Nghiên cứu “An insight into the implications of investor sentiment on crash risk in Asia–Pacific stock markets: are uncertainty factors important?” của PGS.TS. Nguyễn Thị Nhung - giảng viên Trường Đại học Kinh tế và cộng sự công bố trên tạp chí Studies in Economics and Finance (Emerald Insight) Vol. 42, Iss. 3 (2025) nhằm phân tích tác động của tâm lý nhà đầu tư đến rủi ro sụp đổ thị trường chứng khoán tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, đồng thời xem xét vai trò điều tiết của các yếu tố bất định.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích thành phần chính (PCA) để xây dựng chỉ số tâm lý nhà đầu tư tại 17 thị trường chứng khoán Châu Á – Thái Bình Dương, sau đó phân tích dữ liệu bằng hồi quy phân cấp với phương pháp bình phương tối thiểu khả thi (FGLS). Kết quả thực nghiệm cho thấy tâm lý nhà đầu tư có tác động tích cực đến rủi ro sụp đổ thị trường chứng khoán tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Tác động này rõ rệt hơn ở các nền kinh tế phát triển so với các thị trường mới nổi và đang phát triển. Mối quan hệ giữa tâm lý nhà đầu tư và rủi ro sụp đổ thị trường chứng khoán gia tăng dưới ảnh hưởng của bất định chính sách kinh tế nhưng lại giảm đi dưới tác động của bất định do đại dịch gây ra.
Đóng góp mới
Bài báo đóng góp vào theo hai hướng chính. Thứ nhất, nghiên cứu sử dụng phương pháp Phân tích Thành phần Chính (PCA) để tổng hợp chỉ số tâm lý nhà đầu tư từ 5 thước đo thị trường (ví dụ: RSI, tỷ lệ giao dịch, lợi suất qua đêm...), thay vì sử dụng dữ liệu khảo sát truyền thống, giúp tăng độ tin cậy và phù hợp với dữ liệu liên quốc gia. Thứ hai, bài viết chỉ ra rằng tác động của tâm lý nhà đầu tư đến rủi ro sụp đổ thị trường là không đối xứng giữa các nền kinh tế phát triển và các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi (EMDEs), trong đó tác động rõ rệt hơn tại các thị trường phát triển.
Hàm ý chính sách
1. Tăng cường theo dõi và kiểm soát tâm lý nhà đầu tư:
Các cơ quan quản lý tài chính tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương nên phát triển các chỉ số giám sát tâm lý nhà đầu tư như một công cụ cảnh báo sớm nhằm phát hiện khả năng sụp đổ thị trường trong giai đoạn tâm lý quá lạc quan hoặc quá bi quan.
2. Lồng ghép yếu tố bất định vào phân tích rủi ro hệ thống:
Vì bất ổn chính sách kinh tế và rủi ro dịch bệnh có thể làm gia tăng mối liên hệ giữa tâm lý nhà đầu tư và rủi ro sụp đổ, các nhà hoạch định chính sách cần đưa các yếu tố nảy vào mô hình đánh giá rủi ro vĩ mô và quản trị khủng hoảng.
3. Phân loại chính sách theo trình độ phát triển thị trường:
Kết quả cho thấy thị trường phát triển dễ bị tác động bởi tâm lý hơn so với thị trường mới nổi. Do đó, chính sách nên được thiết kế theo đặc điểm riêng của từng nhóm thị trường, thay vì áp dụng đồng loạt.
4. Ổn định chính sách kinh tế vĩ mô và truyền thông nhất quán:
Việc ổn định chính sách sẽ làm giảm ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý nhà đầu tư đến sự ổn định tài chính.
Cần có chiến lược truyền thông kịp thời và minh bạch để định hướng kỳ vọng của nhà đầu tư trong bối cảnh khủng hoảng hoặc bất ổn.
5. Khuyến nghị cho nhà đầu tư và tổ chức tài chính:
Các tổ chức tài chính nên xây dựng mô hình quản trị rủi ro có tính đến tác động của tâm lý và các yếu tố bất định, từ đó phân bổ tài sản linh hoạt trong các giai đoạn thị trường biến động mạnh.
>>> THÔNG TIN BÀI BÁO
An Tuan Nguyen, Nhung Thi Nguyen; An insight into the implications of investor sentiment on crash risk in Asia–Pacific stock markets: are uncertainty factors important?. Studies in Economics and Finance 3 July 2025; 42 (4): 759–779. https://doi.org/10.1108/SEF-09-2024-0586
>>> THÔNG TIN TÁC GIẢ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
![]() | PGS. TS. Nguyễn Thị Nhung hiện là giảng viên, Chủ nhiệm Bộ môn Đầu tư tài chính, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN. Bà đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học được đăng tải trên các tạp chí khoa học uy tín trong danh mục ISI-SCOPUS như Asia & The Pacific Policy Studies, Journal of Financial Crime, International Journal of Housing Markets and Analysis. Ngoài ra, bà còn tham gia viết giáo trình, sách chuyên khảo, và hợp tác nghiên cứu với các tổ chức trong và ngoài nước. Hướng nghiên cứu chính: Đầu tư tài chính, Quản trị rủi ro, Tài chính cho phát triển bền vững. |
Bài báo “Determinants of apartment price volatility in Vietnam: a comparison between Hanoi and Ho Chi Minh City” của PGS.TS. Nguyễn Thị Nhung - giảng viên ...
Chi tiếtBài báo “Assessment of Current Situation and Orientations for Exploitation, Utilization, and Protection of Groundwater Resources in Water–Scarce Areas ...
Chi tiếtBài báo “Middle-income traps: Experiences of Asian countries and lessons for Vietnam” của TS. Hoàng Xuân Vinh - giảng viên Trường Đại học Kinh tế và nhóm ...
Chi tiếtBài báo “How to Win Consumer Intention in E-Commerce Platform in a High-Cost Urban City: A Case Study of Hanoi” của TS. Trần Thị Mai Thành - giảng viên ...
Chi tiếtNghiên cứu "The impact of provincial‑level institutional quality on attracting foreign direct investment in the Red River Delta provinces" của TS. Trần ...
Chi tiếtNghiên cứu "Enhancing Trade Facilitation to Boost Manufactured Goods Trade in Vietnam: A Case Study of a Transition Economy" của nhóm tác giả Nguyễn Anh ...
Chi tiếtNgành dệt may là một trong những ngành chủ đạo của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Ở Việt Nam, ngành dệt may có vai trò quan trọng như góp phần đảm ...
Chi tiếtThiếu hụt tài chính là một trong những nguyên nhân chính khiến nhiều dự án bảo vệ môi trường kém hiệu quả hoặc thất bại. Trong bối cảnh ngân sách nhà nước ...
Chi tiếtBài nghiên cứu “Factors affecting dividend policy of listed manufacturing enterprises: A governance context” của TS. Nguyễn Thị Thanh Hải - giảng viên ...
Chi tiết