Mô hình đào tạo gắn với ứng dụng thực tiễn: Chìa khóa mở rộng cánh cổng hội nhập cho sinh viên Kinh tế

Thu Trang _ UEB Media 10:01 06/06/2022

Leonardo da Vinci đã từng nói “Khoa học rỗng tuếch và đầy sai lầm nếu không sinh ra từ Thực nghiệm - người mẹ của mọi Tri thức”. Học đi đôi với hành luôn là “kim chỉ nam” trong định hướng giảng dạy của Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN nói chung và đội ngũ giảng viên Khoa Kinh tế & Kinh doanh Quốc tế (FIBE) nói riêng.

Đặc biệt trong bối cảnh những chuyển biến phức tạp tác động lên nền kinh tế - xã hội, phương pháp học “thực chiến” đã và đang giúp củng cố nền tảng kiến thức, bổ trợ tư duy và kỹ năng cần thiết cho sinh viên UEB. Vậy thầy cô Khoa KT & KDQT đã mang đến những “mảng màu” kinh tế sinh động như thế nào để kích thích sự sáng tạo và đam mê theo đuổi của các em với tri thức mới? Cùng khám phá phương pháp giảng dạy và xem cách UEBers đã “chuyển hóa” kiến thức trong sách vở trừu tượng thành những ứng dụng thực chiến ra sao nhé!

Mở ra cánh cửa tiếp cận nền kinh tế toàn cầu thời đại mới
Bối cảnh Kinh tế thời đại mới biến động không ngừng, tạo ra những thay đổi đáng kể, hình thành nên những ngành nghề mới. Cũng chính những chuyển biến này đã và đang đòi hỏi con người cần có nền tảng kiến thức tốt, óc quan sát nhạy bén cũng như kỹ năng bổ trợ vững chắc để đáp ứng mọi yêu cầu công việc.

Thấu hiểu được điều này, những học phần của Khoa KT& KDQT được thiết kế phù hợp, mang tính ứng dụng thực tiễn cao, giúp sinh viên nhanh chóng cập nhật những kiến thức mới nhất đa chiều về kinh tế. Đồng thời cũng hỗ trợ các em trau dồi kỹ năng chuyên môn đáp ứng cho công việc sau này. “Đàm phán trong Kinh doanh Quốc tế”; “Thanh toán Quốc tế” và “Vận tải và bảo hiểm trong thương mại Quốc tế” được xem là 3 học phần mang tính “thời đại”, mở ra cơ hội phát triển nghề nghiệp mới đa dạng cho sinh viên.

Đàm phán trong Kinh doanh Quốc tế - Kỹ năng cần thiết trên “thương trường”
Môn học bao gồm những kiến thức từ tổng hợp đến chuyên sâu, vừa có tính lý luận vừa mang tính nghiệp vụ trong giao tiếp với các đối tác nước ngoài, với 4 vấn đề lớn: Những vấn đề chung về đàm phán, đàm phán quốc tế; Tổ chức đàm phán quốc tế & các kỹ thuật đàm phán trong kinh doanh quốc tế; Ảnh hưởng của yếu tố văn hóa đến đàm phán quốc tế và Một số điều chú ý khi đàm phán với các đối tác nước ngoài;...

“Đàm phán trong Kinh doanh Quốc tế có thể coi là “chìa khóa” mở mọi cánh cổng giao thương giữa các doanh nghiệp. Chính vì thế, đây không chỉ là một môn học, mà còn một trong những kỹ năng mà mọi sinh viên Kinh tế thời đại mới cần học tập và trau dồi”, giảng viên TS. Bùi Hồng Cường chia sẻ về môn học Đàm phán trong Kinh doanh Quốc tế, một trong những môn học được ví như “nghệ thuật kinh doanh”. Môn học là sự tổng hòa của nghệ thuật giao tiếp, khả năng sử dụng ngôn ngữ, sự thấu hiểu văn hóa và sự nhạy bén trong tư duy. Với môn học mang tính thực hành cao như vậy, giảng viên cũng có cách giảng dạy đặc biệt, giúp sinh viên áp dụng linh hoạt kiến thức: “Phương pháp giảng dạy chính là biến mỗi tiết học trở thành một buổi đàm phán. Sinh viên được hóa thân thành người đại diện phát ngôn của mỗi doanh nghiệp, đàm phán và trao đổi về một chủ đề theo chương trình học. Dưới sự hướng dẫn của giảng viên, các em sẽ hiểu được những quy tắc, quy trình cũng như bản chất cốt lõi trong đàm phán, đồng thời cũng rèn luyện khả năng tư duy, sự nhạy bén xử lý mọi tình huống thực tế”, TS. Bùi Hồng Cường chia sẻ thêm.

