề ...

Chi tiết
Hoàn thiện các quy định pháp luật về đất đai và nhà ở là vô cùng quan trọng cần thiết cho sự phát triển trở lại của thị trường bất động sản và nền kinh tế trong điều kiện bình thường mới

Hoàn thiện các quy định pháp luật về đất đai và nhà ở là vô cùng quan trọng cần thiết cho sự phát triển trở lại của thị trường bất động sản và nền kinh tế trong điều kiện bình thường mới

Tự do kinh doanh và bảo đảm quyền tài sản là những đặc điểm cơ bản của thể chế kinh tế thị trường; do đó, bảo đảm và bảo vệ quyền tự do kinh doanh, quyền ...

Chi tiết
Chính sách an sinh cần làm nhanh, trước khi người lao động rơi vào bi kịch

Chính sách an sinh cần làm nhanh, trước khi người lao động rơi vào bi kịch

Theo đánh giá của chuyên gia Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) - Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN, lao động tự do hiện là đối tượng chịu tác ...

Chi tiết
Chính sách hỗ trợ hộ kinh doanh và doanh nghiệp siêu nhỏ phục hồi sau đại dịch COVID-19

Chính sách hỗ trợ hộ kinh doanh và doanh nghiệp siêu nhỏ phục hồi sau đại dịch COVID-19

Trong hơn 2 năm qua, ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đối với doanh nghiệp nói chung là rất lớn với những khó khăn về dòng tiền, về nhân lực, đứt gãy chuối ...

Chi tiết
Liệu còn dư địa tăng năng suất trong các ngành có lợi thế so sánh của Việt Nam hiện nay? Phân tích từ ngành điện tử và thực phẩm

Liệu còn dư địa tăng năng suất trong các ngành có lợi thế so sánh của Việt Nam hiện nay? Phân tích từ ngành điện tử và thực phẩm

Sau hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, nhất là đổi mới kinh tế, Việt Nam đã gia nhập vào nhóm nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình. Thu ...

Chi tiết
Quan điểm Chính sách Kinh tế vĩ mô quý 3/2021

Quan điểm Chính sách Kinh tế vĩ mô quý 3/2021

Trong Quý 3/2021, tăng trưởng kinh tế Việt Nam giảm 6.17% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng trưởng thấp nhất trong 10 năm trở lại đây. Kinh tế ...

Chi tiết
Quan điểm Chính sách Kinh tế vĩ mô quý 3/2021

Quan điểm Chính sách Kinh tế vĩ mô quý 3/2021

Trong Quý 3/2021, tăng trưởng kinh tế Việt Nam giảm 6.17% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng trưởng thấp nhất trong 10 năm trở lại đây. Kinh tế ...

Chi tiết