Năm 2025 đánh dấu một cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Đây là năm tổng kết 40 năm Đổi mới, đồng thời là năm cuối cùng thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025. Trong bối cảnh này, hội thảo quốc tế “Con đường Công nghiệp hoá của Việt Nam trong kỷ nguyên mới” do Khoa Kinh tế Chính trị - Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội chủ trì được tổ chức nhằm tổng kết và đánh giá các chính sách công nghiệp của Việt Nam kể từ Đổi mới đến nay, nhận diện những thành tựu đã đạt được, những hạn chế còn tồn tại, cũng như các thách thức mới trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, biến đổi khí hậu toàn cầu và các bất ổn địa chính trị ngày càng gia tăng.
The year 2025 marks a significant milestone in Vietnam’s socio-economic development journey. It commemorates 40 years since the Doi Moi (Renovation) reforms and concludes the 2021–2025 socio-economic development plan. In this context, the international conference titled “Vietnam’s Path to Industrialization in the New Era”, organized by the Faculty of Political Economy, VNU University of Economics and Business, aimed to review and assess Vietnam’s industrial policy since the inception of Doi Moi, identify achievements and ongoing shortcomings, and address new challenges posed by the Fourth Industrial Revolution, global climate change, and intensifying geopolitical instability.
Trong bối cảnh kinh tế đang biến động mạnh mẽ và biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt, việc tìm kiếm một mô hình phát triển bền vững trở thành ưu tiên chiến lược của nhiều quốc gia, đặc biệt là các nền kinh tế đang chuyển đổi như Việt Nam. Để đạt được những mục tiêu phát triển trong vài thập kỷ tới, Việt Nam không chỉ cần tăng trưởng nhanh, mà còn phải tăng trưởng “xanh” và “bền vững”. Con đường công nghiệp hóa của Việt Nam trong kỷ nguyên mới cần lưu ý những khuyến nghị chính sách như sau:
Cần tập trung cải cách thể chế và nâng cao năng lực quản trị
Sau gần 40 năm Đổi mới, mô hình công nghiệp hóa của Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả tích cực nhưng cũng bộc lộ những giới hạn rõ rệt về thể chế và năng lực thực thi chính sách. Sự chồng chéo trong điều hành, bộ máy hành chính cồng kềnh và năng lực hoạch định còn hạn chế đang là những điểm nghẽn trong quá trình tái cơ cấu và nâng cấp nền công nghiệp quốc gia. Cải cách thể chế mạnh mẽ là điều kiện tiên quyết để tránh bẫy thu nhập trung bình và tạo môi trường cho công nghiệp hóa sáng tạo. Việt Nam cần củng cố hệ thống pháp luật và môi trường pháp lý, đồng thời nâng cao hiệu quả đầu tư công cả về quy mô và chất lượng.
Để phục vụ phát triển công nghiệp, việc tinh giản bộ máy hành chính, chống tham nhũng và thúc đẩy minh bạch hóa kinh tế - xã hội cũng rất cần thiết. Tinh giản bộ máy giúp nâng cao hiệu quả hoạt động, giảm chi phí, và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp. Chống tham nhũng tạo môi trường kinh doanh minh bạch, công bằng, thu hút đầu tư. Thúc đẩy minh bạch hóa kinh tế - xã hội tạo động lực phát triển, khuyến khích sự tham gia của người dân và doanh nghiệp.
Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 17/11/2022, Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã chỉ rõ nội lực của nền kinh tế nước ta còn yếu, năng suất lao động thấp, chậm được cải thiện. Năng lực độc lập, tự chủ thấp, phụ thuộc nhiều vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, trong khi khu vực kinh tế tư nhân trong nước chưa đáp ứng được vai trò là một động lực quan trọng thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp Việt Nam nhìn chung còn phát triển thiếu bền vững với giá trị gia tăng của sản phẩm thấp, chưa tham gia sâu vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu. Điều này nhấn mạnh sự cần thiết phải chuyển từ mô hình lắp ráp sang tự chủ công nghệ, phát triển doanh nghiệp nội địa, gia tăng năng lực sản xuất lõi. Chính sách công nghiệp cần hướng tới phát triển công nghiệp hỗ trợ, gia tăng giá trị nội địa và năng lực tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Cần đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp, tiếp nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến, hiện đại; mua bản quyền, sáng chế, phần mềm (bao gồm cả chuyển đổi số) .... nhằm nâng cao hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cho sản phẩm.
