BÀI BÁO QUỐC TẾ

Đánh giá vai trò của thuế môi trường, đổi mới xanh và tài chính số toàn diện đối với chuyển dịch năng lượng: Bằng chứng từ các quốc gia OECD

P. NCKH&HTPT tổng hợp 13:59 12/06/2025

Trước yêu cầu cấp bách về chuyển dịch năng lượng bền vững, bài báo “Examining the role of environmental tax, green innovation, and digital financial inclusion for energy transition: Evidence from OECD countries” do nhóm tác giả UEB thực hiện, đã phân tích dữ liệu từ năm 1994 đến 2020 bằng phương pháp hồi quy phân vị bảng. Kết quả cho thấy thuế môi trường có tác động tích cực ở các phân vị thấp và trung bình, trong khi tài chính số toàn diện thể hiện vai trò ổn định trong toàn bộ phân vị, giúp thúc đẩy tiếp cận năng lượng tái tạo. Mối quan hệ giữa đổi mới xanh và chuyển dịch năng lượng được ghi nhận nhưng còn tồn tại độ trễ triển khai. Nghiên cứu góp phần làm rõ các yếu tố chính sách thúc đẩy hệ thống năng lượng bền vững, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu đang đẩy mạnh chuyển đổi xanh.

Bài báo nghiên cứu ảnh hưởng của thuế môi trường, đổi mới xanh và tài chính số toàn diện đối với sự chuyển dịch năng lượng tại các quốc gia OECD trong giai đoạn từ năm 1994 đến 2020. Kết quả từ phân tích hồi quy phân vị bảng cho thấy thuế môi trường có tác động tích cực đến quá trình chuyển dịch năng lượng ở các phân vị thấp và trung bình, trong khi tài chính toàn diện có mối liên hệ tích cực với sự chuyển dịch năng lượng trên tất cả các phân vị. Kết quả cũng cho thấy mối quan hệ tích cực giữa đổi mới xanh và chuyển dịch năng lượng, mặc dù việc thiếu các hệ số có ý nghĩa thống kê trên toàn bộ các phân vị cho thấy có sự chênh lệch giữa đổi mới xanh và kết quả của sự chuyển dịch năng lượng tức thì. Phát hiện này nhấn mạnh sự cần thiết đối với các cơ quan quản lý trong việc thiết kế một hệ thống thuế môi trường linh hoạt và công bằng, cụ thể là trong việc áp dụng thuế dựa trên cường độ ô nhiễm của các nguồn năng lượng khác nhau.

Đóng góp mới của bài báo
Bài báo đóng góp vào hiểu biết hiện có bằng cách làm rõ vai trò của ba yếu tố - thuế môi trường, đổi mới xanh và tài chính số toàn diện – trong việc thúc đẩy quá trình chuyển dịch năng lượng tại các quốc gia OECD, từ đó đóng góp vào sự hiểu biết về các yếu tố thúc đẩy kinh tế và công nghệ của hệ thống năng lượng bền vững.

Hàm ý chính sách

1. Cần xây dựng hệ thống thuế môi trường linh hoạt và công bằng
Nghiên cứu cho thấy thuế môi trường có tác động tích cực đến chuyển đổi năng lượng, đặc biệt ở các phân vị thấp và trung bình. Điều này hàm ý rằng cơ quan quản lý nên thiết kế hệ thống thuế dựa trên mức độ gây ô nhiễm của từng nguồn năng lượng. Ngoài ra, cần yêu cầu báo cáo định kỳ để giám sát hiệu quả chính sách thuế và điều chỉnh khi cần thiết. Nếu hiệu quả không đồng đều ở các phân vị cao, nên đẩy mạnh truyền thông và giáo dục cộng đồng.

2. Khuyến khích tài chính số toàn diện để thúc đẩy chuyển đổi năng lượng
Tài chính số toàn diện có tác động ổn định và tích cực trên toàn bộ các phân vị, cho thấy vai trò thiết yếu trong việc hỗ trợ hộ gia đình và doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn cho đầu tư vào năng lượng tái tạo. Do đó, cần đẩy mạnh giáo dục tài chính, xây dựng hệ sinh thái tài chính toàn diện, và ban hành các chính sách hỗ trợ tiếp cận tín dụng cho nhóm thu nhập thấp.

3. Đẩy mạnh hỗ trợ và đầu tư cho đổi mới sáng tạo xanh
Mặc dù có mối quan hệ tích cực giữa đổi mới sáng tạo xanh và chuyển đổi năng lượng, nghiên cứu cho thấy tồn tại khoảng cách giữa nghiên cứu và triển khai thực tế. Các cơ quan cần tập trung đầu tư vào các dự án có khả năng ứng dụng cao, thông qua hợp tác công tư (PPP) và thương mại hóa công nghệ xanh nhằm đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi. Bên cạnh đó, cần khuyến khích hợp tác quốc tế và trao đổi công nghệ để tận dụng kinh nghiệm và kiến thức từ các quốc gia khác trong việc phát triển và ứng dụng đổi mới xanh vào lĩnh vực năng lượng.

4. Ban hành các chính sách năng lượng song hành cùng mục tiêu tăng trưởng kinh tế
Kết quả nghiên cứu cho thấy GDP bình quân đầu người có liên hệ chặt với chuyển đổi năng lượng. Do vậy, chính phủ cần đầu tư hạ tầng năng lượng sạch như điện gió, điện mặt trời, đồng thời ban hành các chính sách ưu đãi đầu tư để khuyến khích khu vực tư nhân cùng tham gia vào phát triển năng lượng bền vững trong dài hạn.