Bộ môn Đàm phán trong Kinh doanh Quốc tế - Khoa Kinh tế & Kinh doanh Quốc tế

Bên cạnh những học phần nền tảng, học phần mang tính thực hành cao như Đàm phán trong Kinh doanh Quốc tế đã thu hút nhiều sinh viên. “Đây là một trong những môn học “dễ thở” nhất đối với sinh viên chúng em. Bởi thầy cô đã hô biến lớp học đã trở thành những buổi đàm phán thực tế, nơi chúng em được “nhập vai” trở thành những doanh nhân, được trực tiếp đàm phán, kết nối, thể hiện giá trị thương hiệu với đối tác. Thông qua mọi lời nói, cử chỉ, em và các bạn được rèn luyện kỹ năng giao tiếp, trau dồi kỹ năng sử dụng ngoại ngữ cũng như những quy tắc văn hóa chuẩn mực trong kinh doanh.” sinh viên Lê Huy Dũng - Lớp QH2018E - KTQT CLC3  chia sẻ.

Sinh viên FIBE chia sẻ về môn học Đàm phán trong Kinh doanh Quốc tế

Một trong những lý do được sinh viên mong muốn theo học phải kể đến là những quy tắc, giá trị văn hóa được lồng ghép trong môn học. Sinh viên có cơ hội tìm hiểu văn hóa đàm phán kinh doanh đặc trưng của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là những đất nước nổi tiếng với nền văn hóa kinh doanh lâu đời như Nhật Bản, Mỹ, các nước châu Âu, Hàn Quốc... thông qua bài tập thực tế, video, hình ảnh mô phỏng. Nắm chắc những yếu tố văn hóa ảnh hưởng tới hoạt động đàm phán là công cụ quan trọng giúp sinh viên có thể tự tin dẫn dắt và xử lý khéo léo mọi tình huống trong đàm phán, phục vụ đắc lực cho công việc sau này.

Thanh toán Quốc tế - Nghiệp vụ chuyên môn mọi sinh viên Kinh tế thời đại mới cần biết
“Kể từ khi Việt Nam thực hiện đường lối mở cửa, hội nhập kinh tế toàn cầu, các quan hệ kinh tế của Việt Nam với bên ngoài ngày càng phát triển mạnh cả về chiều rộng và chiều sâu. Trong đó, các biểu hiện cụ thể của các quan hệ kinh tế đối ngoại như thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế, tài chính quốc tế ngày càng được chú trọng phát triển. Để thực hiện được các mối quan hệ kinh tế đối ngoại đó, các nghiệp vụ ngân hàng như thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, bảo lãnh thanh toán ... đóng vai trò cầu nối.”, TS. Nguyễn Thị Thanh Mai - Giảng viên bộ môn Thanh toán Quốc tế nhận định về tầm quan trọng của học phần đối với sinh viên, đặc biệt là sinh viên khối ngành Kinh tế.

Học phần “Thanh toán Quốc tế” dành cho sinh viên năm 3,4 chuyên ngành Kinh tế quốc tế, Tài chính ngân hàng và Kế toán. Môn học hướng tới mục tiêu giúp sinh viên biết, hiểu và áp dụng những kiến thức nghiệp vụ thực hành về thanh toán quốc tế. Đồng thời có thể phân tích, đánh giá và lập luận chặt chẽ trong giải quyết các tình huống về tranh chấp trong quá trình thực hiện các phương thức thanh toán quốc tế.

Nội dung học phần bao gồm kiến thức thực hành nghiệp vụ thanh toán quốc tế trong thương mại quốc tế như sử dụng các công cụ thanh toán quốc tế, các điều kiện thanh toán quốc tế,... Bên cạnh đó, sinh viên cũng được tiếp cận với những phương thức thanh toán quốc tế thường được áp dụng trong kinh doanh xuất nhập khẩu như phương thức chuyển tiền, phương thức thanh toán nhờ thu, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ;...

Bộ môn Thanh toán Quốc tế - Khoa Kinh tế & Kinh doanh Quốc tế
TS. Nguyễn Thị Thanh Mai - Giảng viên phụ trách bộ môn chia sẻ phương pháp giảng dạy trong lớp học mang tính ứng dụng cao như Thanh toán Quốc tế

Bên cạnh đó, việc sử dụng mindmap (sơ đồ tư duy) là phương pháp cô Mai sử dụng thường xuyên để sinh viên hình dung rõ hơn về những tình huống thực tế, đồng thời cũng giúp các em ghi nhớ bài giảng tốt hơn. Những quy trình thanh toán qua các nước hay quy trình thanh toán bằng L/C phức tạp cũng được cô đơn giản hóa qua sơ đồ tư duy tinh gọn và dễ hiểu.