Để thu hút các dự án đầu tư lớn, dự án công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, và phục vụ hoạt động sản xuất, cần xác định vai trò then chốt của công tác xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng. Theo đó, các Bộ, ngành Trung ương, các đơn vị liên quan và các chủ đầu tư đẩy mạnh phối hợp, xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng, như hạ tầng giao thông, lưới điện...; thúc đẩy công tác chỉ đạo giải phóng mặt bằng, chú trọng các cơ chế, giải pháp đẩy nhanh việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.... Đồng thời, cần khuyến khích đầu tư phát triển hạ tầng logistic, trước mắt là hệ thống cảng cạn, kho bãi…; hỗ trợ các doanh nghiệp logistic đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ, tập trung. Kết nối hỗ trợ các doanh nghiệp từng bước tiếp cận, kết nối với mạng lưới doanh nghiệp logistic cả nước, khu vực và quốc tế nhằm học hỏi, tiếp cận công nghệ quản lý, vận hành hiện đại theo hướng cách mạng công nghiệp 4.0 trong hoạt động logistic.
Hiện nay, chuyển đổi xanh không còn là một lựa chọn hay xu hướng đơn lẻ, mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc trong bối cảnh Việt Nam đang đối mặt với hàng loạt thách thức từ biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, suy giảm tài nguyên thiên nhiên và các hiện tượng khí hậu cực đoan. Những yếu tố này đã và đang tác động trực tiếp đến đời sống người dân và định hướng phát triển bền vững của quốc gia. Vì vậy, công nghiệp hóa trong kỷ nguyên mới buộc phải tương thích với mục tiêu giảm phát thải và phát triển bền vững. Theo đó, cần đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo, giao thông xanh, nông nghiệp thông minh và xây dựng thị trường carbon trong nước.
Phát triển công nghiệp xanh ở Việt Nam đặt ra yêu cầu đối với một chiến lược truyền thông hiệu quả. Theo đó, việc tuyên truyền cần nhấn mạnh tác hại của các ngành công nghiệp truyền thống, như khai khoáng, xi măng, luyện kim, sản xuất giấy… đến môi trường và sức khỏe cộng đồng. Bên cạnh lợi ích kinh tế, công nghiệp xanh còn góp phần xây dựng một xã hội bền vững, thịnh vượng. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu kỹ lưỡng và toàn diện, phát triển chiến lược phát triển công nghiệp xanh và cơ chế thực thi hiệu quả tại Việt Nam.
Phát triển nguồn nhân lực và khoa học công nghệ
Đại hội XIII nhận định “Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, ưu tiên nguồn nhân lực cho công tác lãnh đạo, quản lý và các lĩnh vực then chốt trên cơ sở nâng cao, tạo bước chuyển biến căn bản, mạnh mẽ, toàn diện về chất lượng giáo dục, đào tạo gắn với cơ chế tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ người tài; đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng và phát triển khoa học-công nghệ”. Để nâng cấp công nghiệp, trước tiên cần có nguồn nhân lực chất lượng cao tương xứng, có đội ngũ lãnh đạo đủ tài năng, có tầm nhìn chiến lược, có ý thức, trách nhiệm… Tuy nhiên, Việt Nam đang thiếu hụt nghiêm trọng kỹ sư, nhà nghiên cứu và chuyên gia công nghệ cao... Đây là một trong những điểm nghẽn chính trong quá trình chuyển đổi sang công nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam.
Cần xây dựng Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam, tạo cơ sở cho các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục đào tạo triển khai xây dưng chương trình, kế hoạch phát triển cho ngành. Đồng thời, hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, nhất là những quy định liên quan đến ưu đãi trong đào tạo, tuyển dụng và thu hút nhân lực; trong nghiên cứu và phát triển; trong tự chủ đại học. Đẩy mạnh phối hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia đào tạo và thương mại hóa nghiên cứu.
