PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH KINH TẾ VĨ MÔ

Báo cáo Kinh tế vĩ mô Việt Nam quý 1 năm 2021

16:36 15/07/2021

Vừa qua, ngày 21/4/2021, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) thuộc Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN đã công bố Báo cáo Kinh tế Vĩ mô Quý I năm 2021. 

Đây là bản báo cáo thuộc Chuỗi Báo cáo Kinh tế vĩ mô hàng quý được VEPR thực hiện dưới sự hỗ trợ của Viện Konrad-Adenauer (KAS).

Báo cáo đề cập tới các nội dung chính như sau:

  • Nền kinh tế toàn cầu có dấu hiệu phục hồi với niềm tin đến từ vaccine COVID-19, nhưng vẫn hàm chứa nhiều bất ổn và thiếu sự đồng đều giữa các quốc gia và lĩnh vực kinh tế.
  • Giá dầu tăng cao trong Quý 1/2021 nhờ nỗ lực cắt giảm sản lượng của OPEC và triển vọng sáng lên của kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, đà tăng có khả năng bị đảo ngược trong quý tới do tinh hình dịch bệnh bất ổn ở châu Âu và quyết định nâng sản lượng khai thác dầu trong thời gian từ tháng 5 đến tháng 7 của OPEC .
  • Kinh tế Trung Quốc đã hồi phục tăng trưởng về mức trước đại dịch. Trong năm 2021, chính phủ Trung Quốc chủ trương tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ linh hoạt và các gói kích thích tài khóa.
  • Cùng với các chính sách hỗ trợ hiệu quả và việc tiêm chủng vaccine phòng ngừa dịch COVID-19 được thúc đẩy mạnh mẽ, nền kinh tế Mỹ trong năm 2021 được dự đoán phục hồi nhanh hơn mức dự báo tháng 10/2020.
  • Tiến trình phục hồi kinh tế của khu vực EU, đặc biệt các quốc gia phụ thuộc vào du lịch, sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn trong năm 2021 trước tình hình dịch bệnh bùng phát trở lại do xuất hiện biến thể mới của SARS-COVID-2, cộng thêm tiến độ tiêm chủng vaccine còn chậm chạp.
  • Kinh tế Việt Nam trong Quý 1/2021 giữ mức tăng trưởng 4,48% (yoy), bằng với mức tăng Quý 4/2020 và cao hơn mức tăng trưởng cùng kỳ năm 2020 (3,82% (yoy)).
  • Trong Quý 1 năm 2021, cả nước có 29,3 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 447,8 nghìn tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký là 245,6 nghìn lao động, giảm 1,4% về số doanh nghiệp, tăng 27,5% về vốn đăng ký và tăng 0,8% về số lao động so với cùng kỳ năm 2020.
  • CPI bình quân Quý 1/2021 tăng 0,29% (yoy), mức tăng thấp nhất trong vòng 20 năm trở lại đây. Lạm phát (yoy) được kì vọng sẽ tăng nhanh bắt đầu từ Tháng 4/2021.
  • Tỷ giá trung tâm có xu hướng tăng nhẹ trong suốt Quý 1/2021, kết thúc quý ở mức 23.244 VND/USD. Tỷ giá tại các ngân hàng thương mại giảm vào tháng Một và tăng nhẹ từ tháng Hai, kết thúc ở 23.170 VND/USD.
  • Giá vàng trong nước liên tục chênh lệch cao so với giá vàng trên thế giới do nguồn cung trở nên khan hiếm sau khi chính phủ siết chặt quản lý đường biên để ngăn chặn dịch COVID-19, trong khi nhu cầu dự trữ giá trị bằng vàng của người dân vẫn tăng.
  • Dự báo, tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021 có thể đạt mức 6,0-6,3%.
  • Chính sách tiền tệ cần lưu ý cân đối giữa hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và ổn định vĩ mô, vì năm 2021 có thể có rủi ro lạm phát.

