Chính sách thúc đẩy chuyển đổi số là chìa khoá để nâng cao tính cạnh tranh và phát triển bền vững ngành nuôi trồng thuỷ sản. Chuyển đổi số giúp ngành thuỷ sản vượt qua các rào cản như quản lý chuỗi giá trị, biến đổi khí hậu, và sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường quốc tế. Ngành thuỷ sản của Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa ứng dụng chuyển đổi số trong mọi khâu sản xuất, từ giám sát dịch bệnh, quản lý môi trường, đến truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Chuyển đổi số không chỉ giúp tăng hiệu quả sản xuất mà còn là công cụ quan trọng để khẳng định vị thế của thủy sản Việt Nam trên thị trường toàn cầu, đưa ngành này phát triển bền vững và đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế ngày càng khắt khe.
Tại Việt Nam, lĩnh vực nuôi trồng thủy sản gặp rất nhiều khó khăn trong ứng dụng công nghệ số như điều kiện tự nhiên kém thuận lợi, hạ tầng cơ sở còn thô sơ, hạ tầng ICT và nguồn tài chính còn rất hạn chế. Điều này dẫn đến quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản còn manh mún, hạn chế cả về quy mô lẫn chất lượng. Xuất phát từ những lý do trên, các nhà khoa học của trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội đã thực hiện nghiên cứu, tổng hợp các kinh nghiệm chuyển đổi số trong nuôi trồng thuỷ sản của một số nước trên thế giới và đưa ra những giải pháp về mặt chính sách phù hợp với trình độ phát triển nuôi trồng thuỷ sản cho Việt Nam thông qua tìm hiểu các tài liệu sẵn có trong cơ sở dữ liệu, phỏng vấn các chuyên gia của Việt Nam và nước ngoài. Đây là một phần kết quả nghiên cứu của đề tài trọng điểm cấp Đại học Quốc gia “Chính sách chuyển đổi trong chăn nuôi thuỷ sản: Kinh nghiệm một số quốc gia và hàm ý cho Việt Nam”, mã số KT.23.51 do PGS.TS Tô Thế Nguyên và các công sự của Khoa Kinh tế chính trị thực hiện.
Đề tài được thực hiện trong năm 2024 với mục tiêu đánh giá kinh nghiệm quốc tế về chuyển đổi số trong chăn nuôi thuỷ sản và phân tích chính sách trong quá trình phát triển và chuyển đổi số trong chăn nuôi thủy sản ở Việt Nam hiện nay, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong chăn nuôi thủy sản ở Việt Nam trong thời gian tới. Các nội dung chủ yếu của đề tài bao gồm:
+ Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về các chính sách thúc đẩy chuyển đổi số trong chăn nuôi thuỷ sản;
+ Nghiên cứu các chính sách chuyển đổi số trong chăn nuôi thuỷ sản ở Việt Nam hiện nay;
+ Giải pháp tăng cường chuyển đổi số trong chăn nuôi thuỷ sản ở Việt Nam.
Về phạm vi không gian: đề tài phân tích kinh nghiệm về các chính sách thúc đẩy chuyển đổi số trong chăn nuôi thuỷ sản của các nước có thế mạnh về thuỷ sản và có đặc điểm kinh tế xã hội tương đối giống Việt Nam như Nhật Bản, Trung Quốc và Indonesia. Đề tài cũng phân tích thực trạng chuyển đổi số trong ngành thuỷ sản của Việt Nam thông qua các số liệu thứ cấp và sơ cấp thu thập được. Trong đó thông tin sơ cấp thông qua khảo sát bảng hỏi 180 hộ ngư dân ở ba tỉnh Quảng Ninh, Nam Định và Ninh Thuận, phỏng vấn sâu 30 doanh nghiệp và các đối tượng liên quan như các chuyên gia và cán bộ quản lý.
Trên cơ sở sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phân tích - tổng hợp, thống kê mô tả, so sánh và phân tích thứ bậc AHP (Analytical Hierarchy Pricess) nhóm nghiên cứu đã tập hợp được các kinh nghiệm về việc áp dụng các chính sách để thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành nuôi trồng thuỷ sản ở các quốc gia trên thế giới, tập trung ở các khía cạnh: (i) nhận thức của Chính phủ, (ii) xây dựng hạ tầng ICT, (iii) Đào tạo nhân lực số cho ngành thuỷ sản, (iv) Thúc đẩy các doanh nghiệp nghiên cứu và ứng dụng chuyển đổi số trong ngành thuỷ sản, (v) Đẩy mạnh hợp tác quốc tế và thu hút vốn đầu tư vào chuyển đổi số ngành chăn nuôi thuỷ sản. Kết quả nghiên cứu chỉ ra một số kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam được tóm tắt như sau:
Trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu có sự hợp tác chặt chẽ với các học giả quốc tế và trong nước từ Trường Đại học Hà Hải, Trung Quốc, Đại học Nông nghiệp Bogor Indonesia, Học viện Nông nghiệp Việt Nam… đã cung cấp nhiều kiến thức, thông tin bổ ích giúp các nhà khoa học của Trường Đại học Kinh tế hoàn thành mục tiêu đề tài nghiên cứu.
Kết quả từ báo cáo này nhấn mạnh tính cấp thiết của việc ứng dụng chuyển đổi số trong đổi mới quản lý, đầu tư và phát triển bền vững trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản. Đây không chỉ là nhiệm vụ chiến lược để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành, mà còn là cơ hội để Việt Nam khẳng định vị thế của mình là một quốc gia dẫn đầu trong lĩnh vực thủy sản ở khu vực và trên thế giới. Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng được đăng tải trong một số tạp chí chuyên ngành và đưa vào một số hội thảo quốc tế.
Vào ngày 4-7 tháng 7 năm 2025, Khoa Kinh tế Chính trị, đã tổ chức thành công chuyến tham quan thực tế đầy ý nghĩa tại Công ty Cổ phần Vinatea Mộc Châu ...
Chi tiếtChiều ngày 06/07/2025, tại Mộc Châu - tỉnh Sơn La, Khoa Kinh tế Chính trị, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN đã tổ chức buổi gặp mặt thân mật giữa các thầy ...
Chi tiếtQuý II/2025 khép lại bằng những kết quả ý nghĩa, cho thấy một UEB đang từng bước lớn mạnh, tự tin và kiên định trên con đường phát triển bền vững và hội ...
Chi tiếtĐây là hoạt động nhằm giao lưu học thuật giữa Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội (UEB) và Đại học Texas tại Dallas (UT Dallas). Do GS Dohyeong ...
Chi tiếtBốn năm đại học – khoảng thời gian tưởng chừng như dài nhưng lại trôi qua trong chớp mắt. Đó là quãng đời thanh xuân rực rỡ nhất, nơi các bạn sinh viên ...
Chi tiếtNăm 2025 đánh dấu một cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Đây là năm tổng kết 40 năm Đổi mới, đồng thời là năm ...
Chi tiếtVừa qua, học viên đến từ Đại học Paris Nanterre, Pháp đang thực tập tại Khoa Kinh tế Chính trị - Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN đã có buổi trình bày seminar ...
Chi tiếtChuyên đề “Cà phê giảng đường” là hoạt động học thuật kết nối học viên lớp QH2024.1 QLKT với giảng viên, học viên cao học và sinh viên tích lũy tín chỉ ...
Chi tiếtHội thảo qui tụ sự tham dự của gần 100 đại biểu từ các Bộ, ban ngành, Viện nghiên cứu, Doanh nghiệp và các cơ quan Thông tấn báo chí.
Chi tiết