Việt Nam cần đầu tư mạnh vào giáo dục kỹ thuật, nghiên cứu ứng dụng, và hệ sinh thái đổi mới sáng tạo. Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho một số ngành, lĩnh vực then chốt để thúc đẩy ngành công nghiệp phát triển theo tinh thần Đại hội XIII: “Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế. Phát triển đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành; chú trọng đội ngũ nhân lực kỹ thuật, nhân lực số, nhân lực quản trị công nghệ, nhân lực quản lý, quản trị doanh nghiệp; nhân lực quản lý xã hội và tổ chức cuộc sống, chăm sóc con người”.
Hội nhập quốc tế và đa dạng hóa quan hệ kinh tế
Hội nhập quốc tế và đa dạng hóa quan hệ kinh tế đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển công nghiệp tại Việt Nam. Bằng cách mở rộng thị trường, thu hút đầu tư và công nghệ, cũng như đa dạng hóa cơ cấu kinh tế, Việt Nam có thể tăng cường năng lực cạnh tranh và giảm sự phụ thuộc vào một số ngành hoặc nguồn lực nhất định. Việt Nam cũng có thể tận dụng cú sốc Trump” như cơ hội để tái cấu trúc mô hình hội nhập. Theo đó, nước ta cần giảm phụ thuộc vào một số thị trường lớn và chủ động điều chỉnh chính sách thương mại.
Tuy nhiên, việc hội nhập quốc tế cũng đặt ra một số thách thức, như cạnh tranh gay gắt, nguy cơ phụ thuộc vào các nguồn lực bên ngoài, và sự cần thiết phải có các chính sách phù hợp để bảo vệ các ngành công nghiệp non trẻ. Do đó, Việt Nam cần có chiến lược hội nhập quốc tế phù hợp, chủ động ứng phó với các cú sốc thương mại và địa chính trị, tận dụng tối đa các cơ hội, đồng thời giảm thiểu các rủi ro, để đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp.
Trong bối cảnh bước vào giai đoạn bản lề phát triển, Việt Nam đứng trước cơ hội và thách thức lớn trong quá trình công nghiệp hóa. Việc xây dựng và thực hiện một chiến lược công nghiệp quốc gia mang tính liên ngành, tích hợp, đổi mới và thích ứng với biến động toàn cầu là yêu cầu tất yếu. Những bài học từ chính Việt Nam và các nước Đông Á cho thấy: thành công không chỉ phụ thuộc vào lựa chọn đúng mục tiêu, mà còn vào năng lực thể chế, chất lượng chính sách và cam kết thực thi nhất quán.
Báo cáo này khuyến nghị Việt Nam cần đồng thời thực hiện cải cách thể chế, phát triển nội lực công nghiệp, chuyển đổi xanh, đầu tư cho con người và khoa học công nghệ, đồng thời giữ vững định hướng hội nhập sâu rộng và bao trùm. Chính trong khủng hoảng và biến động địa chính trị là lúc chúng ta cần tư duy đổi mới và hành động chiến lược nhất. Việt Nam không chỉ cần một “con đường công nghiệp hóa mới”, mà cần một mô hình phát triển bền vững, có khả năng thích ứng, dẫn dắt và lan tỏa.
Introduction
The year 2025 marks a significant milestone in Vietnam’s socio-economic development journey. It commemorates 40 years since the Doi Moi (Renovation) reforms and concludes the 2021–2025 socio-economic development plan. In this context, the international conference titled “Vietnam’s Path to Industrialization in the New Era”, organized by the Faculty of Political Economy, VNU University of Economics and Business, aimed to review and assess Vietnam’s industrial policy since the inception of Doi Moi, identify achievements and ongoing shortcomings, and address new challenges posed by the Fourth Industrial Revolution, global climate change, and intensifying geopolitical instability.
