KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

Đại diện các Bộ ngành, các doanh nghiệp và các giảng viên tham dự Hội thảo khoa học "Thúc đẩy thương mại nông sản Việt Nam - Australia trong bối cảnh thực thi các Hiệp định thương mại tự do"

Mai Mai 12:29 01/04/2023

Ngày 30/3/2023, Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, Trường Đại học Kinh tế – ĐHQGHN tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề "Thúc đẩy thương mại nông sản Việt Nam - Australia trong bối cảnh thực thi các Hiệp định thương mại tự do".

Tham dự hội thảo có PTS.TS. Nguyễn Anh Thu – Phó Hiệu trưởng; PGS.TS. Hà Văn Hội – Trưởng Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế; TS. Vũ Thanh Hương –  Phó Trưởng Khoa KT&KDQT;  Ông Vũ Huy Phúc, Phó trưởng bộ môn nghiên cứu Thị trường và Ngành hàng, Viện chính sách và Chiến lược PTNNNT, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn; Bà Nguyễn Yến Ngọc, Trưởng phòng Xử lý phòng vệ thương mại nước ngoài, Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương; Ông Nguyễn Đức Hưng, Giám đốc điều hành công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thực phẩm Toàn cầu; Bà Đặng Thị Thanh Hải, Phó Giám đốc chi nhánh Công ty cổ phần quốc tế Logistics Hoàng Hà và đông đảo giảng viên và chuyên viên, học viên và sinh viên Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN.

Mở đầu Hội thảo, PTS.TS. Nguyễn Anh Thu, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN phát biểu khai mạc Hội thảo. PTS.TS. Nguyễn Anh Thu chào mừng các vị đại biểu đến từ các Bộ, Ngành, các đại diện doanh nghiệp, giảng viên, học viên và sinh viên đã đến tham dự Hội thảo. Trong bài phát biểu của mình, PGS.TS. Nguyễn Anh Thu giới thiệu đôi nét về Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN với các đại biểu đến từ  Bộ, Ngành và các đại diện doanh nghiệp. Bà cũng chia sẻ đây là hội thảo được thực hiện với sự đóng góp từ nhóm nghiên cứu gồm những cựu sinh viên đã học tập và sinh sống tại Australia và đang tham gia trong dự án về “Thúc đẩy thương mại nông sản Việt Nam – Australia trong bối cảnh thực hiện các Hiệp định thương mại tự do” do Aus4Skills tài trợ. Bà cũng nhấn mạnh rằng Việt Nam và Australia là hai quốc gia có nền tảng quan hệ ngoại giao và kinh tế rất vững chắc; Việt Nam và Australia hiện là thành viên của ba Hiệp định thương mại tự do gồm AANZFTA, CPTPP và RCEP. Tuy nhiên, kim ngạch thương mại giữa hai quốc gia còn tương đối khiêm tốn, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại nông sản. 

Do đó, việc nghiên cứu, trao đổi, làm rõ các khó khăn, thách thức trong hoạt động thương mại giữa hai nước nói chung và thương mại nông sản nói riêng nhằm đưa ra các biện pháp để thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Australia là hết sức cần thiết và có ý nghĩa. 

Ngay sau bài phát biểu khai mạc của PGS.TS. Nguyễn Anh Thu, PGS.TS. Hà Văn Hội - Trưởng Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN trong bài phát biểu chào mừng đã chia sẻ rằng các nghiên cứu của Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế luôn mong muốn thực hiện nhiều nghiên cứu, dự án hợp tác, trao đổi giữa các Bộ, Ngành và các doanh nghiệp để đưa ra được những giải pháp, tư vấn nhằm thúc đẩy hoạt động thương mại giữa Việt Nam và Australia. Cuối cùng, PGS.TS. Hà Văn Hội đã gửi lời cảm ơn các đại biểu đã dành thời gian đến tham gia và chia sẻ các kiến thức và kinh nghiệm cho Hội thảo. 

Phiên 1 của Hội thảo gồm 03 báo cáo liên quan đến vấn đề chính sách dưới sự chủ trì của TS. Vũ Thanh Hương.

