GIẢNG VIÊN UEB TRÊN BÁO CHÍ

PGS.TS. Đỗ Phú Hải – giảng viên cao cấp Trường Đại học Kinh tế phân tích tác động của thuế quan Mỹ đối với kinh tế Việt Nam

Phòng NCKH&HTPT tổng hợp 09:38 31/03/2025

Từ ngày 12/3/2025, Mỹ chính thức áp thuế 25% đối với thép và nhôm nhập khẩu, kéo theo những tác động sâu rộng đến nền kinh tế toàn cầu. Chính sách thuế quan cứng rắn này không chỉ gây áp lực lên các đối tác thương mại lớn như Trung Quốc, Canada, Mexico, mà còn đặt ra nhiều thách thức cho nền kinh tế Việt Nam. Trong chương trình phát sóng trên Đài Hà Nội HTV, PGS.TS. Đỗ Phú Hải đã có những phân tích về tác động của thuế quan Mỹ đối với thương mại quốc tế và cách Việt Nam có thể thích ứng trước biến động này.

Mỹ áp thuế mới: Thách thức lớn cho thương mại toàn cầu

Từ ngày 12/3/2025, Mỹ chính thức áp thuế 25% đối với thép và nhôm nhập khẩu, đúng như tuyên bố trước đó của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không có quốc gia nào được miễn trừ, khiến nhiều nền kinh tế lớn, đặc biệt là Canada, Mexico và Trung Quốc, phải đối mặt với áp lực thương mại gia tăng. Trước đó, Mỹ cũng đã áp thêm 10% thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc và dự kiến sẽ nâng thuế đối với các đối tác thương mại khác vào 2/4/2025.

Chính sách thuế quan cứng rắn này đã vấp phải phản ứng mạnh mẽ từ nhiều quốc gia, làm gia tăng nguy cơ chiến tranh thương mại toàn cầu. Để đáp trả, các đối tác thương mại của Mỹ cũng đang lên kế hoạch áp thuế đối ứng đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ.

PGS.TS. Đỗ Phú Hải phân tích tác động của thuế quan Mỹ trên truyền hình HTV

Trong chương trình phát sóng trên HTV, PGS.TS. Đỗ Phú Hải đã có những chia sẻ về chính sách thuế quan của Mỹ và tác động của nó đối với thương mại quốc tế cũng như nền kinh tế Việt Nam.

Theo ông, thuế quan không đơn thuần là thuế xuất nhập khẩu mà còn là một công cụ chính sách thương mại quốc tế quan trọng. Việc áp thuế có thể nhằm mục đích bảo hộ sản xuất trong nước, bảo vệ thị trường, bảo vệ người tiêu dùng và tăng thu ngân sách. Tuy nhiên, nó cũng là công cụ chiến lược để các cường quốc gây áp lực lên nền kinh tế khác.

 

PGS.TS. Đỗ Phú Hải tham gia chương trình tọa đàm Mỹ áp thuế mới, Việt Nam đối mặt thách thức gì? phát sóng trên Đài HTV

Thuế quan tác động như thế nào đến nền kinh tế?

Việc áp thuế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến ba nhóm chủ thể chính:

  • Người tiêu dùng: Giá hàng hóa nhập khẩu tăng cao, làm giảm sức mua và ảnh hưởng đến phúc lợi.
  • Doanh nghiệp sản xuất: Nếu thuế áp dụng lên hàng tiêu dùng nhập khẩu, doanh nghiệp nội địa có thể hưởng lợi. Nhưng nếu đánh thuế lên nguyên liệu đầu vào, chi phí sản xuất tăng, khiến giá sản phẩm trong nước cũng tăng theo.
  • Nhà nước: Dù thuế quan giúp tăng thu ngân sách, nhưng nó có thể gây tác động tiêu cực nếu làm giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Ngoài thuế quan, các nước còn sử dụng hàng rào phi thuế quan như tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc hạn chế nhập khẩu để bảo vệ sản xuất trong nước.

Mỹ và chính sách thuế quan: Công cụ bảo hộ hay vũ khí kinh tế?

Theo lý thuyết kinh tế, thuế quan thường được các nước đang phát triển áp dụng để bảo vệ ngành công nghiệp non trẻ. Tuy nhiên, Mỹ – nền kinh tế lớn nhất thế giới – vẫn sử dụng công cụ này mạnh mẽ, đặc biệt dưới thời Tổng thống Donald Trump.

Năm 2018, Mỹ bắt đầu áp thuế đối với hàng hóa Trung Quốc nhằm giảm thâm hụt thương mại và thúc đẩy sản xuất nội địa. Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung không chỉ tác động trực tiếp đến hai nền kinh tế lớn mà còn làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, gây ra những hệ lụy lâu dài.

Trong bối cảnh Mỹ tiếp tục siết chặt chính sách thương mại, Việt Nam cần có chiến lược thích ứng linh hoạt để giảm thiểu tác động tiêu cực và tận dụng cơ hội trong thị trường quốc tế đầy biến động này.

