KINH TẾ VỀ CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI

Chính sách hỗ trợ hộ kinh doanh và doanh nghiệp siêu nhỏ phục hồi sau đại dịch COVID-19

TS. Nguyễn Quốc Việt - Đỗ Thị Hồng Thắm 12:46 23/02/2022

Trong hơn 2 năm qua, ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đối với doanh nghiệp nói chung là rất lớn với những khó khăn về dòng tiền, về nhân lực, đứt gãy chuối cung ứng, chi phí tăng lên rất nhanh, chi phí vận tải, giá xăng dầu, giá nguyên liệu đầu vào vẫn có xu hướng tăng cao. Trong giai đoạn dịch bệnh, doanh nghiệp siêu nhỏ và hộ kinh doanh là đối tượng chịu tác động nặng nề. Mặc dù nhóm chủ thể kinh doanh này đã có sự quan tâm và đưa vào các chính sách hỗ trợ phục hồi sản xuất kinh từ giữa năm 2021, tuy nhiên, vẫn chưa có quy định cụ thể để nhóm này được hưởng những hỗ trợ tương đương như doanh nghiệp, hợp tác xã hay người lao động bị ảnh hưởng, trong khi đóng góp của nhóm này cho nền kinh tế là khá lớn.

Các lĩnh vực ngành nghề kinh doanh chịu ảnh hưởng lớn nhất từ dịch Covid-19 có sự tham gia số lượng lớn của doanh nghiệp siêu nhỏ và hộ kinh doanh: thương mại, bán lẻ, dịch vụ du lịch, dịch vụ ăn uống, kinh doanh nhà trọ/phòng trọ. Sự đứt gãy chuỗi cung ứng và sự dãn cách xã hội khiến các nhóm kinh doanh này chịu sự bất ổn định lớn nhất (các doanh nghiệp sản xuất quy mô lớn thường có nhà xưởng lớn, do đó khi tổ chức hoạt động trong bối cảnh dịch, họ cũng có điều kiện để có thể thực hiện giãn cách tương đối theo yêu cầu của các mô hình như một cung đường 2 điểm đến, 3 tại chỗ…). .

Một khi bị cụt vốn, mất vốn, mất chuỗicung ứng thì rất khó cho các HKD, doanh nghiệp siêu nhỏ có thể khôi phục lại sản xuất – kinh  doanh do tiềm lực/quan hệ hạn chế. Cầu trong nước chưa thực sự phục hồi (theo GSO, chỉ số tiêu dùng CPI tháng 12/2021 giảm 0,18% so với tháng 11/2021; khu vực thành thị giảm 0,2%; khu vực nông thôn giảm 0,16%) cũng đang và sẽ còn ảnh hưởng lâu dài tới hoạt động của cá nhân và hộ kinh doanh. Hơnthế nữa, việc người dân/doanh nghiệp/hộ kinh doanh với tâm lý sợ rủi ro kinh doanh trong dịch bệnh, đổ tiền vàocác kênh đầu tư (có thể an toàn hoặc mạo hiểm bong bóng bất động sản và chứng khoán) dẫn đến hạn chế các nguồn vốn đưa vào kinh doanh, nhất là đối với nhóm doanh nghiệp siêu nhỏ và hộ kinh doanh.

Tuy nhiên, trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 thì hộ kinh doanh, doanh nghiệp siêu nhỏ cũng có nhiều lợi thế hơn so với doanh nghiệp quy mô vừa và lớn vì hình thức hoạt động đơn giản, linh hoạt, nghĩa vụ thuế ở mức thấp, hộ kinh doanh thường chọn thuế khoán để thuận lợi hơntrong quá trình hoạt động. Chi phí vốn thấp và có khả năng chịu đựng các tác động tiêu cực ở một vài khía cạnh nào đó như thiếu hụt lao động, tạm dừng sản xuất có thể cao hơn (một cách tương đối). Khả năng linh hoạt chuyển đổi và thích ứng tình hình (các doanh nghiệp lữ hành outbound chuyển sang inbound, chuyển bán hàng tại chỗ sang mang về hoặc đặt qua mạng… hơn thế nữa khi chuyển đổi mô hình kinh doanh, thậm chí tạm dừng hoặc giải thể/phá sản thì ít tốn kém về chi phí (chủ yếu thời gian và thủ tục).

