Việt Nam cần tận dụng được thương mại và đầu tư để nâng cao vị thế trên trường quốc tế trong tương lai

Thanh Mai; UEB - Media 14:07 03/11/2021

Đây là nghiên cứu được đưa ra trong hội thảo công bố Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2021 vừa được tổ chức vào sáng nay, 29/7/2021 tại Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN bằng hình thức trực tuyến. Báo cáo năm nay với tựa đề “Định vị lại Việt Nam trong bối cảnh biến động toàn cầu” đã chính thức được công bố. Ra đời trong bối cảnh đặc biệt khi tình hình suy thoái toàn cầu dưới tác động của đại dịch Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp, Báo cáo đã đi sâu phân tích nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh biến động của nền kinh tế thế giới, định vị lại Việt Nam trong nền kinh tế toàn cầu trên cơ sở đánh giá lợi thế so sánh và sự tham gia trong chuỗi giá trị toàn cầu, cũng như năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam.

Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2021 gồm 7 chương, được thực hiện dưới sự phối hợp của Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách - Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHNvà Viện Friedrich Naumann Foundation for Freedom - CHLB Đức tại Việt Nam.

Tham dự hội thảo trực tuyến có PGS.TS Phạm Bảo Sơn - Phó Giám đốc ĐHQGHN, GS.TS Andreas Stoffers - Giám đốc quốc gia Viện Friedrich Naumann Foundation for Freedom (FNF) tại Việt Nam, PGS.TS Nguyễn Trúc Lê - Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế, ĐHQGHN, PGS.TS Nguyễn Anh Thu - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế, ĐHQGHN cùng các chuyên gia kinh tế, nhà nghiên cứu chính sách, học giả và nhà khoa học trong và ngoài nước.

 Toàn cảnh hội thảo trực tuyến công bố Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2021

Mở đầu buổi hội thảo trong bài phát biểu của mình, PGS.TS Phạm Bảo Sơn, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội đã nhấn mạnh việc thực hiện mục tiêu đưa Đại học Quốc gia Hà Nội trở thành đại học top đầu Châu Á gắn liền với các chương trình nghiên cứu chiến lược có tính chất dẫn dắt, khả năng ứng dụng cao, phục vụ trực tiếp sự nghiệp phát triển của Việt Nam. Ông cho biết: “Với sự đóng góp quan trọng về học thuật và tham vấn chính sách của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách - Trường Đại học Kinh tế (VEPR) - ĐHQGHN trong suốt hơn 12 năm qua, Viện đã được ĐHQGHN ghi nhận và lựa chọn là một trong những Trung tâm nghiên cứu trọng điểm của Đại học Quốc gia Hà Nội. Tôi tin tưởng rằng, Báo cáo thường niên Kinh tế năm nay của viện VEPR sẽ tiếp tục là cơ sở khoa học quan trọng cho việc hình thành chính sách để nền kinh tế Việt Nam vượt qua khó khăn do dịch bệnh Covid-19”.

 PGS.TS Phạm Bảo Sơn, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội phát biểu chào mừng hội thảo

 PGS.TS Nguyễn Trúc Lê - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trường Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN trong bài phát biểu khai mạc đã chia sẻ: “Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN đã và đang tạo ra một môi trường học thuật bổ ích, giúp các nhà nghiên cứu Việt Nam chủ động trao đổi, giao lưu tri thức với các đồng nghiệp trong mạng lưới nghiên cứu quốc tế; đồng thời thu hút được nhiều diễn giả quốc tế đến trường tham gia hội thảo, trao đổi học thuật và làm việc. Báo cáo được công bố hôm nay là kết quả nghiên cứu của một nhóm các nhà kinh tế trẻ nhiệt huyết, là sự kết hợp tuyệt vời liên Khoa/Viện của Trường Đại học kinh tế, cùng với sự hỗ trợ của một Hội đồng tư vấn và phản biện gồm các Nhà kinh tế, Nhà quản lý giàu kinh nghiệm trong và ngoài nước. Với tư cách là đơn vị chủ trì, thay mặt cho Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, tôi xin đuợc bày tỏ niềm trân trọng với các nhà khoa học, các đối tác, các nhà tài trợ, đã đồng hành cùng Chương trình nghiên cứu này trong suốt những năm qua”.

