Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN tham gia Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 4

Thanh Mai - UEB Media 19:32 21/06/2022

Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2022 do Ban Kinh tế Trung ương chủ trì, phối hợp với Chính phủ diễn ra vào đầu tháng 6/2022. 

 

Diễn đàn gồm ba phiên chuyên đề quan trọng, là nơi trao đổi ý kiến và chia sẻ quan điểm giữa những người làm chính sách, đại diện các ban, bộ, ngành, trung ương và địa phương, các nhà khoa học, chuyên gia nghiên cứu, doanh nghiệp và đại diện của một số tổ chức quốc tế nhằm có thêm căn cứ tham mưu cho Ban Chấp hành Trung ương và trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư về các chủ trương, chính sách lớn để phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh bình thường mới. Tại phiên toàn thể của Hội thảo, chuyên đề "Đổi mới công nghệ, chuyển đổi số và đa dạng chuỗi cung ứng”, đại diện của Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN là PGS.TS Nguyễn Trúc Lê – Bí thư Đảng uỷ, Hiệu trưởng nhà trường đã tham gia với tư cách là người chủ trì phiên thảo luận rất được mong đợi tại Diễn đàn lần này. 

“Đổi mới công nghệ, chuyển đổi số và đa dạng hóa chuỗi cung ứng chính là chìa khóa để nâng cao khả năng thích ứng của kinh tế Việt Nam trước những biến động lớn của kinh tế thế giới và khu vực, đảm bảo ổn định hoạt động sản xuất, tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu”, đây là lời mở đầu của PGS.TS Nguyễn Trúc Lê khi bắt đầu phiên thảo luận. Trong phiên thảo luận, các đại biểu đã lần lượt đưa ra những tham luận quan trọng nhằm đóng góp vào nghiên cứu chung của buổi hội thảo.

PGS.TS Nguyễn Trúc Lê (ngoài cùng bên trái) chủ trì phiên toàn thể của Hội thảo chuyên đề "Đổi mới công nghệ, chuyển đổi số và đa dạng chuỗi cung ứng"

Ông Phạm Đức Nghiệm - Phó Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ, bắt đầu phần tham luận của mình với việc nêu vấn đề Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển mới trong bối cảnh thế giới có nhiều biến chuyển khó lường và khó dự báo, sự cạnh tranh giữa các nước lớn cùng với tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tác động của các cuộc xung đột vũ trang, chiến tranh thương mại đã làm cho vấn đề tự cường trong phát triển được đặt ra cấp thiết hơn bao giờ hết.

Về chuyển đổi số, tính đến hết quý 1/2022, đã có 22/22 bộ, ngành và 63/63 địa phương đã thành lập Ban Chỉ đạo; 55/63 địa phương đã ban hành nghị quyết/chỉ thị/văn bản của tỉnh ủy/thành ủy về chuyển đổi số; 59/63 địa phương và 19/22 bộ, ngành ban hành chương trình/kế hoạch/đề án về chuyển đổi số giai đoạn 5 năm. Các ngành tài chính-ngân hàng, y tế, giáo dục, nông nghiệp, năng lượng, giao thông vận tải,… đã có những kết quả tích cực trong hoạt động chuyển đổi số và đưa các hoạt động thường xuyên của ngành lĩnh vực lên môi trường số. 

Về đa dạng chuỗi cung ứng, Việt Nam đã tham gia và ký kết 17 hiệp định thương mại tự do (FTAs) với các đối tác quan trọng hàng đầu trên thế giới; trong đó có nhiều hiệp định thương mại thế hệ mới như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA). Một số doanh nghiệp Việt Nam cũng đang ngày càng tham gia có hiệu quả hơn vào các chuỗi cung ứng, sản xuất khu vực và toàn cầu và liên tục mở rộng thị trường đầu ra và đầu vào cho các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam.

Tuy nhiên, đánh giá khách quan cho thấy, đổi mới công nghệ, chuyển đổi số và đa dạng hóa chuỗi cung ứng của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Cho đến nay, Việt Nam vẫn chưa xây dựng được hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia với sự đồng bộ của các khâu: nguồn cung khoa học - công nghệ của khối đại học và viện nghiên cứu, khả năng áp dụng và năng lực đầu tư cho khoa học - công nghệ của khối doanh nghiệp và hệ thống quản lý, chính sách của Nhà nước. 

Nền kinh tế có độ mở lớn, hội nhập cao nhưng lại chỉ tập trung vào một số ít thị trường dẫn đến thiếu bền vững

Theo TS. Võ Xuân Hoài - Phó Giám đốc, Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia phân tích trong những năm gần đây, cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã và đang diễn ra một cách nhanh chóng và mạnh mẽ ở nhiều quốc gia, khu vực và trên phạm vi toàn cầu. Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã có tác động mạnh mẽ, toàn diện và sâu sắc đến mọi phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và khiến hầu hết các quốc gia trên thế giới phải điều chỉnh, định hướng lại chiến lược phát triển, hướng trọng tâm đầu tư vào đổi mới khoa học và công nghệ.

