VIỆN QUẢN TRỊ KINH DOANH

UEB phối hợp Ban tuyên giáo Trung ương, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học “Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam”

Thanh Mai, Hồng Nam UEB Media 11:18 12/12/2023

Hội thảo được tổ chức với mục đích nhằm đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 36, đề xuất một số nhiệm vụ và giải pháp cho phát triển bền vững kinh tế biển trong tình hình mới.

Tham dự Hội thảo khoa học có PGS.TS Lê Hải Bình – Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; PGS.TS Phạm Bảo Sơn, Phó Giám đốc Đại học Quốc Gia Hà Nội; PGS.TS Nguyễn Trúc Lê, Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội; đồng chí Nguyễn Quế Lâm, Phó Trưởng Ban Chuyên trách Ban chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại Trung ương, Vụ trưởng Vụ Thông tin đối ngoại và hợp tác quốc tế, Ban Tuyên giáo Trung ương cùng đại diện Lãnh đạo các Bộ, ban, ngành, cơ quan, địa phương có liên quan đến công tác biển, đảo cùng đại diện một số cơ sở giáo dục đào tạo, viện nghiên cứu và các chuyên gia, nhà khoa học lĩnh vực biển, đảo.

Toàn cảnh Hội thảo khoa học “Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam”

Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS.TS Lê Hải Bình – Uỷ viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh, theo Nghị quyết số 36 –NQ/TW, ngày 22/10/2018 của Hội nghị Trung ương 8 khoá XII “Về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045” đã xác định rõ quan điểm, mục tiêu, các chủ trương lớn và các giải pháp chủ yếu trong phát triển kinh tế biển, để đến năm 2045, Việt Nam sẽ trở thành quốc gia biển mạnh, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh, an toàn.

PGS.TS Lê Hải Bình – Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu khai mạc Hội thảo

Sau 5 năm triển khai Nghị quyết 36, kinh tế biển đã có được những bước phát triển quan trọng, tạo ra được những động lực phát triển cho từng địa phương và cho cả nước. Đồng thời, định hướng nội dung, phương thức tuyên truyền biển, đảo trên toàn quốc năm 2024 và những năm tiếp theo.

Qua đó, để xây dựng và phát triển kinh tế biển đóng góp vào nền kinh tế đất nước, giải quyết các vấn đề quốc tế, cần thống nhất tư tưởng, nhận thức về vị trí, vai trò và tầm quan trọng đặc biệt của biển đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; khuyến khích các nhà khoa học đẩy mạnh các công trình khoa học nghiên cứu về biển, đảo; đồng thời, góp phần phản bác hoạt động, luận điệu của các thế lực thù địch lợi dụng các vấn đề liên quan đến biển, đảo làm tổn hại đến đất nước ta.

PGS.TS Phạm Bảo Sơn – Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội phát biểu tại Hội thảo

Chia sẻ tại hội thảo, PGS.TS Phạm Bảo Sơn – Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội nêu rõ, Việt Nam là quốc gia biển, biển đảo có vị trí chiến lược trọng yếu trên các phương diện quốc phòng, kinh tế, hợp tác quốc tế. Do vậy, phát triển kinh tế biển Việt Nam phải hài hoà, phù hợp với mục tiêu đảm bảo an ninh quốc phòng. Trên cơ sở đó, đóng góp của các nhà khoa học trong việc nghiên cứu, phát triển kinh tế biển ngày càng được coi trọng. Đại học Quốc gia Hà Nội, với ưu thế vượt trội về các nghiên cứu liên ngành, sẽ là nơi cung cấp nhiều nghiên cứu về biển đảo liên quan đến lịch sử phát triển, các ưu thế về tự nhiên, các nguồn tài nguyên, cũng như các mô hình phát triển kinh tế biển,….

PGS.TS Nguyễn Trúc Lê – Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội khẳng định, nhiệm vụ đưa đất nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển và giàu từ biển cần phải xác định được tầm quan trọng trong phát triển bền vững kinh tế biển. Mặc dù đã đạt được những thành tựu đáng kể, tuy nhiên một số mục tiêu, nhiệm vụ được đề ra trong chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về biển vẫn còn hạn chế, chưa phát huy tốt lợi thế, tiềm năng của biển.

Liên kết giữa các vùng ven biển, giữa vùng, địa phương ven biển với vùng, địa phương trong đất liền; giữa các ngành, lĩnh vực liên quan đến biển còn thiếu chặt chẽ, kém hiệu quả; các vấn đề ô nhiễm môi trường, suy thoái hệ sinh thái có nguy cơ gia tăng bối cảnh biến đổi khí hậu (BĐKH) và nước biển dâng. Do đó, nghiên cứu để đề xuất các mô hình phát triển kinh tế biển hiệu quả và bền vững là vấn đề cấp thiết.