 PGS.TS Nguyễn Trúc Lê – Bí thư Đảng ủy, Hiệu trường Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN trong bài phát biểu khai mạc

 Thay mặt đơn vị phối hợp, GS.TS. Andreas Stoffers - Giám đốc Quốc gia Viện Friedrich Naumann (FNF) tại Việt Nam phát biểu tại Hội thảo: “Với tinh thần kiên cường, đoàn kết rất đáng khâm phục của người dân Việt Nam trong cuộc chiến với dịch bệnh covid-19, cùng với những chính sách mở cửa kinh tế nhạy bén, đúng đắn như: cam kết tự do hoá thương mại, số hoá nền kinh tế, mở cửa đón các dòng vốn FDI và chính sách tài khoá và tiền tệ thận trọng. Tôi rất lạc quan và tin rằng Việt Nam sẽ vượt qua được giai đoạn khó khăn này như đã làm được trong năm 2020 và định vị mình ở một vị thế cao hơn. Chúng tôi rất tự hào khi được đồng hành cùng các bạn trong Báo cáo thường niên Kinh tế trong suốt nhiều năm qua. Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam là một sản phẩm khoa học chất lượng nhiều năm nay, nhiều chính sách quản lý kinh tế được hình thành dựa trên Báo cáo và giúp nền kinh tế Việt Nam đạt được nhiều bước tiến. Chúng tôi rất vui mừng vì sự hợp tác thành công này và sẽ tiếp tục hợp tác để các năm sau có được những sản phẩm chất lượng hơn nữa”.

 GS.TS Andreas Stoffers - Giám đốc Quốc gia Viện Friedrich Naumann (FNF) tại Việt Nam tự hào khi được đồng hành cùng Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam nhiều năm qua

 Vào phiên chính của hội thảo, nhóm tác giả đã thay nhau trình bày các vấn đề chính của Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2021.

 Các nội dung chính được trình bày tại hôi thảo

PGS.TS. Nguyễn Anh Thu, Phó Hiệu trưởng Trường ĐHKT - ĐHQGHN, Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách mở đầu phần báo cáo của nhóm tác giả, trình bày về “Tổng quan kinh tế thế giới và Việt Nam năm 2020 và bối cảnh biến động toàn cầu”. Trong đó chia sẻ: “Trong bối cảnh biến động toàn cầu vài năm gần đây và đặc biệt là sự bùng phát của đại dịch COVID-19 đã làm cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu suy giảm và khó dự đoán. Theo đó, mức giảm ước tính là 4,3% trong năm 2020 mà ở đó, các nền kinh tế phát triển chứng kiến sự sụt giảm lớn nhất, các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển có mức sụt giảm ít hơn và riêng Trung Quốc lại tăng trưởng dương. Đại dịch cũng làm giảm tiềm năng tăng trưởng kinh tế toàn cầu xét trong cả thập kỷ 2020 - 2029. Tương ứng với sự thu hẹp trong sản lượng toàn cầu, việc làm và thu nhập cũng giảm mạnh. Thương mại và đầu tư quốc tế cũng bị ảnh hưởng sâu sắc và suy giảm trầm trọng. Cả thương mại hàng hoá và dịch vụ đều giảm tốc trong năm 2020, tương ứng là -7% và -20%, đặc biệt là ngành du lịch và vận chuyển...”