Sự bùng nổ của đại dịch COVID-19 là một chất xúc tác mạnh mẽ thúc đẩy việc ứng dụng các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và thúc đẩy quá trình chuyển đổi số diễn ra nhanh chóng và sâu sắc hơn trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Đối với Việt Nam, những thay đổi trong cách thức vận hành của nền kinh tế và thị trường toàn cầu dưới tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và đại dịch COVID-19 đã mang lại cả thách thức và cơ hội cho ngành công thương. 

Tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng đã thúc đẩy quá trình dịch chuyển đầu tư nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng, giảm phụ thuộc vào nguồn cung từ nước ngoài và đẩy nhanh quá trình đổi mới, ứng dụng công nghệ cao và chuyển đổi số đối với các hoạt động sản xuất và kinh doanh của cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước. Chính vì vậy, đổi mới công nghệ, chuyển đổi số và đa dạng hóa chuỗi cung ứng không chỉ là cơ hội, mà còn là công cụ hữu hiệu giúp Việt Nam đạt được mục tiêu, khát vọng phát triển nhanh và bền vững. 

Để thực hiện được điều đó, chúng ta cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, đưa ra các định hướng, giải pháp, chính sách đột phá nhằm hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực quản trị, trình độ kỹ thuật và tái cấu trúc sản xuất dựa trên đổi mới công nghệ và chuyển đổi số. Đồng thời, tăng cường hơn nữa sự kết nối giữa Nhà nước và doanh nghiệp trong quá trình nỗ lực tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu, PGS.TS Nguyễn Trúc Lê nhấn mạnh sau khi lắng nghe phần trao đổi của các diễn giả.

Tiếp theo chương trình, trong phần trao đổi với TS. Elisabetta Gentile – Chuyên gia Kinh tế cao cấp – Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), PGS.TS Nguyễn Trúc Lê đã đưa ra câu hỏi đề nghị đại diện của tổ chức lớn về kinh tế của Châu Á chia sẻ quan điểm về việc tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng với tăng tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế Việt Nam. 

TS. Elisabetta Gentile (ngoài cùng bên phải) lắng nghe phần trao đổi từ PGS.TS Nguyễn Trúc Lê

Trả lời câu hỏi của PGS.TS Nguyễn Trúc Lê, TS. Elisabetta Gentile cho rằng xu hướng toàn cầu hóa trên thế giới gần đây đang chậm lại, ở một số thời điểm thậm chí còn dừng hẳn. Đây là thực tế hiển nhiên, các quốc gia cần nhận thức rõ không có xu hướng nào tiếp diễn mãi.

Một phần sự chậm lại trong xu hướng toàn cầu hóa là do ảnh hưởng từ những cuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới gần đây, những xung đột thương mại Mỹ-Trung Quốc và xung đột Nga-Ukraine…

Việc toàn cầu hóa bị suy giảm đang thúc đẩy xu hướng khác phát triển phổ biến hơn đó là "khu vực hóa" của chuỗi cung ứng. Trên thực tế, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nhiều chuỗi cung ứng bị đứt gãy và có thể gây ra hiệu ứng dây chuyền cho toàn bộ chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong bối cảnh đó, nhiều quốc gia trong cùng khu vực có xu hướng tăng cường liên kết và hình thành các chuỗi cung ứng mới để giảm những tác động tiêu cực từ việc đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu cũng như giúp các chuỗi cung ứng dễ khôi phục hơn.

Theo TS. Elisabetta Gentile, một xu hướng khác trong việc định hình các chuỗi cung ứng là vai trò của các tài sản vô hình bao gồm thương hiệu, các khoản đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, chiến lược marketing… ngày càng quan trọng. Những giá trị này có tính linh động và có thể đi "xuyên biên giới," tạo ra thu nhập cho người lao động, nhưng dữ liệu thương mại truyền thống thời gian qua chưa đánh giá được những tài sản này. 

Để khai thác tốt hơn những giá trị mà chuỗi cung ứng mang lại, Việt Nam cần đánh giá đúng vai trò của cũng như đầu tư cho việc phát triển thương hiệu, nghiên cứu sáng tạo và có chiến lược marketing hiệu quả.

Bên cạnh đó là cân nhắc nhiều hơn đến "khu vực hóa" chuỗi cung ứng, tận dụng tốt mối quan hệ với các đối tác trong khu vực để xây dựng chuỗi cung ứng ổn định hơn. Với các nền tảng cơ sở hạ tầng, kỹ thuật số, số hóa mà Việt Nam đang xây dựng, phải đảm bảo tính toàn diện, đảm bảo tạo ra cơ hội cho tất cả doanh nghiệp tham gia vào mạng lưới đó, giúp chuyển đổi số và số hóa hiệu quả hơn, TS. Elisabetta Gentile khuyến nghị.