5. Sử dụng hiệu quả nguồn thu từ tài nguyên thiên nhiên để hỗ trợ chuyển đổi năng lượng

Doanh thu từ khai thác tài nguyên thiên nhiên có thể trở thành nguồn lực quan trọng cho quá trình chuyển đổi. Các cơ quan quản lý nên xây dựng cơ chế thu thuế, phí khai thác tài nguyên hợp lý, đồng thời thiết lập quỹ đầu tư vào năng lượng sạch và cơ chế giám sát hiệu quả sử dụng nguồn thu để đảm bảo công bằng và bền vững trong chuyển đổi năng lượng.

 

>>> THÔNG TIN BÀI BÁO

Thai Hong Le, Minh Lam Mai, Mai Quynh Thi Nguyen, Anh Phuong Nguyen, Chi Phuong Do (2025). Examining the role of environmental tax, green innovation, and digital financial inclusion for energy transition: Evidence from OECD countries. Research in Economics, Vol. 79, Iss. 1, 101034. https://doi.org/10.1016/j.rie.2025.101034

>>> THÔNG TIN TÁC GIẢ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TS. Lê Hồng Thái

Nguyễn Thị Mai Quỳnh

Mai Minh Lâm

Đỗ Phương Chi

Nguyễn Phương Anh

Cân bằng giữa hiệu suất và đạo đức: Điều hướng việc ứng dụng công nghệ nhận diện hình ảnh trong ngành kiểm toán

Cân bằng giữa hiệu suất và đạo đức: Điều hướng việc ứng dụng công nghệ nhận diện hình ảnh trong ngành kiểm toán

Bài báo “Balancing performance and ethics: Navigating visual recognition technology adoption in the auditing industry” của TS. Nguyễn Huy Tâm - giảng viên ...

Chi tiết
Hợp tác quốc tế trong thúc đẩy nghiên cứu về hành vi tiết kiệm năng lượng của thanh niên Việt Nam

Hợp tác quốc tế trong thúc đẩy nghiên cứu về hành vi tiết kiệm năng lượng của thanh niên Việt Nam

Nghiên cứu “Determinants of energy-saving behavior among the youth: Does migration play a moderating role?” được công bố trên Energy & Environment ...

Chi tiết
Tối ưu hóa trợ cấp tài chính nhằm thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo hướng tới mục tiêu phát triển bền vững

Tối ưu hóa trợ cấp tài chính nhằm thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo hướng tới mục tiêu phát triển bền vững

Tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng gia tăng, cùng với sự bùng nổ dân số và mức sống được cải thiện, đã dẫn đến nhu cầu năng lượng tăng mạnh, qua đó làm ...

Chi tiết
Danh mục bài báo quốc tế của giảng viên Trường Đại học Kinh tế năm 2025 (Quý II năm 2025)

Danh mục bài báo quốc tế của giảng viên Trường Đại học Kinh tế năm 2025 (Quý II năm 2025)

Trân trọng giới thiệu Danh mục bài báo đăng trên các tạp chí quốc tế của cán bộ, giảng viên Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN năm 2025 (Quý II năm 2025). ...

Chi tiết
Việc thích ứng với xâm nhập mặn có cải thiện thu nhập hộ gia đình ở Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam không?

Việc thích ứng với xâm nhập mặn có cải thiện thu nhập hộ gia đình ở Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam không?

Xâm nhập mặn đang là thách thức lớn đối với sinh kế nông hộ tại Đồng bằng sông Cửu Long. Bài báo “Does Adaptation to Saltwater Intrusion Improve Household ...

Chi tiết
Liệu thuyết minh định tính trong báo cáo thường niên có làm gia tăng giá trị doanh nghiệp? Bằng chứng mới từ một thị trường mới nổi

Liệu thuyết minh định tính trong báo cáo thường niên có làm gia tăng giá trị doanh nghiệp? Bằng chứng mới từ một thị trường mới nổi

Trong bối cảnh thông tin phi tài chính ngày càng được nhà đầu tư quan tâm, bài báo “Do narrative-related disclosures in the annual report enhance firm ...

Chi tiết
Rào cản địa lý trong xuất khẩu nông sản: Nghiên cứu trường hợp xuất khẩu gạo của Việt Nam sang các quốc gia Tây Phi

Rào cản địa lý trong xuất khẩu nông sản: Nghiên cứu trường hợp xuất khẩu gạo của Việt Nam sang các quốc gia Tây Phi

Tây Phi là một trong những thị trường tiềm năng cho xuất khẩu gạo của Việt Nam, song rào cản địa lý luôn là yếu tố thách thức trong việc mở rộng thị phần. ...

Chi tiết
Liệu việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu có giúp nâng cao khả năng duy trì xuất khẩu? Bằng chứng từ một quốc gia chuyển đổi

Liệu việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu có giúp nâng cao khả năng duy trì xuất khẩu? Bằng chứng từ một quốc gia chuyển đổi

Trong bối cảnh các chuỗi giá trị toàn cầu (GVCs) ngày càng chi phối thương mại quốc tế, bài báo “Does engagement in global value chains enhance export ...

Chi tiết
Mối liên kết giữa sự bất định trong việc áp dụng tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương và stablecoin

Mối liên kết giữa sự bất định trong việc áp dụng tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương và stablecoin

Bài báo “On the connectedness between the uncertainty of central bank digital currency adoption and stablecoins” do TS. Lê Hồng Thái - giảng viên UEB và ...

Chi tiết