(1) Báo cáo “Thương mại nông sản Việt Nam – Australia trong bối cảnh thực thi các FTAs” do TS. Vũ Thanh Hương – Trường Đại học Kinh tế trình bày. TS. Vũ Thanh Hương đã đưa ra một bức tranh toàn cảnh về thương mại giữa Việt Nam và Australia nói chung và thương mại nông sản nói riêng về cán cân thương mại, tỷ trọng xuất nhập khẩu và các mặt hàng xuất nhập khẩu chính của Việt Nam và Australia. TS.Hương đưa ra thực trạng xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Úc còn khiêm tốn và chỉ tập trung vào 3 nhóm hàng chính thuỷ sản (tôm, phile cá tra và cá basa), trái cây và các loại hạt; và rau củ quả đông lạnh…; bài trình bày cũng cung cấp các thông tin về thị trường Australia, đánh giá Australia là một thị trường khó tính (ví dụ như để có được giấy phép xuất khẩu các hoa quả tươi sang Australia cần 7-12 năm đàm phán,…); TS Vũ Thanh Hương cũng đánh giá một số tiềm năng, cơ hội và thách thức trong việc thúc đẩy thương mại và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của Việt Nam và Australia; Việt Nam cần dựa vào các FTA để thúc đẩy xuất khẩu nông sản sang Australia, đặc biệt là các cam kết liên quan đến quy tắc xuất xứ, các giải pháp thuận lợi hoá thương mại; hiện đại hoá, đơn giản hoá thủ tục hải quan, đàm phán để nâng cấp các Hiệp định hướng tới phát triển bền vững và thúc đẩy doanh nghiệp SMEs vào thương mại quốc tế,…

(2) Báo cáo “Xuất khẩu nông sản sang thị trường Australia: Thực trạng và những quy định do Ông Vũ Huy Phúc, Phó trưởng bộ môn nghiên cứu Thị trường và Ngành hàng, Viện chính sách và Chiến lược PTNNNT, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn trình bày. Ông Vũ Huy Phúc đã đưa ra được bức tranh xuất nhập khẩu nông sản giữa Việt Nam và Australia. Các mặt hàng chính tăng trưởng đều đặn từ 2009 đến 2022. Tuy nhiên, trong năm 2021 và 2022 có sự nhập khẩu tăng đột biến lúa mì và thức ăn gia súc do tác động của chiến tranh giữa Nga và Ukraina. 

Diễn giả đã trình bày những điểm cần lưu ý khi Việt Nam xuất khẩu sang Australia như: Các biện pháp phi thuế quan, yêu cầu về kĩ thuật nghiêm ngặt thậm chí có nhiều quy định khắt khe hơn cả EU và Hoa kỳ; thị trường Australia là thị trường mở nên mức độ cạnh tranh rất cao giữa các nhà nhập khẩu đến từ các quốc gia khác như Thái Lan; các quy định liên quan đến chính sách thuế; quy định về bao bì, nhãn mác, đóng gói; quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch; quy định về cùng trồng, quy định về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên sản phẩm,…các quy định liên quan quyền sở hữu trí tuệ; thương hiệu; tập quán kinh doanh,... Diễn giả cũng đã đưa những thông tin cụ thể về các nguồn mà doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu có thể truy cập để nghiên cứu. Thêm nữa, Ông Vũ Huy Phúc đã đưa ra những phân tích SWOT đánh giá những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức của Việt Nam trong  hoạt động xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Australia.

(3) Báo cáo “Phòng vệ thương mại: những điều cần lưu ý trong thương mại nông sản với Australia” của Bà Nguyễn Yến Ngọc, Trưởng phòng Xử lý phòng vệ thương mại nước ngoài, Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương. Bà Nguyễn Yến Ngọc đã đưa đến cho Hội thảo những thông tin rất cụ thể và hữu ích liên quan đến các biện pháp phòng vệ thương mại (PVTM); thống kê các vụ việc PVTM trên thế giới; đồng thời, đưa ra nhưng thực trạng các vụ việc điều tra PVTM của Australia đối với hàng nhập khẩu vào Australia; bài trình bày cũng nêu rõ các quy trình, thủ tục điều tra PVTM của Australia; Một số vụ việc PVTM điển hình của Việt Nam và đưa ra bài học kinh nghiệm, một số lưu ý về PVTM trong thương mại nông sản với Australia.