Sau khi lắng nghe các phần tham luận của các diễn giả, PGS.TS Nguyễn Trúc Lê - dưới vai trò là một người chủ trì buổi hội thảo đồng thời cũng là một chuyên gia kinh tế đã trình bày quyết nghị tổng kết phiên thảo luận. Trong đó nhấn mạnh: “Chúng ta có thể thấy rằng những giải pháp cốt lõi để Việt Nam có thể bứt phá thành công về KHCN và đổi mới sáng tạo, tham gia sâu, có hiệu quả trong mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu nhấn mạnh tới vai trò dẫn dắt chủ đạo của nhà nước cũng như vị trí trung tâm của các doanh nghiệp, đăc biệt là doanh nghiệp trong khu vực tư nhân và có vốn đầu tư nước ngoài. Và điều quan trọng, để tham gia và cải thiện vị trí trong chuỗi cung ứng của Việt Nam, không thể không nhắc tới tính cấp bách của việc các doanh nghiệp, địa phương chủ động trong khâu chuẩn bị, đào tạo và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao về công nghệ, chuyển đổi số phục vụ phát triển chuỗi sản phẩm, giá trị toàn cầu”.

Phiên thảo luận với nhiều khuyến nghị giá trị là mong đợi của rất nhiều các cơ quan doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế trong và ngoài nước

Sau hội thảo, các ý kiến trao đổi, thảo luận, tham luận gợi ý chính sách được Ban Tổ chức tổng hợp và phản ánh trong báo cáo tổng hợp tại Diễn đàn và sử dụng làm tài liệu để tham mưu, nghiên cứu chính sách của Ban Kinh tế Trung ương cũng như các cơ quan có liên quan của Chính phủ nghiên cứu, sử dụng trong xây dựng và hoạch định chính sách trong thời gian tới.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tổng kết Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 4

Phát biểu tổng kết Diễn đàn, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao các chủ đề thảo luận của diễn đàn vừa có tính chất cơ bản, lâu dài, vừa thời sự, vừa giải quyết những vấn đề chiến lược, vừa xử lý những vấn đề tình thế. Thủ tướng mong muốn và tin tưởng rằng, các cấp, các ngành, các nhà khoa học, các chuyên gia kinh tế, các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp, và nhân dân cả nước tiếp tục đoàn kết, chung sức, đồng lòng tập trung khắc phục những hạn chế, bất cập, vượt qua khó khăn, thách thức. Đồng thời nỗ lực phấn đấu thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đề ra về xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả, mang lại ấm no, hạnh phúc cho nhân dân và bảo đảm lợi ích của các nhà đầu tư.

Có thể nói rằng, sự tham gia của Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN (UEB-VNU) với đại diện là PGS.TS Nguyễn Trúc Lê - Hiệu trưởng trong vai trò người chủ trì của một trong các phiên thảo luận quan trọng tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2022 một lần nữa đã khẳng định được uy tín, chất lượng của đội ngũ giảng viên, chuyên gia kinh tế của UEB. Với vai trò là những nhà khoa học, những chuyên gia hàng đầu về Kinh doanh & Khoa học quản lý tại Việt Nam, UEB đã mang đến các diễn đàn kinh tế cấp cao những nhận định chuyên sâu, những góc nhìn khoa học và những khuyến nghị giá trị góp phần không nhỏ trong việc hoạch định chính sách và phát triển nền kinh tế tại Việt Nam trong thời kỳ hồi phục sau đại dịch.  

PGS.TS Nguyễn Trúc Lê và TS. Nguyễn Đức Bảo – 2 đại diện đến từ Trường Đại học Kinh tế ĐHQGHN tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 4

Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 4 với chủ đề "Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập sâu rộng trong tình hình mới", do Ban Kinh tế Trung ương chủ trì, phối hợp với UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức. 

Tại diễn đàn, các đại biểu tập trung thảo luận và đóng góp ý kiến vào 3 chủ đề chính: Phát triển chuỗi cung ứng lao động ổn định sau đại dịch Covid 19; Phát triển thị trường vốn và thị trường bất động sản và Đổi mới công nghệ, chuyển đổi số và đa dạng hóa chuỗi cung ứng.

Chuyên gia nghiên cứu của Trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN đưa ra giải giáp cho Doanh nghiệp trong việc sử dụng “Điện mặt trời mái nhà trong khu công nghiệp”

Chuyên gia nghiên cứu của Trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN đưa ra giải giáp cho Doanh nghiệp trong việc sử dụng “Điện mặt trời mái nhà trong khu công nghiệp”

Đây cũng chính là chủ đề của diễn đàn khoa học vừa diễn ra do Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) – Trường Đại học Kinh tế (ĐHQGHN) phối ...