Những sơ đồ tư duy mô phỏng kiến thức được cô sử dụng linh hoạt trong lớp học, giúp sinh viên tiếp cận kiến thức dễ dàng nhất

Những bài tập tình huống thực tế cũng giúp sinh viên dễ dàng tiếp cận và rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn. Doanh nghiệp xử lý như thế nào khi đối diện với những tình huống rủi ro trong thanh toán quốc tế? Ngân hàng thu hộ làm gì khi nhận được điện của nhà xuất khẩu cho phép trao bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu đi nhận hàng? Là người thụ hưởng bạn phải làm gì để xuất trình cho phù hợp?,... là những câu hỏi tình huống thực tế được đặt ra liên tục trong mỗi bài giảng. Điều này đã dẫn dắt sinh viên vào môi trường học tập sôi nổi, luôn cố gắng vận dụng khả năng tự tìm hiểu, tự học, tăng tinh thần làm việc nhóm, tích cực trao đổi với giảng viên. Chính vì thế với các em, mỗi giờ học là một không gian mở, gắn liền với bức tranh kinh tế thực tế đầy màu sắc. “Cô Thanh Mai giảng dạy kết hợp các phương thức đa dạng, giúp sinh viên hiểu được những khái niệm, cơ sở pháp lý của thanh toán quốc tế, kết hợp các kỹ năng bổ trợ để sinh viên cải thiện. Với chúng em, cô Mai giống như một vị “thuyền trưởng” khuấy động không khi lớp học bằng những câu hỏi, những tình huống thực tế, giải đáp mọi thắc mắc của sinh viên cũng như tăng khả năng thích ứng của sinh viên với thực tiễn”, sinh viên Trần Thị Thu Thảo - Lớp QH2018E - KTQT CLC 3  chia sẻ về môn học.

Sinh viên Trần Thị Thu Thảo thích thú chia sẻ về vị “thuyền trường” dẫn dắt học phần đầy thú vị

Đi từ tình huống thực tế đến kiến thức tưởng chừng “ngược” nhưng lại đem đến phương pháp giảng dạy thú vị, kích thích năng lực tự học, tự tìm hiểu của sinh viên, giúp các em vận dụng và chuyển hóa lý thuyết trong sách vở trở thành “lý thuyết sống” có giá trị trong học tập, cuộc sống và công việc tương lai.

Vận tải và bảo hiểm trong thương mại quốc tế - Cơ hội nghề nghiệp tiềm năng cho những “công dân toàn cầu” thế hệ mới 
Học phần mang tính thực hành cao, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu, đóng vai trò quan trọng đối với sinh viên khoa KT&KDQT. Môn học được chia thành 2 nội dung lớn: Vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu và Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu. Học phần cung cấp cho người học đa dạng kiến thức thực tế sát với những hoạt động logistics và vận tải trong thương mại đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu hóa. Môn học cũng cung cấp cho người học những kiến thức chuyên sâu về các hình thức vận tải, ưu nhược điểm từng loại hình và các yêu cầu vận hành.

Bộ môn Vận tải & Bảo hiểm trong Thương mại Quốc tế - Khoa Kinh tế & Kinh doanh Quốc tế

Đây là môn học đòi hỏi sinh viên cần có khả năng tổng hợp và cập nhật thông tin mới nhanh chóng và liên tục, linh hoạt vận dụng kỹ năng xử lý các tình huống trong thực tế. Chính vì thế, giảng viên phụ trách bộ môn, TS. Nguyễn Lan Anh luôn chú trọng việc tích hợp thực hành trong mỗi giờ giảng.“Tôi luôn cố gắng đặt kiến thức trong tình huống thực tế để các em dễ hiểu và tiếp thu bài học tốt hơn. Ngoài ra, những bài tập thực hành thực tế, những buổi thảo luận, trao đổi giữa sinh viên và giảng viên cũng được vận dụng tối đa. Vừa giúp các em thoải mái thể hiện ý kiến cá nhân, vừa tạo không khí học tập sôi nổi trong lớp và cũng là cách để tôi hiểu mức độ tiếp thu và hiểu bài của mỗi sinh viên. Từ đó, điều chỉnh khối lượng và phương pháp dạy phù hợp với mỗi lớp”, cô Lan Anh bật mí bí quyết dạy và học để sinh viên luôn cảm thấy hứng thú với mỗi giờ lên lớp.

