Sinh viên UEB – FIBE: Vào đời không lo khó! Sức mạnh của những môn học mang tính ứng dụng thực tiễn

Ngọc Thúy - UEB Media 14:43 01/08/2022

Thời đại công nghệ số bùng nổ, nền kinh tế phát triển mạnh mẽ đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao, “đa-di-năng” và linh hoạt trong mọi tình huống. Để sinh viên không “vỡ mộng vào đời” với những lý thuyết khô khan trên sách vở, xuyên suốt trong các chương trình đào tạo đại học, sau đại học, Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế (FIBE), Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN (UEB) luôn mang đến nhiều môn học mang tính ứng dụng thực tiễn cao, phù hợp với xu hướng thời đại, tạo hành trang vững chắc cho sinh viên, học viên hội nhập kinh tế quốc tế toàn cầu.

Học phần Kinh doanh quốc tế: FIBer tự tin vận dụng linh hoạt kiến thức và kỹ năng

Kinh doanh quốc tế (International Business) là một lĩnh vực năng động và mang tính toàn cầu. Đây cũng là một trong những môn học vô cùng quan trọng đối với các sinh viên khối ngành kinh tế. Tại FIBE, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức nền tảng về các vấn đề tổng quan và chuyên sâu trong kinh doanh, thương mại quốc tế, các chính sách kinh tế đối ngoại hiện nay, cũng như đặc điểm phát triển kinh tế trong xu hướng toàn cầu hóa. Môn học sẽ hệ thống hóa các kiến thức cơ bản, cập nhật về kinh doanh quốc tế, từ đó giúp sinh viên vận dụng những kiến thức để lý giải, hiểu được những thay đổi diễn ra trong môi trường và hoạt động kinh doanh quốc tế, tiếp cận với thực tiễn hoạt động của các công ty đa quốc gia ở nhiều khía cạnh khác nhau như: Chiến lược gia nhập thị trường, chiến lược sản xuất, marketing, quản trị nguồn nhân lực... Quan trọng hơn, môn học giúp cho sinh viên học cách tư duy ở cấp độ quốc tế, có khả năng vận dụng các kiến thức được học để giải quyết các vấn đề có thể gặp phải trong thực tế công việc kinh doanh quốc tế sau này.

Với sự lan rộng của phạm vi ảnh hưởng, học phần sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức nền tảng và bao hàm của hoạt động kinh doanh trong môi trường quốc tế, làm cơ sở ban đầu để sinh viên có thể định hướng và lựa chọn khía cạnh mà bản thân cảm thấy hứng thú và tâm đắc để tiếp tục tiến xa và sâu hơn trong tương lai.” – Chia sẻ của Ths. Nguyễn Thị Phương Linh – Giảng viên Khoa KT&KDQT về ý nghĩa của môn học Kinh doanh quốc tế đối với các sinh viên.

 

Từ kiến thức nền tảng của môn học cũng như những case study từ các doanh nghiệp, tập đoàn lớn mà giảng viên lồng ghép trong từng bài giảng, sinh viên sẽ có tư duy để lập kế hoạch, chiến lược, phân tích và xử lý các vấn đề liên quan đến giấy tờ, dây chuyền vận hành, các hoạt động sản xuất kinh doanh tại các công ty thương mại, công ty xuất nhập khẩu, tập đoàn đa quốc gia hay các công ty nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế…

Một trong những “case study” thú vị được các bạn sinh viên trong lớp học của Cô Linh hào hứng bàn luận sôi nổi đó là sự khác biệt giữa các quốc gia sẽ ảnh hưởng như thế nào tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ vừa nhận được những cơ hội đầy tiềm năng phát triển, nhưng cũng phải đối mặt với những khó khăn, biến động lớn lao của môi trường quốc tế. Vậy nên hay không nên tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế? Liệu những lợi ích có lấn át những rủi ro và ngược lại?  Đây là một câu hỏi mở, tuy nhiên trong quá trình thảo luận, sinh viên đã đưa ra nhiều góc nhìn với những ví dụ dẫn chứng thuyết phục khác nhau, điều đó đã khiến cho lớp học trở nên sôi động và nhiệt huyết hơn bao giờ hết.