Chính từ những khó khăn và thực tiễn kinh doanh của nhóm hộ kinh doanh, thì các chính sách hỗ trợ phục hồi kinh tế nói chung và sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp nói riêng nửa cuối năm 2021 đã có hướng tích hợp các nội dung chính sách hỗ trợ dành cho Doanh nghiệp và hộ kinh doanh (và kể cả HTX )…

>> Chi tiết xem tại đây.

Cơ chế tài chính cho bồi dưỡng thường xuyên giáo viên phổ thông

Cơ chế tài chính cho bồi dưỡng thường xuyên giáo viên phổ thông

Để nâng cao chất lượng giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đặt ra yêu cầu trong công tác đào tạo, bồi dưỡng phải được thực hiện thường xuyên và coi đây ...

Chi tiết
Những biến động kinh tế toàn cầu ảnh hưởng đến kinh doanh quốc tế và hàm ý đối với Việt Nam

Những biến động kinh tế toàn cầu ảnh hưởng đến kinh doanh quốc tế và hàm ý đối với Việt Nam

Với tác động của khoa học công nghệ, thế giới đương đại đã trở thành thế giới phẳng, thế giới của toàn cầu. Theo đó, có những sự kiện diễn ra tại một khu ...

Chi tiết
Hoàn thiện các quy định pháp luật về đất đai và nhà ở là vô cùng quan trọng cần thiết cho sự phát triển trở lại của thị trường bất động sản và nền kinh tế trong điều kiện bình thường mới

Hoàn thiện các quy định pháp luật về đất đai và nhà ở là vô cùng quan trọng cần thiết cho sự phát triển trở lại của thị trường bất động sản và nền kinh tế trong điều kiện bình thường mới

Tự do kinh doanh và bảo đảm quyền tài sản là những đặc điểm cơ bản của thể chế kinh tế thị trường; do đó, bảo đảm và bảo vệ quyền tự do kinh doanh, quyền ...

Chi tiết
Quản trị doanh nghiệp trong bối cảnh mới - Mục tiêu ngắn hạn và chiến lược dài hơi!

Quản trị doanh nghiệp trong bối cảnh mới - Mục tiêu ngắn hạn và chiến lược dài hơi!

Ảnh hưởng của dịch Covid 19 đang đặt ra yêu cầu điều chỉnh chiến lược, mô hình, xu hướng sản xuất kinh doanh cả trong trước mắt và lâu dài - không chỉ ...

Chi tiết
Tự lực tự cường - Tạo đà phục hồi kinh tế xã hội và phát triển trong hội nhập

Tự lực tự cường - Tạo đà phục hồi kinh tế xã hội và phát triển trong hội nhập

Trong bối cảnh tình hình chính trị và kinh tế thế giới tiếp tục có nhiều diễn biến khó lường khiến chuỗi cung ứng trên toàn cầu bị đứt gãy, Việt Nam đang ...

Chi tiết
Phát triển ngân hàng số ở Việt Nam: Thực trạng và triển vọng

Phát triển ngân hàng số ở Việt Nam: Thực trạng và triển vọng

Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng được xem là một trong những định hướng ưu tiên của Chính phủ Việt Nam. Phát triển ngân hàng số, trở ...

Chi tiết
Thị trường bất động sản và xu hướng biến động trong năm 2022

Thị trường bất động sản và xu hướng biến động trong năm 2022

Nền kinh tế trong năm 2021 đã trải qua nhiều đợt sóng gió, cùng với đó là sự thay đổi thất thường khó đoán của thị trường Bất động sản. Trong năm nay, ...

Chi tiết
Giảm thuế xăng dầu tác động thế nào đến tăng trưởng kinh tế?

Giảm thuế xăng dầu tác động thế nào đến tăng trưởng kinh tế?

Mới đây, Bộ Tài chính đã xin ý kiến đối với dự thảo Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường của các mặt hàng xăng, dầu và mỡ nhờn. Theo đó Bộ Tài chính ...

Chi tiết
  Bình luận về đề xuất của Bộ Tài chính giảm thuế môi trường đối với xăng dầu

Bình luận về đề xuất của Bộ Tài chính giảm thuế môi trường đối với xăng dầu

Gần đây, giá xăng dầu tăng mạnh theo giá nhiên liệu thế giới, là nguyên nhân chính khiến CPI tháng 2 tăng 1% so với tháng trước và cao hơn 1,2% so với ...

Chi tiết