👉👉Chi tiết mời xem tại đây

 

[VOV1] TS. Nguyễn Quốc Việt - giảng viên UEB bàn luận về chủ đề: Quyết tâm giải ngân 100% vốn đầu tư công trong năm 2025

[VOV1] TS. Nguyễn Quốc Việt - giảng viên UEB bàn luận về chủ đề: Quyết tâm giải ngân 100% vốn đầu tư công trong năm 2025

Chủ trì và phát biểu tại Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025 được tổ chức gần đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu, quyết tâm ...

Chi tiết
[VTV1] TS. Đào Cẩm Thủy - giảng viên UEB bàn luận về chủ đề “Ngân hàng trong kỷ nguyên số”

[VTV1] TS. Đào Cẩm Thủy - giảng viên UEB bàn luận về chủ đề “Ngân hàng trong kỷ nguyên số”

Trong kỷ nguyên số, ngành ngân hàng không chỉ đơn thuần là nơi giao dịch tài chính mà đang chuyển mình thành nền tảng số hóa toàn diện. Từ trí tuệ nhân ...

Chi tiết
[VOV1] PGS.TS. Phạm Thị Hồng Điệp – giảng viên UEB bàn luận chủ đề: Phát triển kinh tế tư nhân, tạo đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng

[VOV1] PGS.TS. Phạm Thị Hồng Điệp – giảng viên UEB bàn luận chủ đề: Phát triển kinh tế tư nhân, tạo đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng

Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị ngày 4/5/2025 đã xác định rõ: Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia. Nghị quyết đặt mục ...

Chi tiết
[Báo Đầu tư] Nhóm chuyên gia UEB: Mua trước trả sau - Cạm bẫy hay giải pháp tài chính thông minh?

[Báo Đầu tư] Nhóm chuyên gia UEB: Mua trước trả sau - Cạm bẫy hay giải pháp tài chính thông minh?

Theo thống kê của Juniper Research (2024), chi tiêu toàn cầu thông qua "Mua trước trả sau" (Buy Now, Pay Later - BNPL) dự kiến đạt hơn 1 nghìn tỷ USD vào ...

Chi tiết
[VOV1] PGS.TS. Phan Chí Anh – giảng viên UEB bàn luận chủ đề: Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về kinh tế tư nhân – Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp

[VOV1] PGS.TS. Phan Chí Anh – giảng viên UEB bàn luận chủ đề: Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về kinh tế tư nhân – Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp

Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị với những điểm mới và khác biệt so với những Nghị quyết trước đây. Nếu tinh thần của Nghị quyết 68 được triển khai thực ...

Chi tiết
[VOV1] PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hoài - giảng viên UEB bàn luận về nhân lực kinh tế trong hội nhập toàn cầu

[VOV1] PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hoài - giảng viên UEB bàn luận về nhân lực kinh tế trong hội nhập toàn cầu

Việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 68-NQ/TW khẳng định vị thế chiến lược của khu vực kinh tế tư nhân và đặt ra yêu cầu cao về năng lực, tư duy đổi mới ...

Chi tiết
[VOV1] PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hoài - giảng viên UEB: "Việc xây dựng Luật Chống chuyển giá độc lập để luật hóa các quy định về chống chuyển giá phù hợp điều kiện Việt Nam"

[VOV1] PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hoài - giảng viên UEB: "Việc xây dựng Luật Chống chuyển giá độc lập để luật hóa các quy định về chống chuyển giá phù hợp điều kiện Việt Nam"

Nghị quyết số 50 ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài ...

Chi tiết
[Báo An ninh Thủ đô] Các chuyên gia quốc tế và nhà nghiên cứu UEB cùng kiến nghị tái cấu trúc GDP để Việt Nam duy trì tăng trưởng 8% giữa sức ép thuế quan từ Mỹ

[Báo An ninh Thủ đô] Các chuyên gia quốc tế và nhà nghiên cứu UEB cùng kiến nghị tái cấu trúc GDP để Việt Nam duy trì tăng trưởng 8% giữa sức ép thuế quan từ Mỹ

Trong bối cảnh Hoa Kỳ áp thuế quan cao kỷ lục lên hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam – động thái đang làm gia tăng căng thẳng thương mại toàn cầu – nhóm chuyên ...

Chi tiết
[Báo Tri thức Nông dân] Ông Nguyễn Cảnh Cường – giảng viên chuyên gia UEB bàn về chính sách logistics xanh của Bỉ

[Báo Tri thức Nông dân] Ông Nguyễn Cảnh Cường – giảng viên chuyên gia UEB bàn về chính sách logistics xanh của Bỉ

Đối diện với các thách thức về biến đổi khí hậu và áp lực từ các chính sách môi trường của Liên minh Châu Âu (EU), Bỉ đã thực thi một loạt các biện pháp ...

Chi tiết