Chi tiết
Mở rộng hợp tác quốc tế, trao đổi học thuật giữa UEB với những ngôi trường danh tiếng nhất Ba Lan qua chương trình trao đổi giảng viên

Mở rộng hợp tác quốc tế, trao đổi học thuật giữa UEB với những ngôi trường danh tiếng nhất Ba Lan qua chương trình trao đổi giảng viên

Trong bối cảnh hội nhập giáo dục toàn cầu, trao đổi giảng viên quốc tế đã trở thành một trong những “mũi nhọn” của Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN (UEB) ...

Chi tiết
Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN tổ chức Diễn đàn hợp tác kinh tế ASEAN và các nền kinh tế mới nổi với Liên bang Nga trong bối cảnh mới: Vấn đề và Triển vọng

Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN tổ chức Diễn đàn hợp tác kinh tế ASEAN và các nền kinh tế mới nổi với Liên bang Nga trong bối cảnh mới: Vấn đề và Triển vọng

Diễn đàn được tổ chức thành công với mục tiêu kết nối các đối tác thương mại, dịch vụ và đầu tư của các nước ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng ...

Chi tiết
Chuyến tham quan thực tế doanh nghiệp của sinh viên UEB - USF và UEB - Troy tại Công ty LG Display Việt Nam Hải Phòng

Chuyến tham quan thực tế doanh nghiệp của sinh viên UEB - USF và UEB - Troy tại Công ty LG Display Việt Nam Hải Phòng

Với mục tiêu giảng dạy lý thuyết song song với đào tạo thực tiễn bằng phương pháp “lớp học không giảng đường”, sinh viên UEB - USF và UEB - Troy thường ...

Chi tiết
Bảng thành tích học tập “đáng nể” của Đinh Minh Đức, tân sinh viên 2K6 chương trình Cử nhân Quản trị kinh doanh (Quốc tế) của Đại học St. Francis - BBA USF

Bảng thành tích học tập “đáng nể” của Đinh Minh Đức, tân sinh viên 2K6 chương trình Cử nhân Quản trị kinh doanh (Quốc tế) của Đại học St. Francis - BBA USF

Bạn Đinh Minh Đức, học sinh trường THPT Chuyên Ngoại Ngữ, có thành tích học tập xuất sắc với GPA HK1 năm lớp 12 là 9.3, IELTS 8.0 và giải nhất cấp Đại ...

Chi tiết
Từ giảng đường tới doanh nghiệp: Trang bị kiến thức và kinh nghiệm thực chiến ngay tại lớp học chuyên ngành của Khoa Kinh tế & Kinh doanh Quốc tế - UEB

Từ giảng đường tới doanh nghiệp: Trang bị kiến thức và kinh nghiệm thực chiến ngay tại lớp học chuyên ngành của Khoa Kinh tế & Kinh doanh Quốc tế - UEB

Chương trình “Tư duy kinh doanh trong các doanh nghiệp Nhật Bản” nằm trong chuỗi chương trình "FROM UEB TO GLOBAL ENTERPRISES SERIES" do khoa Kinh tế & ...

Chi tiết
Giảng viên Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN (UEB-VNU) là thành viên nghiên cứu chính của Báo cáo Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) năm 2023

Giảng viên Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN (UEB-VNU) là thành viên nghiên cứu chính của Báo cáo Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) năm 2023

Sáng 2/4/2024, Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam tổ chức Công bố Báo cáo Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở ...

Chi tiết
QS WUR by subject 2024: ĐHQGHN có thêm 2 lĩnh vực được xếp hạng

QS WUR by subject 2024: ĐHQGHN có thêm 2 lĩnh vực được xếp hạng

Ngày 10/4/2024, tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds (QS) công bố kết quả bảng xếp hạng các trường đại học theo 55 lĩnh vực thuộc 5 nhóm lĩnh vực của ...

Chi tiết
Bật mí của cựu sinh viên: Lợi thế của sinh viên tốt nghiệp chương trình Cử nhân Quản trị kinh doanh (Quốc tế) của Đại học Troy (Troy University, Mỹ) trong mắt nhà tuyển dụng là gì?

Bật mí của cựu sinh viên: Lợi thế của sinh viên tốt nghiệp chương trình Cử nhân Quản trị kinh doanh (Quốc tế) của Đại học Troy (Troy University, Mỹ) trong mắt nhà tuyển dụng là gì?

"Tìm một công việc phù hợp với khả năng và mục tiêu nghề nghiệp ban đầu của mình đúng là không đơn giản. Tuy nhiên, khi là sinh viên chương trình BSBA ...

Chi tiết