PGS.TS Nguyễn Trúc Lê – Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội phát biểu tại Hội thảo

Hội thảo đã thu hút được sự tham gia và đóng góp ý kiến của nhiều nhà khoa học, nhà hoạch định chính sách, các tổ chức, doanh nghiệp và các bài tham luận đến từ đại diện lãnh đạo các Bộ, ban, ngành, địa phương; cơ sở giáo dục, viện nghiên cứu; chuyên gia trong lĩnh vực biển, đảo... Các bài tham luận xoay quanh nhiều chủ để như: Chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong phát triển bền vững kinh tế biển; thực trạng phát triển các ngành kinh tế biển của Việt Nam hiện nay; công tác đối ngoại, tuyên truyền, thông tin đối ngoại liên quan đến vấn đề Biển đảo hiện nay…

Đại tá Nguyễn Quốc Doanh – Phó Tham mưu trưởng quân chủng Hải quân – Bộ Tư lệnh quân chủng Hải quân trình bày tham luận

Đại tá Nguyễn Quốc Doanh, Phó Tham mưu trưởng Quân chủng Hải quân nhấn mạnh, bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc và phát triển kinh tế biển bền vững là nhiệm vụ, trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta.

Theo Đại tá Nguyễn Quốc Doanh, cần tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của biển, đảo Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; mối quan hệ giữa phát triển bền vững kinh tế biển với bảo đảm quốc phòng, an ninh và chủ quyền đất nước trong tình hình mới; không ngừng xây dựng, củng cố, tăng cường thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân trên biển vững chắc.

Thượng tá, TS. Nguyễn Thanh Minh, Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ Cảnh sát biển trình bày tham luận về Đảng lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, lợi ích quốc gia dân tộc về biển đảo giai đoạn 1986 – 2023
TS. Dư Văn Toán, Viện Nghiên cứu Biển và Hải đảo, Cục Biển và Hải đảo Việt Nam trình bày tham luận về định hướng sử dụng không gian biển cho các ngành kinh tế biển và điện gió ngoài khơi
PGS.TS Nguyễn An Thịnh - Trưởng khoa Kinh tế Phát triển Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN trình bày tham luận về kinh tế biển tỉnh Quảng Ninh tại Hội thảo

Sau khi lắng nghe các tham luận, phiên thảo luận do PGS.TS Lê Trung Thành - Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN và Đồng chí Nguyễn Quế Lâm, Phó Trưởng Ban Chuyên trách Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại Trung ương, Vụ trưởng Vụ Thông tin đối ngoại và hợp tác chủ trì đã lắng nghe nhiều ý kiến chia sẻ của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu về kinh tế biển Việt NamTại Hội thảo các ý kiến tham luận đã đề cập một số giải pháp nhằm phát triển bền vững kinh tế biển.

PGS.TS Lê Trung Thành và - Đồng chí Nguyễn Quế Lâm chủ trì phiên thảo luận tại Hội thảo
GS.TS Mai Trọng Nhuận – Nguyên Gíam đốc ĐHQGHN chia sẻ đóng góp ý kiến cho các bài tham luận tại Hội thảo
Các đại biểu tham dự hội thảo đóng góp ý kiến cho các bài tham luận

Phát biểu tổng kết hội thảo, PGS.TS Lê Trung Thành - Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế đã nhấn mạnh các ý kiến quan trọng tại hội thảo. 

Thứ nhất, cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về phát triển bền vững kinh tế biển. Trong đó, chú trọng nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi chính sách, pháp luật; giải quyết các mâu thuẫn, chồng chéo giữa các văn bản quy phạm pháp luật.

Thứ hai, cần có các chính sách riêng cho từng ngành và địa phương phát triển kinh tế biển. Trong đó, chú trọng nâng cao vai trò chủ thể của doanh nghiệp và địa phương; kết hợp chặt chẽ kinh tế biển với an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường.

Thứ ba, cần nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong phát triển kinh tế biển. Trong đó, tập trung nguồn lực cho công tác thông tin đối ngoại; tích cực tham gia các hiệp định thương mại quốc tế về kinh tế biển, nhất quán đường lối duy trì hòa bình, an ninh, an toàn tự do hàng hải tại Biển Đông.

PGS.TS Lê Trung Thành - Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN phát biểu tổng kết hội thảo

Các khuyến nghị trong Hội thảo sẽ góp phần đẩy mạnh việc tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW, ngày 22/10/2018 về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045.

