Việc ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA) là một chiến lược trọng điểm của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Mặc dù lợi ích mà FTA mang lại là khá rõ ràng, vẫn có nhiều nhà hoạch định chính sách hoài nghi về tác động thực sự của FTA đến nền kinh tế Việt Nam. Trong bối cảnh đó, nghiên cứu của nhóm tác giả TS. Nguyễn Thị Mai Lan (Trường Đại học VinUni) và Nguyễn Thị Phương Thảo (sinh viên lớp QH-2018-E TCNH CLC3, Khoa Tài chính - Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN) đăng trên tạp chí quốc tế Forum for Social Economics - Nhà xuất bản Taylor and Francis, thuộc danh mục ISI (ESCI) và SCOPUS nhằm đánh giá tác động của các thông tin về việc ký kết FTA đến thị trường chứng khoán Việt Nam.
Trên cơ sở dữ liệu thu thập từ 401 mã cổ phiếu giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) từ tháng 7/2000 đến tháng 12/2020, nhóm nghiên cứu đã chỉ ra rằng thị trường chứng khoán Việt Nam có phản ứng tiêu cực với thông tin về việc ký kết FTA, đặc biệt là các FTA song phương. Thêm vào đó, nghiên cứu kết luận rằng với những loại công bố khác nhau về việc đàm phán, ký kết và hiệu lực của FTA có ảnh hưởng không đồng nhất đến thị trường. Cổ phiếu các ngành khác nhau cũng có phản ứng khác biệt. Cụ thể, phản ứng tiêu cực sẽ mạnh mẽ hơn đối với nhóm cổ phiếu thuộc các ngành không có thế mạnh của Việt Nam như tài chính, bất động sản, công nghiệp nặng, và năng lượng. Trong khi đó, nhóm ngành còn lại bao gồm dịch vụ, truyền thông, tiêu dùng, các mặt hàng thiết yếu, chăm sóc sức khỏe, công nghệ thông tin, và tiện ích lại không có phản ứng đáng kể trước các công bố liên quan tới FTA.
Kết quả nghiên cứu trên đã đóng góp vào những tài liệu nghiên cứu về tác động của các hiệp định FTA đến nền kinh tế đang phát triển. Từ những phát hiện trên, nghiên cứu đã đề xuất kiến nghị về việc cân nhắc kỹ lưỡng việc ký kết các FTA, đồng thời cần đưa ra các chính sách hỗ trợ hợp lý đối với những ngành nghề bị ảnh hưởng bởi FTA.
>> Xem chi tiết: Lan Thi Mai Nguyen, Thao Thi Phuong Nguyen, “Market Reaction to the Announcements of Free Trade Agreements: Evidence from Vietnam”, Forum for Social Economics, Published online: 12 Feb 2022. https://doi.org/10.1080/07360932.2022.2037448
- Nhóm tác giả:
- Trong đó, tác giả thuộc Trường ĐHKT - ĐHQGHN:
![]() | Nguyễn Thị Phương Thảo: Sinh viên lớp QH-2018-E TCNH CLC 3, Khoa Tài chính - Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN. Trong quá trình học tập, Phương Thảo đã phối hợp thực hiện một số đề tài, trong đó nổi bật là tham gia thực hiện đề tài “Nhân tố tác động đến quyết định tham gia nền tảng P2P Lending của hộ kinh doanh tại Việt Nam” đạt giải Ba trong cuộc thi nghiên cứu khoa học cấp Khoa Tài chính Ngân hàng - Trường Đại học Kinh tế. Hướng nghiên cứu chính: Tài chính doanh nghiệp; định chế tài chính; chiến lược quản trị. |
Nghiên cứu “An insight into the implications of investor sentiment on crash risk in Asia–Pacific stock markets: are uncertainty factors important?” của ...
Chi tiếtBài báo “Determinants of apartment price volatility in Vietnam: a comparison between Hanoi and Ho Chi Minh City” của PGS.TS. Nguyễn Thị Nhung - giảng viên ...
Chi tiếtBài báo “Assessment of Current Situation and Orientations for Exploitation, Utilization, and Protection of Groundwater Resources in Water–Scarce Areas ...
Chi tiếtBài báo “Middle-income traps: Experiences of Asian countries and lessons for Vietnam” của TS. Hoàng Xuân Vinh - giảng viên Trường Đại học Kinh tế và nhóm ...
Chi tiếtBài báo “How to Win Consumer Intention in E-Commerce Platform in a High-Cost Urban City: A Case Study of Hanoi” của TS. Trần Thị Mai Thành - giảng viên ...
Chi tiếtNghiên cứu "The impact of provincial‑level institutional quality on attracting foreign direct investment in the Red River Delta provinces" của TS. Trần ...
Chi tiếtNghiên cứu "Enhancing Trade Facilitation to Boost Manufactured Goods Trade in Vietnam: A Case Study of a Transition Economy" của nhóm tác giả Nguyễn Anh ...
Chi tiếtNgành dệt may là một trong những ngành chủ đạo của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Ở Việt Nam, ngành dệt may có vai trò quan trọng như góp phần đảm ...
Chi tiếtThiếu hụt tài chính là một trong những nguyên nhân chính khiến nhiều dự án bảo vệ môi trường kém hiệu quả hoặc thất bại. Trong bối cảnh ngân sách nhà nước ...
Chi tiết