Sinh viên Nguyễn Hữu Chuyên (QH2018E KTQT CLC4) trong quá trình học tập chuyên sâu hơn về chuyên ngành, đặc biệt trong quá trình đi thực tập thực tế, làm việc tại doanh nghiệp chia sẻ: “Bản thân mình vừa rồi trải qua kì thực tập tại Ban Thương mại quốc tế và Đảm bảo nguồn – Tổng công ty xăng dầu Petrolimex với vị trí thực hiện nhập khẩu xăng dầu. Mình nhận thấy bản thân đã rất may mắn được học khá đầy đủ các quy trình hoạt động trong kinh doanh quốc tế khi học ở trên trường. Nhờ những kiến thức mà thầy cô trang bị và mở rộng sát với thực tế, mình đã hiểu được phương thức vận hành của hoạt động nhập khẩu ra sao, thanh toán quốc tế, giao dịch và vận tải quốc tế như thế nào để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, tự tin bắt nhịp tiến độ công việc trong thực tiễn một cách nhanh chóng.”

Còn với Sinh viên Nghiêm Phan Đức (lớp QH2018E KTQT CLC3): “Từ những buổi “role play” hay “sắm vai” chuyên gia, chủ doanh nghiệp đưa ra các lập luận, đánh giá, giải pháp để giải quyết các “case” thường gặp trong thực tiễn… bản thân mình hiểu và nhớ được bài học hơn rất nhiều. Cũng nhờ vậy, khi đi thực tập, làm quen với môi trường làm việc thực tế, mình không hề nao núng khi tham gia vào đội nhóm nghiên cứu, phân tích mô hình kinh doanh tại thị trường mục tiêu cho doanh nghiệp, vì mình đã nắm được cách để xây dựng chiến lược marketing, tìm kiếm và đánh giá tệp khách hàng tiềm năng, phù hợp…”.

“Sức mạnh” của những môn học mang tính ứng dụng thực tiễn đã giúp sinh viên UEB - FIBE những bước đầu tiên chập chững vào đời trở nên tự tin, vững vàng hơn bao giờ hết!

Ngoài những kiến thức có khả năng ‘biến hóa” uyển chuyển, linh hoạt trong thực tế, Khoa cũng đẩy mạnh trau dồi cho sinh viên năng lực ngoại ngữ, kết nối các chuyên gia từ trường đời vào trường học để tạo ra “làn gió mới” trong tư duy, nhận thức, đồng thời, tạo điều kiện cho sinh viên đi khảo sát để có thêm nhiều kinh nghiệm và có góc nhìn sâu sắc, thực tiễn hơn.

Sinh viên FIBE tham gia buổi học thực tiễn với sự góp mặt của Chuyên gia Nguyễn Thanh Dương – Quản lý chương trình đào tạo quản trị dự án theo chuẩn PMT Hoa Kỳ, đại diện Viettel Academy. Lớp học vô cùng sôi nổi, hào hứng và có sự tương tác cao giữa Sinh viên và Diễn giả, từ đó giúp FIBErs kích thích tư duy, năng lực và sự tự tin
Chuyến đi khảo sát thực tế của Thầy trò FIBE tại Cảng Đình Vũ – Hải Phòng và gặp gỡ các chuyên gia của Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công Thương
Chuyến đi thực tế tại Nhà máy Huyndai Thành Công và KCN Bảo Minh giúp sinh viên nâng cao kiến thức thực tế để thêm tự tin bước vào ngưỡng cửa sự nghiệp trong tương lai
Chuyến đi thực tế tại Nhà máy Huyndai Thành Công và KCN Bảo Minh của Thầy và trò Khoa Kinh tế & Kinh doanh quốc tế vô cùng bổ ích, thú vị, gắn học lý thuyết với thực tiễn
Chuyến học tập từ thực tiễn tại Lazada E-Logistics Việt Nam – LEL Express không chỉ là một trải nghiệm thú vị mà còn giúp mỗi sinh viên Khoa KT&KDQT “bỏ túi” được không ít kinh nghiệm và kiến thức bổ ích từ mô hình kinh doanh, vận hành của doanh nghiệp đến những câu chuyện và chia sẻ hấp dẫn của các chuyên gia trong lĩnh vực

