KINH TẾ VỀ CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI

Giải pháp điều chỉnh mô hình sản xuất trong mùa dịch COVID-19

Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN 14:03 12/10/2021

Ứng phó với đại dịch COVID-19 và hậu quả từ đại dịch sẽ là một trong những thách thức lớn nhất cho doanh nghiệp trong thời đại này. Các nhà lãnh đạo sẽ phải xác định thời điểm và phương pháp thích hợp để đưa lực lượng lao động quay trở lại nơi làm việc, không làm đứt gãy chuỗi sản xuất, kinh doanh, đảm bảo an toàn cho người lao động. Bài phỏng vấn PGS.TS Nguyễn Đăng Minh - Giảng viên Viện Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN về những mô hình điều chỉnh sản xuất kinh doanh thời Covid sẽ góp phần tháo gỡ được vấn đề này.

Đại dịch COVID-19 vẫn đang diễn ra phức tạp trên toàn cầu và Việt Nam, ảnh hưởng không nhỏ tới nhiều ngành nghề kinh tế. Hàng trăm nghìn công nhân lao động ở các nhà máy, xí nghiệp, công trường do mất việc làm, giảm thu nhập, bất an với dịch bệnh và cuộc sống bấp bênh đã rời nơi sinh sống và làm việc để về quê. Tình hình này gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc đáp ứng đơn hàng của các doanh nghiệp đang duy trì sản xuất theo mô hình “3 tại chỗ” bởi chi phí quá lớn. Ứng phó với đại dịch COVID-19 và hậu quả từ đại dịch là một trong những thách thức lớn nhất cho doanh nghiệp.

Theo PGS.TS. Nguyễn Đăng Minh, các doanh nghiệp Việt cũng như các doanh nghiệp quốc tế đều phải tìm ra cách để chung sống với dịch bệnh và phát triển hoạt động sản xuất - kinh doanh phù hợp với thực tiễn đơn vị, thực tiễn của đất nước cũng như thực tiễn của thế giới. Trong tình trạng chuỗi cung ứng bị đứt gãy, nguồn cung về nguồn nhân lực gặp khó khăn bởi dịch bệnh và điều kiện sản xuất - kinh doanh bị thay đổi, các doanh nghiệp Việt không thể áp dụng các quy trình cũ, phương pháp cũ hoặc các cách thức ứng xử cũ để giải quyết vấn đề của thực tiễn. Việc thích nghi để chung sống với hoàn cảnh mới là điều tất yếu.

Liên quan đến những khó khăn mà các doanh nghiệp đang gặp phải do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, PGS.TS. Nguyễn Đăng Minh đi sâu phân tích như sau:

- Khó khăn thứ nhất liên quan đến nguồn nhân lực: Do phải giãn cách, các doanh nghiệp đã áp dụng nhiều giải pháp như “3 tại chỗ” để đảm bảo con người vừa có thể làm việc, vừa sống tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, giải pháp này chỉ có thể áp dụng ngắn hạn, trong dài hạn sẽ phát sinh vấn đề về tâm sinh lý và rất khó để thực hiện. Khi nguồn nhân lực được áp dụng cách thức này quay trở về xã hội sẽ gây ra khó khăn trong việc đảm bảo điều kiện để có nguồn nhân lực đáp ứng được sản xuất - kinh doanh theo thiết kế dây chuyền sản xuất cũ.

- Khó khăn thứ hai liên quan đến chuỗi cung ứng và logistic: Doanh nghiệp phải có tương tác với đầu vào (nguyên vật liệu) và đầu ra (thành phẩm).

- Khó khăn thứ ba liên phương pháp quản trị mùa dịch. Các giải pháp quản trị được tiến hành theo quy trình được thiết lập từ trước đã không còn phù hợp với tình hình mới. Doanh nghiệp cần phải có giải pháp để đảm bảo sản xuất kinh doanh, vừa thích ứng được với thay đổi.