Một số hình ảnh tại Hội thảo:

[Tuyển dụng Giảng viên UEB] Xây dựng sự nghiệp tại Trường Đại học tốp đầu với môi trường nghiên cứu xuất sắc và chính sách đãi ngộ hấp dẫn

[Tuyển dụng Giảng viên UEB] Xây dựng sự nghiệp tại Trường Đại học tốp đầu với môi trường nghiên cứu xuất sắc và chính sách đãi ngộ hấp dẫn

Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN (UEB) đang tìm kiếm những nhà giáo, nhà nghiên cứu, nhà quản lý, chuyên gia có bằng cấp phù hợp để gia nhập đội ngũ Giảng ...

Chi tiết
Gen Z "bắt sóng" cơ hội nghề nghiệp sáng tạo với Chuyên ngành Quản trị Marketing, Truyền thông và Thương hiệu - Ngành Quản trị Kinh doanh

Gen Z "bắt sóng" cơ hội nghề nghiệp sáng tạo với Chuyên ngành Quản trị Marketing, Truyền thông và Thương hiệu - Ngành Quản trị Kinh doanh

Chắc hẳn Gen Z đã nghe đến hai từ "sáng tạo" rất nhiều trong thời đại ngày nay, nhưng liệu bạn có biết rằng đây chính là cơ hội tuyệt vời giúp bạn khẳng ...

Chi tiết
Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN tham gia họp khởi động chương trình Học tập Quốc tế 2025 tại Viện Kế toán Công chứng Singapore (ISCA)

Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN tham gia họp khởi động chương trình Học tập Quốc tế 2025 tại Viện Kế toán Công chứng Singapore (ISCA)

Trong khuôn khổ chương trình International Learning Journey 2025, giảng viên Khoa Kế toán - Kiểm toán, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN cùng đại diện các ...

Chi tiết
Chuyên ngành Kinh tế Đầu tư và Phát triển – Ngành Kinh tế Phát triển: Bệ phóng cho vị trí hoạch định chiến lược và quản lý tại các doanh nghiệp lớn

Chuyên ngành Kinh tế Đầu tư và Phát triển – Ngành Kinh tế Phát triển: Bệ phóng cho vị trí hoạch định chiến lược và quản lý tại các doanh nghiệp lớn

Bạn là Gen Z đam mê lĩnh vực kinh tế, khao khát được đứng trong đội ngũ quản lý tại các tập đoàn lớn? Bạn muốn làm người “vẽ đường”, lập kế hoạch và tính ...

Chi tiết
Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh và Phát triển Doanh nghiệp - Ngành Quản trị Kinh doanh: Đường đến thành công dành cho những nhà khởi nghiệp tương lai

Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh và Phát triển Doanh nghiệp - Ngành Quản trị Kinh doanh: Đường đến thành công dành cho những nhà khởi nghiệp tương lai

Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh và Phát triển Doanh nghiệp tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội (UEB) mang đến một nền tảng giáo dục vững ...

Chi tiết
Chuyến đi Hải Tiến 2025 - Gặp lại, tri ân và lan tỏa tình thầy trò

Chuyến đi Hải Tiến 2025 - Gặp lại, tri ân và lan tỏa tình thầy trò

Trong không khí rộn ràng của mùa hè 2025, Trường Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức thành công chuyến nghỉ mát thường niên dành cho đoàn ...

Chi tiết
Đào tạo song hành với thực tiễn: UEB bàn giao sinh viên đến thực tập đúng chuyên ngành tại doanh nghiệp, tập đoàn hàng đầu

Đào tạo song hành với thực tiễn: UEB bàn giao sinh viên đến thực tập đúng chuyên ngành tại doanh nghiệp, tập đoàn hàng đầu

Vừa qua, Khoa Kinh tế Phát triển, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN đã giới thiệu và bàn giao sinh viên tới thực tập đúng chuyên ngành tại các doanh nghiệp, ...

Chi tiết
Học Chuyên ngành Kế toán định hướng nghề nghiệp quốc tế: Chinh phục vị trí quản lý trong doanh nghiệp toàn cầu với thu nhập hấp dẫn

Học Chuyên ngành Kế toán định hướng nghề nghiệp quốc tế: Chinh phục vị trí quản lý trong doanh nghiệp toàn cầu với thu nhập hấp dẫn

Ấp ủ trở thành chuyên gia về tài chính – kế toán, làm việc trong các tập đoàn đa quốc gia là giấc mơ bấy lâu nay của bạn? Sở hữu thu nhập hấp dẫn và cơ ...

Chi tiết
UEB tổ chức thành công Hội thảo quốc tế “Quản trị nguồn nhân lực chiến lược trong phát triển ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam”

UEB tổ chức thành công Hội thảo quốc tế “Quản trị nguồn nhân lực chiến lược trong phát triển ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam”

Vừa qua, tại Hội trường 801 – Nhà E4, Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN đã tổ chức thành công Hội thảo quốc tế với chủ đề “Quản trị nguồn nhân lực chiến lược ...

Chi tiết