“Học phần Kinh doanh quốc tế nói riêng và các môn học của FIBE nói chung còn giúp mình có thêm kiến thức để tự tin tham gia các sân chơi trí tuệ lớn trong lĩnh vực kinh tế như “Vietnam Young Logistics Talent 2021” với thành tích lọt vào Top 12 Bán kết, đồng thời, được bổ trợ kiến thức chuyên sâu để có thể vận dụng những gì đã học vào nghiên cứu khoa học, với các đề tài về hoạt động thực tiễn của doanh nghiệp”. - Hữu Chuyên chia sẻ thêm về môn học.

Sinh viên lắng nghe chia sẻ của diễn giả đến từ Công ty cổ phần công nghệ Sapo trong một buổi học trên lớp đầy hấp dẫn

Học phần: Quản trị dự án quốc tế - Nền tảng giúp học viên trở thành những nhà quản lý tài năng

Những môn học ứng dụng thực tiễn không chỉ tạo hành trang vững chắc cho sinh viên vào đời, mà ở bậc cao học, các môn học có tính ứng dụng cao đã giúp các học viên vận dụng linh hoạt, nhanh chóng vào giải quyết các công việc của mình, là bước đệm, là nền tảng hình thành tư duy, năng lực trở thành những nhà quản trị, những nhà lãnh đạo tài năng trong tương lai.

Quản trị dự án quốc tế là môn học cung cấp đặc điểm và phương diện chủ yếu của dự án kinh doanh quốc tế từ đó có sự thẩm định dự án và quyết định đầu tư. Đồng thời, môn học cũng chú trọng truyền tải đến các học viên cách phân tích và lập dự án kinh doanh quốc tế theo 3 nội dung: kỹ thuật, tài chính và kinh tế, lựa chọn hình thức tổ chức quản trị dự án phù hợp. Ngoài ra còn cung cấp các kiến thức, kỹ năng trong quản trị thời gian và tiến độ dự án, phân bổ các nguồn lực cũng như quản lý chi phí và quản trị rủi ro dự án kinh doanh quốc tế. Môn học còn nhấn mạnh vào vai trò và những phẩm chất cần có của một nhà quản trị dự án chuyên nghiệp.

“Học phần này nhằm giúp học viên hiểu được những khái niệm cơ bản về quản lý dự án quốc tế; nắm vững cách thức quản lý một dự án quốc tế theo các bước: Phân tích bối cảnh, xác định dự án, thiết kế dự án, thực hiện dự án, theo dõi và đánh giá dự án. Sau khi học xong học phần này, học viên sẽ có được kỹ năng lập kế hoạch dự án, quản lý nhân sự dự án, quản lý mua sắm, có kỹ năng phân tích tài chính, biết cách theo dõi, đánh giá và tổ chức thực hiện một dự án cụ thể.” – TS. Nguyễn Thị Vũ Hà, Phó Chủ nhiệm Bộ môn Tài chính quốc tế, Khoa KT&KDQT chia sẻ về ý nghĩa và vai trò của môn học.

 “Môn Quản trị dự án quốc tế giúp tôi nắm rõ những kiến thức chuyên sâu về cách quản lý một dự án quốc tế trên mọi phương diện. Cụ thể hơn, đó là quản lý về tài chính, nguồn nhân lực, quản lý về tiến độ, quản lý chi phí, giám sát và nghiệm thu các dự án kinh doanh có yếu tố nước ngoài. Hiểu được về các nguyên lý hoạt động về hoạch định, theo dõi và kiểm soát các vấn đề liên quan đến toàn bộ dự án quốc tế, từ đó bản thân có thể vận hành các khâu trơn tru hơn, đạt được hiệu quả cao hơn trong công việc”.– Anh Hà Tuấn Dũng, học viên của lớp cao học cho biết.