- Khó khăn thứ tư liên quan nguyên vật liệu. Dịch bệnh COVID-19 tác động trên phạm vi toàn cầu nên ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn cung nhập khẩu nguyên vật liệu từ thế giới và quá trình sản xuất - kinh doanh. Ngoài ra, các giải pháp vĩ mô cũng khiến các doanh nghiệp lúng túng. Bên cạnh đó, vốn doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, vừa phải chi trả lương đảm bảo cuộc sống cho người lao động, vừa phải chi trả để mua nguyên vật liệu trong khi tính thanh khoản kém. Những vấn đề này ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến năng suất của doanh nghiệp và tiến độ giao thành phẩm.

Để khắc phục những khó khăn trên, PGS.TS. Nguyễn Đăng Minh đã đề xuất giải pháp triển khai Mô hình sản xuất tinh gọn thuần Việt, đây là một trong những giải pháp điều chỉnh mô hình sản xuất nhằm vượt qua khủng hoảng và thích ứng với tình hình mới. Mô hình sản xuất tinh gọn có nghĩa là triển khai thích ứng, điều chỉnh dây chuyền sản xuất và thay đổi để giãn thời gian làm việc và gọn lại số lượng lao động để đảm bảo quy định phòng chống dịch. Mô hình nhấn mạnh việc thích ứng với xã hội, mở cùng xã hội chứ không đóng theo đúng quy trình cũ, không cứng nhắc theo các cách sản xuất trước đây. Đặc biệt, đào tạo nguồn nhân lực để thấu hiểu và chia sẻ với doanh nghiệp, thích nghi với tình hình mới là yếu tố quan trọng của mô hình này. Trước đây doanh nghiệp thường hoạt động độc lập nhưng hiện nay đã tồn tại và phát triển mạnh mẽ các hiệp hội, nhóm các doanh nghiệp cùng ngành nghề tổ chức những mô hình “tinh gọn” để liên kết và hỗ trợ nhau trong mùa dịch. Mô hình sản xuất tinh gọn đã được PGS.TS Nguyễn Đăng Minh kiểm chứng và cho thấy nhiều doanh nghiệp mặc dù có một số yếu tố và năng suất bị ảnh hưởng nhưng vẫn có khả năng thích nghi, không bỏ ai ở lại phía sau và giao hàng đủ tiến độ cho đối tác.

Về hướng đi cho doanh nghiệp để có thể phát triển bền vững và đủ sức chống chọi với yếu tố ngoại cảnh tác động và những bất thường, thiên tai khác có thể xảy ra trong tương lai, điều quan trọng là phải đào tạo và phát triển nguồn nhân lực thấu hiểu lẫn nhau giữa cấp quản trị và cấp nhân viên, phát huy tính chủ động, có khả năng chống chọi với sự biến đổi của cuộc sống, cố gắng sản xuất và cung ứng nhiều sản phẩm, dịch vụ thuần Việt hơn nữa để khi chuỗi cung ứng toàn cầu đứt gãy thì doanh nghiệp vẫn có thể phát huy trong thị trường nội địa.

Ngoài ra, người Việt nên liên kết chặt với nhau hơn để giải quyết các vấn đề của chuỗi cung ứng, kiến tạo các sản phẩm Việt mang thương hiệu Việt để có thể cung ứng sản phẩm trong nước và xuất khẩu đi nước ngoài.

Chương trình tư vấn trên VOV1 của PGS.TS. Nguyễn Đăng Minh đã mang đến cho các doanh nghiệp tại Việt Nam một góc nhìn mới về các giải pháp thích ứng trong mùa dịch, đóng góp thiết thực trong việc thể hiện trách nhiệm quốc gia của Trường Đại học Kinh tế nói riêng và ĐHQGHN nói chung.