Cuối bài trình bày, Bà Nguyễn Yến Ngọc mang đến thông điệp rằng mặc dù, hiện nay nông sản Việt Nam chưa bị Australia áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại tuy nhiên, cần quan tâm hơn về vấn đề này trong tương lai. Do đó, Chính phủ, Hiệp hội doanh nghiệp, các doanh nghiệp cần đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau để có thể đối phó và giải quyết làm sao để giúp các sản phẩm của Việt Nam có thể tiến ra thị trường thế giới nói chung và thị trường Australia nói riêng.

Sau thời gian nghỉ giải lao, Hội thảo tiếp tục với phiên thứ 2 dưới sự chủ trì của PGS.TS. Hà Văn Hội với hai báo cáo gồm: 

(4) Báo cáo “Câu chuyện xuất khẩu vải thiều tới Australia” của Ông Nguyễn Đức Hưng, Giám đốc điều hành công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thực phẩm Toàn cầu. Ông Hưng đã giới thiệu đôi nét về công ty Global Food, các bộ sản phẩm tươi và bộ sản phẩm đông lạnh mà công ty có thế mạnh xuất khẩu sang thị trường Australia; Ông Nguyễn Đức Hưng cũng chia sẻ các thông tin rất hữu ích liên quan đặc điểm thị trường Australia như chuỗi cung ứng rau củ quả tại thị trường Australia, hồ sơ nhập khẩu cần có như CO, Phyco, Packing list,…; các quy định về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (vùng sản xuất, đóng gói, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, chiếu xạ,…). Cuối cùng, ông Hưng cũng đưa ra những thuận lợi và khó khăn trong quá trình xuất khẩu vải sang Australia. Kết thúc bài trình bày, Ông Hưng chia sẻ sẵn sàng hợp tác với Khoa trong việc nhận sinh viên đến kiến tập, thực tập tại công ty, đồng thời, các sinh viên có năng lực có mong muốn làm việc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thì công ty cũng rất chào đón. 

(5) Báo cáo “Kinh nghiệm thủ tục kiểm dịch và chiếu xạ hàng trái vải vào Úc” của Bà Đặng Thị Thanh Hải, Phó Giám đốc chi nhánh Công ty cổ phần quốc tế Logistics Hoàng Hà. Bà Đặng Thị Thanh Hải đã mang đến một góc nhìn thực tiễn công tác thực hiện việc chiếu xạ,  kiểm dịch thực vật, thủ tục hải quan xuất khẩu đối với mặt hàng vải trước khi xuất khẩu sang thị trường Australia của công ty. Bà đã đưa ra một các minh chứng, giấy tờ, chứng nhận thực tế liên quan đến quy trình chiếu xạ, kiểm dịch thực vật và một bộ thủ tục hải quan xuất khẩu để các đại biểu, học viên, sinh viên có một cái nhìn chi tiết về các hoạt động này trên thực tế. Kết thúc bài trình bày, bà Thanh Hải cũng chia sẻ, công ty rất chào đón sinh viên yêu thích công việc Logistics của Khoa đến kiến tập; đồng thời, rất mong có thể hợp tác với Khoa trong nhiều hoạt động trong tương lai. 

Trong phiên 2, các đại diện của các doanh nghiệp đã đưa đến cho Hội thảo một góc nhìn thực tiễn hoạt động. Những câu chuyện, thuận lợi, khó khăn của doanh nghiệp trong việc đưa các sản phẩm trái cây của Việt Nam sang thị trường Australia.. 

Sau hai phần trình bày trong phiên 2, Hội thảo chuyển sang phần đặt câu hỏi và trao đổi với các Diễn giả. Đã có nhiều sinh viên tham gia đặt câu hỏi cho Diễn giả và được các Diễn giả giải đáp với nhiều thông tin rất hữu ích. 

Sau một thời gian làm việc khẩn trương và hiệu quả, Hội thảo đã đưa ra rất nhiều thông tin, những kiến thức cả về lý thuyết và thực tiễn liên quan đến thương mại nông sản giữa Việt Nam và Australia , các chia sẻ của các diễn giả thực sự rất hữu ích để giảng viên, học viên, sinh viên áp dụng trong giảng dạy, nghiên cứu và học tập.