Nhằm giúp mỗi học viên lĩnh hội tốt nhất những kiến thức và kỹ năng cần có sau khi tham gia môn học, Cô Vũ Hà cũng thường xuyên đưa ra các “case study” từ thực tiễn vào bài giảng để học viên được thực hành ngay tại lớp học.Sau khi học xong học phần này, mỗi học viên sẽ có khả năng áp dụng các kiến thức đã học vào quản lý một dự án quốc tế trên thực tế”. -  Cô Hà khẳng định.

“Đối với cá nhân tôi, đây là môn học vô cùng hữu ích, đặc biệt khi làm việc trong môi trường tiếp xúc với những dự án có yếu tố nước ngoài. Nhờ môn học này mà khi nhận được một dự án, bản thân tôi sẽ biết quy trình diễn ra như thế nào, nhiệm vụ của mình trong đó là gì, cách vận hành, chạy dự án ra sao để suôn sẻ và đạt được hiệu quả tốt nhất, tiết kiệm được thời gian, chi phí... Một phần thành công rất lớn của môn học cũng đến từ phong cách giảng dạy của giảng viên với sự truyền đạt dễ hiểu, đưa ra nhiều dẫn chứng thực tế và phân tích đi vào trọng tâm vấn đề, nên khi ứng dụng kiến thức vào trong thực tiễn cũng dễ dàng với người học hơn rất nhiều.” là những chia sẻ của Anh Nguyễn Văn Chương, Công ty CP VNT Holdings – học viên của lớp.

Chị Lưu Thị Phương Thảo - Chuyên viên Quản trị hệ thống báo cáo giám sát và Tài trợ thương mại, Ngân hàng Vietcombank - Học viên lớp cao học cũng bày tỏ, Quản trị dự án quốc tế là môn học bổ ích và thực tiễn, phù hợp với chương trình đào tạo thạc sĩ cho những người đã đi làm và làm các chuyên ngành thực tế liên quan. Môn học đã giúp chị Thảo tái tạo các kiến thức căn bản về cách quản trị một dự án, từ đó phát triển về cách vận hành một dự án quốc tế. 

“Vị trí công việc mà tôi đang đảm nhiệm liên quan nhiều đến các khách hàng là các công ty lớn ở trong và ngoài nước, vì thế, điều mà tôi ấn tượng ở môn học là được học cách để vẽ sơ đồ quản trị dự án. Tôi đã ứng dụng điều này để mô hình hoá sơ đồ công việc của mình, để vận hành nó một cách logic hơn. Bên cạnh đó, tôi cũng được học cách chọn lựa, đánh giá, và làm việc với các đối tác nước ngoài, những điều mà bản thân chưa được học trước đó. Việc giảng viên đưa vào các tình huống thực tế rất hay, có rất nhiều bài tập sát với công việc, học có thể ra làm việc được ngay”. - Chị Lưu Thị Phương Thảo chia sẻ.

Có thể thấy, nhận được sự đánh giá cao về khả năng vận dụng các kiến thức, kỹ năng từ môn học vào thực tiễn công việc và cuộc sống của các sinh viên, học viên chính là sự thành công bước đầu, và là động lực thúc đẩy để Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế nói riêng và Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN nói chung không ngừng phát triển nhiều hơn nữa các môn học, phương pháp đào tạo theo hướng ứng dụng cao để sinh viên, học viên của mình tự tin, bản lĩnh: Vào đời không lo khó!

Nguyên Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (World Bank) làm việc cùng Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN để chia sẻ và gia tăng cơ hội hợp tác phát triển, trao đổi quốc tế

Nguyên Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (World Bank) làm việc cùng Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN để chia sẻ và gia tăng cơ hội hợp tác phát triển, trao đổi quốc tế

Nhằm mở rộng mạng lưới hợp tác về nghiên cứu tư vấn chính sách cùng với định hướng quốc tế hóa giáo dục, thúc đẩy trao đổi giảng viên, sinh viên quốc tế, ...

Chi tiết
Định hướng nghề nghiệp cho sinh viên UEB - Troy và UEB - USF cùng công ty công nghệ hàng đầu thế giới Samsung Electronics Việt Nam - Thái Nguyên

Định hướng nghề nghiệp cho sinh viên UEB - Troy và UEB - USF cùng công ty công nghệ hàng đầu thế giới Samsung Electronics Việt Nam - Thái Nguyên

Với định hướng đào tạo gắn liền thực tiễn, các lớp học tại "giảng đường doanh nghiệp" được Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN thường xuyên tổ chức, mang đến ...