 PGS.TS Nguyễn Anh Thu – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN trình bày tham luận trong hội thảo

Phần trình bày TS. Vũ Thanh Hương, Phó Chủ nhiệm Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN tập trung trình bày nội dung “Lợi thế so sánh và năng lực cạnh tranh khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của Việt Nam, đi sâu phân tích hai ngành điện tử và thực phẩm”. Trong ngắn hạn và trung hạn, vị trí của ngành thực phẩm trong chuỗi giá trị toàn cầu có thể sẽ được cải thiện do năng lực của khu vực sản xuất trong nước được cải thiện khiến nhập khẩu giá trị gia tăng làm đầu vào cho chế xuất giảm và EVFTA có hiệu lực sẽ mở ra cơ hội tăng cường xuất khẩu đầu vào giá trị gia tăng cho sản xuất hàng xuất khẩu của các quốc gia EU. Còn đối với ngành điện tử, TS Vũ Thanh Hương cho biết: “Trong tương lai gần, định vị lợi thế so sánh của nhóm ngành điện tử xuất khẩu Việt Nam có khả năng sẽ tiếp tục được cải thiện trên thị trường quốc tế. Xu hướng phát triển này dự đoán sẽ tiếp tục duy trì trong thời gian sắp tới, mang lại nhiều giá trị gia tăng hơn cho ngành điện tử Việt Nam”.

 T.S Vũ Thanh Hương - PCN Khoa Kinh tế & Kinh doanh quốc tế, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN

Đề cập tới “Triển vọng nền Kinh tế Việt Nam trong năm 2021” sẽ như thế nào? PGS.TS Phạm Thế Anh, thành viên nhóm nghiên cứu chia sẻ: “Về mục tiêu ngắn hạn, chúng ta nên đẩy nhanh quá trình tiêm chủng vaccine ngừa Covid -19; có các biện pháp thống nhất phòng chống bệnh dịch bệnh để không gây đứt gãy trong sự phát triển nền kinh tế. Cần tập trung, đẩy nhanh hỗ trợ người lao động mất việc. Đây cũng là một trong vấn đề tối quan trọng để khắc phục hậu quả nền kinh tế trong bối cảnh đại dịch”.

Đưa ra các khuyến nghị chính sách đối với nền kinh tế Việt Nam

 Sau các phần phát biểu của đại biểu, PGS.TS Nguyễn Anh Thu, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN đã thay mặt nhóm tác giả trình bày khuyến nghị chính sách trong ngắn, trung, dài hạn. Dựa trên tình hình thực tiễn, nhóm nghiên cứu VEPR cũng đưa ra các kịch bản dự báo với giả định rằng, các đối tác thương mại và đầu tư lớn của Việt Nam sẽ triển khai thành công việc tiêm vaccine vào đầu quý IV/2021 và khống chế được tình trạng tái bùng phát; hoạt động kinh tế được khôi phục. Trong khi đó, tình hình kiểm soát bệnh dịch tại Việt Nam có thể diễn biến theo các chiều hướng khác nhau.

Theo đó, VEPR cũng xây dựng kịch bản cơ sở là nếu dịch bệnh được kiểm soát vào cuối quý III/2021, việc tiêm chủng được triển khai nhanh chóng và đạt miễn dịch cộng đồng vào quý II/2022, kinh tế vĩ mô duy trì ổn định. Tăng trưởng kinh tế cả năm được dự báo ở mức từ 4,5 -5,1%.

Nếu theo kịch bản thuận lợi là khi dịch bệnh được kiểm soát ngay trong tháng 8/2021, việc tiêm vaccine được đẩy nhanh và đạt miễn dịch cộng đồng vào quý I/2022, kinh tế vĩ mô duy trì ổn định. Tăng trưởng kinh tế cả năm được dự báo ở mức từ 5,4 – 6,1%.

Theo báo cáo, tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam từ giờ đến cuối năm phụ thuộc vào việc kiểm soát thành công dịch bệnh Covid 19

 Hội thảo còn  có sự tham gia của nhiều chuyên gia phản biện là các nhà kinh tế hàng đầu của Việt Nam và quốc tế. Các đại biểu tham gia phản biện đều đánh giá cao tính chuyên môn và chất lượng của báo cáo của viện VEPR; nhất là sự chuẩn bị kỹ lưỡng, công phu của nhóm nghiên cứu. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho rằng báo cáo cần đưa ra nhóm các giải pháp cụ thể hơn nữa, mang tính cập nhật thời sự hơn nhất là với tình hình dịch COVID-19 và tập trung vào phát triển nền kinh tế năng động hơn, xanh hơn.