>> Chi tiết nghe tại đây:

>> Xem bài gốc

Cơ chế tài chính cho bồi dưỡng thường xuyên giáo viên phổ thông

Cơ chế tài chính cho bồi dưỡng thường xuyên giáo viên phổ thông

Để nâng cao chất lượng giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đặt ra yêu cầu trong công tác đào tạo, bồi dưỡng phải được thực hiện thường xuyên và coi đây ...

Chi tiết
Những biến động kinh tế toàn cầu ảnh hưởng đến kinh doanh quốc tế và hàm ý đối với Việt Nam

Những biến động kinh tế toàn cầu ảnh hưởng đến kinh doanh quốc tế và hàm ý đối với Việt Nam

Với tác động của khoa học công nghệ, thế giới đương đại đã trở thành thế giới phẳng, thế giới của toàn cầu. Theo đó, có những sự kiện diễn ra tại một khu ...

Chi tiết
Hoàn thiện các quy định pháp luật về đất đai và nhà ở là vô cùng quan trọng cần thiết cho sự phát triển trở lại của thị trường bất động sản và nền kinh tế trong điều kiện bình thường mới

Hoàn thiện các quy định pháp luật về đất đai và nhà ở là vô cùng quan trọng cần thiết cho sự phát triển trở lại của thị trường bất động sản và nền kinh tế trong điều kiện bình thường mới

Tự do kinh doanh và bảo đảm quyền tài sản là những đặc điểm cơ bản của thể chế kinh tế thị trường; do đó, bảo đảm và bảo vệ quyền tự do kinh doanh, quyền ...

Chi tiết
Quản trị doanh nghiệp trong bối cảnh mới - Mục tiêu ngắn hạn và chiến lược dài hơi!

Quản trị doanh nghiệp trong bối cảnh mới - Mục tiêu ngắn hạn và chiến lược dài hơi!

Ảnh hưởng của dịch Covid 19 đang đặt ra yêu cầu điều chỉnh chiến lược, mô hình, xu hướng sản xuất kinh doanh cả trong trước mắt và lâu dài - không chỉ ...

Chi tiết
Tự lực tự cường - Tạo đà phục hồi kinh tế xã hội và phát triển trong hội nhập

Tự lực tự cường - Tạo đà phục hồi kinh tế xã hội và phát triển trong hội nhập

Trong bối cảnh tình hình chính trị và kinh tế thế giới tiếp tục có nhiều diễn biến khó lường khiến chuỗi cung ứng trên toàn cầu bị đứt gãy, Việt Nam đang ...

Chi tiết
Phát triển ngân hàng số ở Việt Nam: Thực trạng và triển vọng

Phát triển ngân hàng số ở Việt Nam: Thực trạng và triển vọng

Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng được xem là một trong những định hướng ưu tiên của Chính phủ Việt Nam. Phát triển ngân hàng số, trở ...

Chi tiết
Thị trường bất động sản và xu hướng biến động trong năm 2022

Thị trường bất động sản và xu hướng biến động trong năm 2022

Nền kinh tế trong năm 2021 đã trải qua nhiều đợt sóng gió, cùng với đó là sự thay đổi thất thường khó đoán của thị trường Bất động sản. Trong năm nay, ...

Chi tiết
Giảm thuế xăng dầu tác động thế nào đến tăng trưởng kinh tế?

Giảm thuế xăng dầu tác động thế nào đến tăng trưởng kinh tế?

Mới đây, Bộ Tài chính đã xin ý kiến đối với dự thảo Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường của các mặt hàng xăng, dầu và mỡ nhờn. Theo đó Bộ Tài chính ...

Chi tiết
  Bình luận về đề xuất của Bộ Tài chính giảm thuế môi trường đối với xăng dầu

Bình luận về đề xuất của Bộ Tài chính giảm thuế môi trường đối với xăng dầu

Gần đây, giá xăng dầu tăng mạnh theo giá nhiên liệu thế giới, là nguyên nhân chính khiến CPI tháng 2 tăng 1% so với tháng trước và cao hơn 1,2% so với ...

Chi tiết