Amidst major economic transformations and increasingly severe climate change, the search for a sustainable development model has become a strategic priority for many nations—particularly transition economies like Vietnam. To achieve development goals in the coming decades, Vietnam must not only grow rapidly but also pursue green and sustainable growth. The country’s industrialization pathway in this new era should incorporate the following key policy recommendations:
1. Institutional Reform and Enhanced Governance Capacity
After nearly four decades of Doi Moi, Vietnam’s industrialization model has yielded many positive outcomes, yet institutional limitations and policy implementation capacity remain pronounced. Overlapping regulations, a bloated administrative system, and underdeveloped policy-making capabilities present major bottlenecks in the restructuring and upgrading of the national industrial sector. Robust institutional reform is essential to avoid the middle-income trap and to foster an enabling environment for innovative industrialization. Vietnam must strengthen its legal system and regulatory framework while improving the scale and quality of public investment.
To support industrial development, administrative streamlining, anti-corruption efforts, and economic-social transparency must be emphasized. Streamlining enhances operational efficiency and reduces costs, thereby creating a more favorable business environment. Anti-corruption measures promote fairness and transparency, attracting investment. Greater transparency encourages citizen and business engagement, fostering sustainable development.
2. Structural Transformation and Strengthening Industrial Capabilities
Resolution No. 29-NQ/TW dated November 17, 2022, from the 6th Plenum of the 13th Party Central Committee on promoting industrialization and modernization toward 2030 with a vision to 2045, affirms that Vietnam’s economic foundation remains weak, with low labor productivity and limited improvements. The country’s economic autonomy is modest and highly dependent on foreign-invested sectors, while the domestic private sector has yet to fulfill its role as a key driver of industrialization and modernization.
Vietnam’s industrial sector still lacks sustainability, with low value-added output and limited integration into regional and global value chains. This underscores the need to shift from assembly-based operations to technological autonomy, foster domestic enterprises, and enhance core production capacity. Industrial policy should promote supporting industries, increase local value-added content, and strengthen participation in global value chains.
Support should be intensified for industrial enterprises to adopt and absorb advanced technologies, acquire patents, licenses, and software (including digital transformation tools) to raise product technological content and added value. To attract major investment projects in high-tech and supporting industries, the development and completion of infrastructure is crucial.
Accordingly, ministries, central agencies, and relevant stakeholders should coordinate in advancing transportation systems, power grids, and other infrastructure. Priority should also be given to land clearance and compensation processes. Investment in logistics infrastructure—such as dry ports and warehouses—should be encouraged. Local logistics enterprises should be supported in diversifying services and products, and gradually integrated into national, regional, and global logistics networks to adopt advanced operational and management technologies aligned with Industry 4.0 standards.
3. Green Transition and Climate-Compatible Growth
Green transition is no longer a mere choice or trend—it is an imperative as Vietnam grapples with climate change, environmental degradation, depleting natural resources, and increasingly frequent extreme weather events. These challenges directly affect people’s livelihoods and the nation’s sustainable development trajectory. Therefore, industrialization in the new era must be aligned with emission reduction and sustainability goals.
Vietnam should vigorously promote renewable energy, green transportation, smart agriculture, and the establishment of a domestic carbon market. Green industrial development also demands an effective communication strategy, emphasizing the environmental and health harms caused by traditional industries like mining, cement, metallurgy, and paper production. Green industry, beyond economic benefits, contributes to building a sustainable and prosperous society.
Comprehensive research is needed to develop a national strategy for green industry development, along with robust enforcement mechanisms to ensure effective implementation.
4. Human Capital and Science-Technology Development
The 13th National Party Congress affirmed the importance of “developing high-quality human resources—particularly for leadership, management, and critical sectors—based on fundamental and comprehensive improvements in education and training quality, aligned with recruitment, utilization, and talent incentive mechanisms; and promoting research, transfer, application, and development of science and technology.”
Industrial upgrading requires a high-quality workforce, visionary and capable leadership, and strong commitment. However, Vietnam faces a serious shortage of engineers, researchers, and high-tech professionals—key constraints in the shift toward high-tech industries.