 Các tác giả trong nhóm nghiên cứu lắng nghe phần phản biện của các Chuyên gia Kinh tế

Về phía chuyên gia nước ngoài, ông Alexander Nowakowski - Đại sứ quán Cộng hoà Ba Lan tại Hà Nội cho biết: “Tôi đánh giá cao Quy mô nghiên cứu của báo cáo và phạm vi là rất rộng; đưa vào rất nhiều kịch bản khác nhau; dự báo khác nhau. Báo cáo đã đưa vào mối tác động và quan hệ giữa các hiệp định thương mại với nhau vì có tác động rất lớn giữa thương mại song phương. Rất mong được xem những phân tích cụ thể và chi tiết hơn. Một lần nữa cảm ơn Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN đã cho tôi cơ hội được tham gia vào hội thảo công bố hết sức quan trọng và ý nghĩa này. Hy vọng trong thời gian tới sẽ có nhiều hợp tác hơn nữa giữa Việt Nam và Ba Lan  trong tương lai”.

 Ông Alexander Nowakowski - Đại sứ quán Cộng hoà Ba Lan tại Hà Nội đánh giá cao bản Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2021

 Thay mặt nhóm tác giả, PGS.TS Nguyễn Anh Thu – trưởng nhóm tác giả đã cảm ơn những ý kiến đóng góp cụ thể và sâu sắc của các chuyên gia. Và trên cơ sở những đóng góp đó, nhóm tác giả sẽ tiếp tục bổ sung và hoàn thiện báo cáo để đưa ra một bản báo cáo hoàn chỉnh nhất có nhiều đóng góp khuyến nghị chuyên sâu cho nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới. Đồng tình với ý kiến phản biện của chuyên gia “Biện pháp kinh tế chính là y tế” và thực hiện việc tiêm vacxin như thế nào cũng ảnh hưởng vô cùng lớn đối với nền kinh tế Việt Nam. Chính vì vậy nhóm sẽ tập trung vào nghiên cứu tình hình ngắn hạn. Và hy vọng sẽ nhận thêm được nhiều tài liệu, nhiều phương pháp hơn để đưa ra giải pháp trung và dài hạn cho nền kinh tế Việt Nam.

 Tập thể nhóm nghiên cứu Báo cáo thường niên Kinh tế Việt Nam năm 2021

Kết thúc hội thảo, thay mặt Ban tổ chức, PGS.TS.Nguyễn Anh Thu đã gửi lời cảm ơn trân trọng tới ĐHQGHN đã luôn quan tâm và hỗ trợ nhóm nghiên cứu trong suốt thời gian thực hiện báo cáo; cảm ơn các đối tác trong nước và quốc tế, đặc biệt Viện FNF tại Việt Nam đã hỗ trợ cho việc công bố báo cáo này, cảm ơn các nhà khoa học, nhà quản lý và hoạch định chính sách, đông đảo độc giả thường xuyên theo dõi Báo cáo kinh tế thường niên Kinh tế của Viện VEPR, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN, các cơ quan thông tấn báo chí đã tham dự và đưa tin về Hội thảo ngày hôm nay.

 

Phương pháp giảng dạy “chuẩn Mỹ” tăng cường kỹ năng mềm cho sinh viên UEB - USF cùng GS. Timothy Weldon

Phương pháp giảng dạy “chuẩn Mỹ” tăng cường kỹ năng mềm cho sinh viên UEB - USF cùng GS. Timothy Weldon

Bằng cách áp dụng phương pháp thảo luận xuyên suốt bài giảng của mình, GS. Timothy Weldon, giảng viên Đại học St. Francis, Mỹ, đã biến các kiến thức sách ...

Chi tiết
“Chúng tôi miệt mài làm việc cống hiến mà không nghĩ đến một ngày nhận được vinh danh. Tôi đã nghe chương trình Vinh Quang Việt Nam đã lâu nhưng không nghĩ là sẽ một ngày được lựa chọn.”

“Chúng tôi miệt mài làm việc cống hiến mà không nghĩ đến một ngày nhận được vinh danh. Tôi đã nghe chương trình Vinh Quang Việt Nam đã lâu nhưng không nghĩ là sẽ một ngày được lựa chọn.”