Hội thảo được tổ chức cũng nhằm đẩy mạnh hoạt động NCKH, hợp tác phát triển của Khoa KT&KDQT nói riêng và của Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN nói chung, gắn các nghiên cứu với thực tiễn thương mại quốc tế, chính sách của nhà nước và hoạt động của doanh nghiệp.

Hai nhóm NCKH sinh viên của Khoa KT&KDQT xuất sắc đạt giải Nhất tại Hội nghị NCKH sinh viên cấp trường năm học 2023 - 2024

Hai nhóm NCKH sinh viên của Khoa KT&KDQT xuất sắc đạt giải Nhất tại Hội nghị NCKH sinh viên cấp trường năm học 2023 - 2024

Ngày 03/5/2024, Hội nghị NCKH Sinh viên cấp Trường đã diễn ra. Kết quả 03 nhóm sinh viên của Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế đã xuất sắc đạt được những ...

Chi tiết
Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN đổi mới chương trình - Tạo đột phá trong đào tạo

Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN đổi mới chương trình - Tạo đột phá trong đào tạo

Tính đến năm 2024, ba lĩnh vực: Kinh doanh và kinh tế, Kinh doanh và khoa học quản lý, Kinh tế và kinh tế lượng của Trường Đại học Kinh tế đã được các ...

Chi tiết
Buổi tư vấn: "Ảnh hưởng của thuế tối thiểu toàn cầu đến hoạt động của các doanh nghiệp đầu tư đa quốc gia"

Buổi tư vấn: "Ảnh hưởng của thuế tối thiểu toàn cầu đến hoạt động của các doanh nghiệp đầu tư đa quốc gia"

Vào ngày 13/04/2024 vừa qua, buổi tư vấn “Ảnh hưởng của thuế tối thiểu toàn cầu đến các doanh nghiệp đầu tư đa quốc gia” dành cho các doanh nghiệp của ...

Chi tiết
Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN tổ chức Diễn đàn hợp tác kinh tế ASEAN và các nền kinh tế mới nổi với Liên bang Nga trong bối cảnh mới: Vấn đề và Triển vọng

Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN tổ chức Diễn đàn hợp tác kinh tế ASEAN và các nền kinh tế mới nổi với Liên bang Nga trong bối cảnh mới: Vấn đề và Triển vọng

Diễn đàn được tổ chức thành công với mục tiêu kết nối các đối tác thương mại, dịch vụ và đầu tư của các nước ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng ...

Chi tiết
Từ giảng đường tới doanh nghiệp: Trang bị kiến thức và kinh nghiệm thực chiến ngay tại lớp học chuyên ngành của Khoa Kinh tế & Kinh doanh Quốc tế - UEB

Từ giảng đường tới doanh nghiệp: Trang bị kiến thức và kinh nghiệm thực chiến ngay tại lớp học chuyên ngành của Khoa Kinh tế & Kinh doanh Quốc tế - UEB

Chương trình “Tư duy kinh doanh trong các doanh nghiệp Nhật Bản” nằm trong chuỗi chương trình "FROM UEB TO GLOBAL ENTERPRISES SERIES" do khoa Kinh tế & ...

Chi tiết
“Tư duy kinh doanh trong các doanh nghiệp Nhật Bản"

“Tư duy kinh doanh trong các doanh nghiệp Nhật Bản"

Vào ngày 09/04/2024, nằm trong chuỗi sự kiện “From UEB to global enterprises series”, Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế - Trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN sẽ ...

Chi tiết
Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN lần đầu tiên Xét tuyển hồ sơ đăng ký đại học trực tiếp tại các điểm trường THPT

Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN lần đầu tiên Xét tuyển hồ sơ đăng ký đại học trực tiếp tại các điểm trường THPT

Không chỉ mở cổng xét tuyển Đại học sớm, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN còn đồng hành cùng các sĩ tử 2K6 thông qua chuỗi Xét tuyển hồ sơ đăng ký đại học ...

Chi tiết
Liên kết Nhà trường - Gia đình - Cựu Sinh viên - “Kiềng 3 chân” mang lại giá trị vượt trội cho người học

Liên kết Nhà trường - Gia đình - Cựu Sinh viên - “Kiềng 3 chân” mang lại giá trị vượt trội cho người học

Việc thành lập Ban liên lạc phụ huynh sinh viên Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN cùng với sự hỗ trợ của Hội cựu sinh viên và những nỗ lực của Nhà trường ...

Chi tiết