A National Human Resource Development Strategy is needed to guide ministries, agencies, provinces, enterprises, and educational institutions in planning and implementing sector-specific development programs. The legal and policy framework must be refined to incentivize education, recruitment, and R&D, and to support university autonomy.
School–enterprise collaboration should be strengthened to enable businesses to participate in training and research commercialization. Greater investment is also needed in technical education, applied research, and the innovation ecosystem. Human resource development should prioritize strategic sectors in line with the 13th Congress vision:
“Promote human capital development, particularly high-quality human resources, to meet the demands of Industry 4.0 and international integration. Develop leading experts and scientists, while focusing on technical personnel, digital skills, technology managers, enterprise leaders, and social governance professionals.”
5. International Integration and Diversification of Economic Partnerships
International integration and diversified economic relations play a pivotal role in advancing industrial development. By expanding markets, attracting investment and technology, and diversifying its economic structure, Vietnam can enhance competitiveness and reduce overdependence on specific industries or markets.
Vietnam can also view the "Trump shock" as an opportunity to restructure its integration model, reduce reliance on major markets, and proactively adjust trade policies. However, integration also poses challenges, such as fierce competition, risk of external dependence, and the need to safeguard nascent industries.
Thus, Vietnam must adopt a smart integration strategy—one that actively responds to trade and geopolitical shocks, maximizes opportunities, and mitigates risks to ensure the sustainable growth of its industrial sector.
Conclusion
As Vietnam enters a critical development juncture, it faces both opportunities and challenges in industrialization. Developing and implementing an interdisciplinary, integrated, and innovation-driven national industrial strategy that is responsive to global changes is essential. Lessons from Vietnam and East Asia reveal that success depends not only on setting the right targets, but also on institutional capacity, policy quality, and steadfast commitment to execution.
This report recommends that Vietnam simultaneously pursue institutional reform, strengthen industrial foundations, green its growth trajectory, invest in human capital and science-technology, while maintaining a deep, inclusive approach to international integration. In times of crisis and geopolitical turbulence, innovative thinking and strategic action become even more vital. Vietnam not only needs a “new path to industrialization,” but a sustainable development model—adaptive, proactive, and transformative.
Vào ngày 4-7 tháng 7 năm 2025, Khoa Kinh tế Chính trị, đã tổ chức thành công chuyến tham quan thực tế đầy ý nghĩa tại Công ty Cổ phần Vinatea Mộc Châu ...
Chi tiếtChiều ngày 06/07/2025, tại Mộc Châu - tỉnh Sơn La, Khoa Kinh tế Chính trị, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN đã tổ chức buổi gặp mặt thân mật giữa các thầy ...
Chi tiếtQuý II/2025 khép lại bằng những kết quả ý nghĩa, cho thấy một UEB đang từng bước lớn mạnh, tự tin và kiên định trên con đường phát triển bền vững và hội ...
Chi tiếtChính sách thúc đẩy chuyển đổi số là chìa khoá để nâng cao tính cạnh tranh và phát triển bền vững ngành nuôi trồng thuỷ sản. Chuyển đổi số giúp ngành thuỷ ...
Chi tiếtĐây là hoạt động nhằm giao lưu học thuật giữa Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội (UEB) và Đại học Texas tại Dallas (UT Dallas). Do GS Dohyeong ...
Chi tiếtBốn năm đại học – khoảng thời gian tưởng chừng như dài nhưng lại trôi qua trong chớp mắt. Đó là quãng đời thanh xuân rực rỡ nhất, nơi các bạn sinh viên ...
Chi tiếtVừa qua, học viên đến từ Đại học Paris Nanterre, Pháp đang thực tập tại Khoa Kinh tế Chính trị - Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN đã có buổi trình bày seminar ...
Chi tiếtChuyên đề “Cà phê giảng đường” là hoạt động học thuật kết nối học viên lớp QH2024.1 QLKT với giảng viên, học viên cao học và sinh viên tích lũy tín chỉ ...
Chi tiếtHội thảo qui tụ sự tham dự của gần 100 đại biểu từ các Bộ, ban ngành, Viện nghiên cứu, Doanh nghiệp và các cơ quan Thông tấn báo chí.
Chi tiết