Báo cáo được xuất bản vào ngày 20/4/2021. Các dữ liệu kinh tế và thị trường trong báo cáo được cập nhật tới ngày 15/04/2021. Xin trân trọng giới thiệu cùng quý vị!

>> XEM CHI TIẾT:

Đẩy nhanh tự chủ tài chính trong các trường đại học công lập

Đẩy nhanh tự chủ tài chính trong các trường đại học công lập

Tự chủ là xu thế tất yếu để thúc đẩy phát triển giáo dục đại học (GDĐH); là con đường để chuyển đổi cơ chế quản lý hệ thống GDĐH từ mô hình nhà nước điều ...

Chi tiết
Nhà khoa học UEB tại Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2022: Tư vấn chính sách là một trong những sứ mệnh quan trọng của Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN

Nhà khoa học UEB tại Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2022: Tư vấn chính sách là một trong những sứ mệnh quan trọng của Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN

Vừa qua, Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2022, chương trình thường niên của Quốc với chủ đề “Củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phục hồi và phát ...

Chi tiết
Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2022 với đề xuất chính sách phục hồi tăng trưởng, nâng cao nền tảng số ngành dịch vụ

Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2022 với đề xuất chính sách phục hồi tăng trưởng, nâng cao nền tảng số ngành dịch vụ

Sáng ngày 20/5/2022, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN đã tổ chức Hội thảo Công bố Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2022 (BCTN KTVN 2022) với chủ đề ...

Chi tiết
Hoàn thiện các quy định pháp luật về đất đai và nhà ở là vô cùng quan trọng cần thiết cho sự phát triển trở lại của thị trường bất động sản và nền kinh tế trong điều kiện bình thường mới

Hoàn thiện các quy định pháp luật về đất đai và nhà ở là vô cùng quan trọng cần thiết cho sự phát triển trở lại của thị trường bất động sản và nền kinh tế trong điều kiện bình thường mới

Tự do kinh doanh và bảo đảm quyền tài sản là những đặc điểm cơ bản của thể chế kinh tế thị trường; do đó, bảo đảm và bảo vệ quyền tự do kinh doanh, quyền ...

Chi tiết
Chính sách an sinh cần làm nhanh, trước khi người lao động rơi vào bi kịch

Chính sách an sinh cần làm nhanh, trước khi người lao động rơi vào bi kịch

Theo đánh giá của chuyên gia Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) - Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN, lao động tự do hiện là đối tượng chịu tác ...

Chi tiết
Chính sách hỗ trợ hộ kinh doanh và doanh nghiệp siêu nhỏ phục hồi sau đại dịch COVID-19

Chính sách hỗ trợ hộ kinh doanh và doanh nghiệp siêu nhỏ phục hồi sau đại dịch COVID-19

Trong hơn 2 năm qua, ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đối với doanh nghiệp nói chung là rất lớn với những khó khăn về dòng tiền, về nhân lực, đứt gãy chuối ...

Chi tiết
Liệu còn dư địa tăng năng suất trong các ngành có lợi thế so sánh của Việt Nam hiện nay? Phân tích từ ngành điện tử và thực phẩm

Liệu còn dư địa tăng năng suất trong các ngành có lợi thế so sánh của Việt Nam hiện nay? Phân tích từ ngành điện tử và thực phẩm

Sau hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, nhất là đổi mới kinh tế, Việt Nam đã gia nhập vào nhóm nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình. Thu ...

Chi tiết
Quan điểm Chính sách Kinh tế vĩ mô quý 3/2021

Quan điểm Chính sách Kinh tế vĩ mô quý 3/2021

Trong Quý 3/2021, tăng trưởng kinh tế Việt Nam giảm 6.17% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng trưởng thấp nhất trong 10 năm trở lại đây. Kinh tế ...

Chi tiết
Quan điểm Chính sách Kinh tế vĩ mô quý 3/2021

Quan điểm Chính sách Kinh tế vĩ mô quý 3/2021

Trong Quý 3/2021, tăng trưởng kinh tế Việt Nam giảm 6.17% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng trưởng thấp nhất trong 10 năm trở lại đây. Kinh tế ...

Chi tiết