Chi tiết
Chuyên gia nghiên cứu của Trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN đưa ra giải pháp cho Doanh nghiệp trong việc sử dụng “Điện mặt trời mái nhà trong khu công nghiệp”

Chuyên gia nghiên cứu của Trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN đưa ra giải pháp cho Doanh nghiệp trong việc sử dụng “Điện mặt trời mái nhà trong khu công nghiệp”

Đây cũng chính là chủ đề của diễn đàn khoa học vừa diễn ra do Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) – Trường Đại học Kinh tế (ĐHQGHN) phối ...

Chi tiết
Mở rộng hợp tác quốc tế, trao đổi học thuật giữa UEB với những ngôi trường danh tiếng nhất Ba Lan qua chương trình trao đổi giảng viên

Mở rộng hợp tác quốc tế, trao đổi học thuật giữa UEB với những ngôi trường danh tiếng nhất Ba Lan qua chương trình trao đổi giảng viên

Trong bối cảnh hội nhập giáo dục toàn cầu, trao đổi giảng viên quốc tế đã trở thành một trong những “mũi nhọn” của Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN (UEB) ...

Chi tiết
Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN tổ chức Diễn đàn hợp tác kinh tế ASEAN và các nền kinh tế mới nổi với Liên bang Nga trong bối cảnh mới: Vấn đề và Triển vọng

Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN tổ chức Diễn đàn hợp tác kinh tế ASEAN và các nền kinh tế mới nổi với Liên bang Nga trong bối cảnh mới: Vấn đề và Triển vọng

Diễn đàn được tổ chức thành công với mục tiêu kết nối các đối tác thương mại, dịch vụ và đầu tư của các nước ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng ...

Chi tiết
Chuyến tham quan thực tế doanh nghiệp của sinh viên UEB - USF và UEB - Troy tại Công ty LG Display Việt Nam Hải Phòng

Chuyến tham quan thực tế doanh nghiệp của sinh viên UEB - USF và UEB - Troy tại Công ty LG Display Việt Nam Hải Phòng

Với mục tiêu giảng dạy lý thuyết song song với đào tạo thực tiễn bằng phương pháp “lớp học không giảng đường”, sinh viên UEB - USF và UEB - Troy thường ...

Chi tiết
Bảng thành tích học tập “đáng nể” của Đinh Minh Đức, tân sinh viên 2K6 chương trình Cử nhân Quản trị kinh doanh (Quốc tế) của Đại học St. Francis - BBA USF

Bảng thành tích học tập “đáng nể” của Đinh Minh Đức, tân sinh viên 2K6 chương trình Cử nhân Quản trị kinh doanh (Quốc tế) của Đại học St. Francis - BBA USF

Bạn Đinh Minh Đức, học sinh trường THPT Chuyên Ngoại Ngữ, có thành tích học tập xuất sắc với GPA HK1 năm lớp 12 là 9.3, IELTS 8.0 và giải nhất cấp Đại ...

Chi tiết
Từ giảng đường tới doanh nghiệp: Trang bị kiến thức và kinh nghiệm thực chiến ngay tại lớp học chuyên ngành của Khoa Kinh tế & Kinh doanh Quốc tế - UEB

Từ giảng đường tới doanh nghiệp: Trang bị kiến thức và kinh nghiệm thực chiến ngay tại lớp học chuyên ngành của Khoa Kinh tế & Kinh doanh Quốc tế - UEB

Chương trình “Tư duy kinh doanh trong các doanh nghiệp Nhật Bản” nằm trong chuỗi chương trình "FROM UEB TO GLOBAL ENTERPRISES SERIES" do khoa Kinh tế & ...

Chi tiết
Giảng viên Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN (UEB-VNU) là thành viên nghiên cứu chính của Báo cáo Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) năm 2023

Giảng viên Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN (UEB-VNU) là thành viên nghiên cứu chính của Báo cáo Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) năm 2023

Sáng 2/4/2024, Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam tổ chức Công bố Báo cáo Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở ...

Chi tiết