Vừa qua, TS.Nguyễn Văn Lộc – Giảng viên Viện Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN (UEB) với đề tài nghiên cứu “Thuế chuyển nhượng bất động sản – Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam” đã có phần trình bày tại Hội thảo khoa học với chủ đề “Phát triển kinh tế số và ứng dụng công nghệ trong kinh tế hiện đại”, tổ chức tại Trường Đại học Sao Đỏ với sự góp mặt của nhiều nhà nghiên cứu, chuyên gia, các nhà hoạch định chính sách đến từ các trường đại học, viện nghiên cứu và cơ quan quản lý nhà nước.
Trong bối cảnh chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ, lĩnh vực bất động sản – một trong những trụ cột của nền kinh tế – đang đứng trước yêu cầu cấp thiết phải minh bạch hóa thông tin và nâng cao hiệu quả quản lý. Thực tế hiện nay cho thấy công tác quản lý vẫn phụ thuộc nhiều vào hồ sơ giấy tờ, quy định về thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng còn thiếu thống nhất, dẫn đến tình trạng thất thu ngân sách và méo mó thị trường. Trước thực trạng đó, nghiên cứu của TS. Nguyễn Văn Lộc đã mang đến một góc nhìn mới: sử dụng chính sách thuế như một công cụ điều tiết thị trường, đồng thời ứng dụng chuyển đổi số để hướng tới một thị trường bất động sản minh bạch, vận hành hiện đại và phát triển bền vững.
TS.Nguyễn Văn Lộc – Giảng viên Viện Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN (bên trái) trình bày nghiên cứu tại Hội thảo Khoa học Phát triển Kinh tế số và ứng dụng công nghệ trong kinh tế hiện đại diễn ra ở Trường Đại học Sao Đỏ, Hải Dương
Trong bối cảnh thị trường bất động sản Việt Nam đang chịu nhiều tác động phức tạp, tình trạng đầu cơ gia tăng và áp lực lên an sinh xã hội ngày càng rõ nét, chính sách thuế chuyển nhượng bất động sản (TCNBĐS) được đánh giá là một công cụ kinh tế quan trọng giúp điều tiết thị trường và phân phối lại tài sản xã hội. Tuy nhiên, hệ thống chính sách hiện hành còn tồn tại nhiều điểm nghẽn cần sớm được tháo gỡ. Theo TS. Nguyễn Văn Lộc, một trong những vấn đề lớn của chính sách thuế chuyển nhượng bất động sản hiện nay là tính công bằng còn nhiều hạn chế. Quy định mức thuế suất cố định 2% đối với thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản, không phân biệt thời gian nắm giữ tài sản, đang tạo ra sự bất bình đẳng giữa các đối tượng giao dịch, điều này không chỉ vô tình tiếp tay cho hoạt động đầu cơ, “lướt sóng” bất động sản ngắn hạn mà còn gây khó khăn cho người dân thực hiện giao dịch vì nhu cầu thực; Tình trạng thất thu thuế, khó kiểm soát các giao dịch bất động sản, sự thiếu minh bạch trong việc xác định giá trị bất động sản, hay chính sách TCNBĐS hiện hành còn bộc lộ sự thiếu linh hoạt trước những biến động nhanh của thị trường.
TS. Nguyễn Văn Lộc trình bày nghiên cứu “Thuế chuyển nhượng bất động sản – Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam”
Thông qua phân tích kinh nghiệm của một số quốc gia có hệ thống thuế bất động sản phát triển, TS. Nguyễn Văn Lộc chỉ ra rằng việc tham khảo và vận dụng phù hợp các mô hình quốc tế là cần thiết để Việt Nam xây dựng một chính sách thuế chuyển nhượng bất động sản hiệu quả, vừa kiểm soát đầu cơ, vừa đảm bảo nguồn thu và thúc đẩy sự phát triển bền vững của thị trường.
Chẳng hạn, tại Liên bang Nga, việc phân biệt mức thuế theo thời gian sở hữu bất động sản giúp hạn chế hành vi đầu cơ ngắn hạn, đồng thời quy định bắt buộc đăng ký giao dịch và áp dụng mức giá tối thiểu khi tính thuế đã góp phần hạn chế tình trạng kê khai giá thấp. Hoa Kỳ triển khai hệ thống thuế linh hoạt theo từng bang, đồng thời điều chỉnh mức thuế thu nhập từ vốn với giao dịch ngắn hạn cao hơn và miễn giảm cho nhà ở chính, qua đó khuyến khích đầu tư dài hạn và quyền sở hữu ổn định. Hàn Quốc lại sử dụng thuế lũy tiến tính theo giá trị thị trường, đồng thời đánh thuế rất cao với giao dịch ngắn hạn và người sở hữu nhiều bất động sản, thể hiện quyết tâm kiểm soát đầu cơ bằng công cụ thuế. Tại Singapore, các biện pháp như thuế bổ sung cho căn nhà thứ hai và thuế đánh mạnh vào người bán ngắn hạn đã chứng minh hiệu quả trong việc ổn định thị trường, hạn chế tình trạng "lướt sóng" và đảm bảo quyền tiếp cận nhà ở cho người dân.
