Trang Nghiên cứu
 
Đề tài: Quá trình cải cách các tổng công ty nhà nước ở Việt Nam theo mô hình Công ty mẹ - con (KT.09.11)



Mã số: KT.09.11

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Ngô Đăng Thành

Cơ quan quản lý: Khoa Kinh tế Chính trị, Trường ĐH Kinh tế, ĐHQGHN

Thời gian thực hiện: 2009-2010

Kết quả nghiên cứu:

Nghiên cứu quá trình cải cách daonh nghiệp nhà nước nói chung và tổng công ty nhà nước theo mô hình Công ty mẹ - con nói riêng, bước đầu có thể rút ra một số kết luận sau:

- Sự ra đời của các tổng công ty 90 và 91 tuy bước đầu có làm tăng sức mạnh kinh tế cho hệ thống doanh nghiệp nhà nước, song do việc thành lập chúng mang nặng tính hành chính, mệnh lệnh nên những hạn chế của các tổng công ty đã sớm bộc lộ. Đó là: hiệu quả kinh doanh của nhiều tổng công ty thấp, thậm chí một số tổng công ty bị thua lỗ; vai trò nòng cốt của tổng công ty trong nền kinh tế chưa được thể hiện.

- Một trong những hình thức được áp dụng để cải cách các tổng công ty là hình thành các TĐKT lớn và chuyển đổi các tổng công ty nhà nước thành Công ty mẹ - con. Tuy nhiên, đến nay những kết quả thu được chưa thực sự lạc quan. Điều này đòi hỏi sự nghiệp này phải được tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa.

- Để đẩy nhanh tiến trình cải cách tổng công ty nhà nước, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổng công ty sau chuyển đổi, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó cần tập trung vào các giải pháp chủ yếu: Hoàn thiện khung khổ pháp lý cho việc hình thành các Công ty mẹ - con; Cải cách các tổng công ty nhà nước theo mô hình Công ty mẹ-con cần được tiến hành một cách tự thân, độc lập bằng các biện pháp thị trường; Giảm bớt sự phụ thuộc vào Nhà nước và Công ty mẹ cho các Công ty con; Nâng cao hiệu quả quản lý và kiểm soát hoạt động của các Công ty con cho Công ty mẹ trên quan điểm quản lý vĩ mô là chính; Nâng cao năng lực quản lý phù hợp với việc mở rộng qui mô; Tận dụng lợi thế từ việc liên kết giữa các Công ty con thành viên nhưng không quá phụ thuộc lẫn nhau.

Xem chi tiết tóm tắt đề tài tại đây.