Đó là chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Trúc Lê – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN – Người vừa được vinh dự là 1 trong 20 tập ...

Chi tiết
Viện Quản trị kinh doanh - Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN(UEB-SBA) phối hợp Đại học Kookmin – Hàn Quốc tổ chức Toạ đàm về AI và Big Data

Viện Quản trị kinh doanh - Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN(UEB-SBA) phối hợp Đại học Kookmin – Hàn Quốc tổ chức Toạ đàm về AI và Big Data

Buổi Toạ đàm với chủ đề “AI & Big Data Education in Business School: The case of Kookmin University” (KMU) (Giảng dạy về AI và Big Data trong trường ...

Chi tiết
SERIES: THEO DẤU CHÂN UEBers (Phần 2): Hành trình chạm tới đam mê công việc Quản lý Nhân sự của cựu sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh UEB

SERIES: THEO DẤU CHÂN UEBers (Phần 2): Hành trình chạm tới đam mê công việc Quản lý Nhân sự của cựu sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh UEB

“4 năm đại học, 1 hành trình không dài nhưng cũng chẳng ngắn, đủ để người ta sống trọn vẹn với sức trẻ, với tuổi xuân. 4 năm đại học trôi qua nhanh như ...

Chi tiết
SERIES: THEO DẤU CHÂN UEBers (Phần 1): Vượt qua thách thức, sinh viên khoa Kế toán Kiểm toán UEB thành công chinh phục nghề nghiệp mơ ước

SERIES: THEO DẤU CHÂN UEBers (Phần 1): Vượt qua thách thức, sinh viên khoa Kế toán Kiểm toán UEB thành công chinh phục nghề nghiệp mơ ước

Sự phát triển bùng nổ của công nghệ tạo ra những đột phá ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự phát triển kinh tế xã hội trên toàn thế giới. Điều này có tác động không ...

Chi tiết
Viện Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN và các giải pháp phát triển khởi nghiệp, kinh doanh bền vững cho sinh viên

Viện Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN và các giải pháp phát triển khởi nghiệp, kinh doanh bền vững cho sinh viên

Nằm trong khuôn khổ Dự án Quản trị khởi nghiệp, thúc đẩy sự đổi mới và tài năng (EM4FIT) do Liên minh Châu Âu EU tài trợ, Viện Quản trị Kinh doanh, Trường ...

Chi tiết
Giảng viên, Sinh viên Đại học Sungkyunkwan, Hàn Quốc giao lưu và trao đổi học thuật tại Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN

Giảng viên, Sinh viên Đại học Sungkyunkwan, Hàn Quốc giao lưu và trao đổi học thuật tại Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN

Tham gia lớp học có các giảng viên, sinh viên đến từ Khoa Kinh tế phát triển, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN và các giảng viên, sinh viên đến từ Đại học ...

Chi tiết
Hội nhập văn hóa cho viên chức, NLĐ mới của Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN để hiểu, nhanh chóng thích nghi với môi trường và phát huy năng lực tối đa

Hội nhập văn hóa cho viên chức, NLĐ mới của Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN để hiểu, nhanh chóng thích nghi với môi trường và phát huy năng lực tối đa

Hướng đến mục tiêu giúp viên chức, người lao động mới hiểu rõ hơn về tổ chức và văn hóa Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN (UEB), ứng dụng vào công việc cũng ...

Chi tiết
Giảng viên, sinh viên tham gia bài giảng chuyên đề của nhà nghiên cứu kinh tế chính trị hàng đầu thế giới - GS. Edmund Malesky, Đại học Duke, Hoa Kỳ

Giảng viên, sinh viên tham gia bài giảng chuyên đề của nhà nghiên cứu kinh tế chính trị hàng đầu thế giới - GS. Edmund Malesky, Đại học Duke, Hoa Kỳ

Trên chặng đường thực hiện mục tiêu quốc tế hóa giáo dục, sinh viên, giảng viên Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN (UEB) đã được trao đổi chuyên môn, nghe ...

Chi tiết