Nghiên cứu của Giảng viên UEB mang đến góc nhìn mới về thuế bất động sản và các tư vấn chính sách thiết thực, giá trị cho Việt Nam
Để khắc phục những bất cập và phát triển thị trường bất động sản bền vững, giảng viên UEB – TS.Nguyễn Văn Lộc đề xuất, Việt Nam cần triển khai đồng bộ các giải pháp cải cách mang tính đột phá như sau:
- Thứ nhất, ưu tiên hàng đầu là cải cách cơ bản cơ chế định giá bất động sản. Cần xây dựng hệ thống định giá độc lập, chuyên nghiệp, phản ánh sát giá thị trường và được cập nhật thường xuyên.
- Thứ hai, áp dụng thuế suất linh hoạt và lũy tiến đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản. Mức thuế cao hơn nên dành cho các giao dịch ngắn hạn và cá nhân, tổ chức sở hữu nhiều bất động sản, tương tự chính sách của Nga, Hàn Quốc và Singapore.
- Thứ ba, hoàn thiện và tích hợp cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai và bất động sản. Việc kết nối dữ liệu giữa cơ quan thuế, địa chính, ngân hàng và văn phòng công chứng sẽ kiểm soát hiệu quả các giao dịch, hạn chế kê khai giá thấp, chống thất thu thuế và tăng tính minh bạch cho thị trường.
- Thứ tư, phát triển chính sách ưu đãi thuế có chọn lọc. Bên cạnh kiểm soát đầu cơ, cần miễn giảm hoặc ưu đãi thuế cho các dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp và giao dịch mua bán nhà ở đầu tiên, học từ kinh nghiệm của Hoa Kỳ.
Ngoài ra, cần tiếp tục rà soát và hoàn thiện các quy định pháp luật để đảm bảo tính đồng bộ và rõ ràng; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế; và nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của người nộp thuế.
Hội thảo mà TS. Nguyễn Văn Lộc trình bày nghiên cứu quy tụ nhiều chuyên gia, nhà khoa học, các nhà quản lý chính sách và các giảng viên, sinh viên đại học đến tham dự
Đề tài nghiên cứu “Thuế chuyển nhượng bất động sản – Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam” của TS. Nguyễn Văn Lộc - Giảng viên Viện Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế – ĐHQGHN không chỉ là một công trình nghiên cứu học thuật mà còn là nguồn tham vấn chính sách giá trị cho Đảng và Nhà nước trong bối cảnh thị trường bất động sản Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức. Công trình góp phần khẳng định vai trò tiên phong của Trường Đại học Kinh tế – ĐHQGHN trong việc kết nối tri thức, đồng hành cùng sự phát triển của đất nước thông qua hoạt động nghiên cứu, tư vấn và hoạch định chính sách.
Với tinh thần phục vụ cộng đồng và trách nhiệm học thuật gắn với các vấn đề kinh tế – xã hội cấp thiết, những nghiên cứu từ UEB không chỉ dừng lại ở giá trị lý luận, mà còn lan tỏa những đóng góp thiết thực cho quá trình cải cách và phát triển bền vững của Việt Nam trong thời đại kỷ nguyên số!
Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN (UEB) đang tìm kiếm những nhà giáo, nhà nghiên cứu, nhà quản lý, chuyên gia có bằng cấp phù hợp để gia nhập đội ngũ Giảng ...
Chi tiếtChắc hẳn Gen Z đã nghe đến hai từ "sáng tạo" rất nhiều trong thời đại ngày nay, nhưng liệu bạn có biết rằng đây chính là cơ hội tuyệt vời giúp bạn khẳng ...
Chi tiếtTrong khuôn khổ chương trình International Learning Journey 2025, giảng viên Khoa Kế toán - Kiểm toán, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN cùng đại diện các ...
Chi tiếtBạn là Gen Z đam mê lĩnh vực kinh tế, khao khát được đứng trong đội ngũ quản lý tại các tập đoàn lớn? Bạn muốn làm người “vẽ đường”, lập kế hoạch và tính ...
Chi tiếtChuyên ngành Quản trị Kinh doanh và Phát triển Doanh nghiệp tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội (UEB) mang đến một nền tảng giáo dục vững ...
Chi tiếtTrong không khí rộn ràng của mùa hè 2025, Trường Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức thành công chuyến nghỉ mát thường niên dành cho đoàn ...
Chi tiếtVừa qua, Khoa Kinh tế Phát triển, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN đã giới thiệu và bàn giao sinh viên tới thực tập đúng chuyên ngành tại các doanh nghiệp, ...
Chi tiếtẤp ủ trở thành chuyên gia về tài chính – kế toán, làm việc trong các tập đoàn đa quốc gia là giấc mơ bấy lâu nay của bạn? Sở hữu thu nhập hấp dẫn và cơ ...
Chi tiếtVừa qua, tại Hội trường 801 – Nhà E4, Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN đã tổ chức thành công Hội thảo quốc tế với chủ đề “Quản trị nguồn nhân lực chiến lược ...
Chi tiết