Phương pháp giảng viên - TS. Nguyễn Lan Anh sử dụng trong học phần Vận tải và Bảo hiểm trong Thương mại Quốc tế - một trong những môn học chuyên ngành quan trọng của sinh viên Kinh tế

Với nền tảng kiến thức chuyên ngành được thầy cô và Nhà trường trang bị vững chắc cùng kỹ năng mềm bổ trợ và tinh thần ham học hỏi, niềm đam mê với nghề, nhiều sinh viên UEB đã có cơ hội được thực tập thực tế tại những doanh nghiệp lớn trong nước ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường. “Nắm chắc quy trình vận hành của bộ phận chuyên môn cùng với sự dẫn dắt của những “tiền bối” trong ngành đã giúp em hoàn thành tốt trong khoảng thời gian thực tập, áp dụng kiến thức thực chiến tại doanh nghiệp. Nền tảng kiến thức được trang bị đầy đủ và vững chắc từ UEB, theo em là một “lợi thế cạnh tranh” không hề nhỏ đối với một sinh viên, ghi điểm trong mắt các nhà tuyển dụng. Đó cũng là chìa khóa mở rộng cánh cửa cơ hội nghề nghiệp trong tương lai của chúng em”, sinh viên Nguyễn Hữu Chuyên - lớp QH2018E-KTQT-CLC4 chia sẻ.

Với nền tảng kiến thức được học trên lớp cùng với sự nỗ lực rèn luyện kỹ năng, trau dồi bản thân đã hỗ trợ sinh viên UEB trong quá trình thực tập thực tế

Không chỉ được học và trải nghiệm từ những chương trình thực tập thực tế tại các doanh nghiệp, sinh viên UEB còn có cơ hội thực chiến thông qua những cuộc thi về chuyên ngành được học. Kể về hành trình chinh phục cuộc thi Vietnam Young Logistic Talents, Hữu Chuyên - sinh viên Khoa KT&KDQT hào hứng chia sẻ “Được tiếp cận với khối kiến thức mới mẻ, dưới sự dẫn dắt của thầy cô giảng viên, đội thi chúng em - đại diện sinh viên UEB đã tham gia và may mắn đi tới vòng bán kết cuộc thi Vietnam Young Logistic Talents. Đây là trải nghiệm đáng nhớ trong quãng đời sinh viên khi em được học hỏi, giao lưu và tiếp thu nhiều kiến thức mới. Đồng thời, sân chơi cũng tạo điều kiện để chúng em vận dụng linh hoạt lý thuyết được học từ Nhà trường, giải quyết những tình huống khó và là nền tảng để chúng em nghiên cứu đề tài hoàn thiện phần thi của mình”.

Những “sân chơi tri thức” cũng là môi trường tuyệt vời để sinh viên bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cũng như giao lưu, trao đổi kiến thức

Khoa Kinh tế & Kinh doanh Quốc tế luôn nỗ lực xây dựng, phát triển môi trường học tập, nghiên cứu chuẩn quốc tế, tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên phát triển toàn diện tri thức và năng lực. Cùng với đó là chương trình đào tạo được thiết kế đan xen linh hoạt giữa kiến thức và thực hành, cập nhật nhanh nhất những thông tin, kiến thức mới đa chiều trong lĩnh vực kinh tế, kinh doanh để sinh viên của khoa luôn tự tin khẳng định mình trên thị trường lao động cạnh tranh khốc liệt, gặt hái thành công trên con đường trở thành những công dân toàn cầu trong tương lai. 

Chuyên gia nghiên cứu của Trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN đưa ra giải giáp cho Doanh nghiệp trong việc sử dụng “Điện mặt trời mái nhà trong khu công nghiệp”

Chuyên gia nghiên cứu của Trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN đưa ra giải giáp cho Doanh nghiệp trong việc sử dụng “Điện mặt trời mái nhà trong khu công nghiệp”

Đây cũng chính là chủ đề của diễn đàn khoa học vừa diễn ra do Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) – Trường Đại học Kinh tế (ĐHQGHN) phối ...

Chi tiết
Mở rộng hợp tác quốc tế, trao đổi học thuật giữa UEB với những ngôi trường danh tiếng nhất Ba Lan qua chương trình trao đổi giảng viên

Mở rộng hợp tác quốc tế, trao đổi học thuật giữa UEB với những ngôi trường danh tiếng nhất Ba Lan qua chương trình trao đổi giảng viên

Trong bối cảnh hội nhập giáo dục toàn cầu, trao đổi giảng viên quốc tế đã trở thành một trong những “mũi nhọn” của Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN (UEB) ...

Chi tiết
Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN tổ chức Diễn đàn hợp tác kinh tế ASEAN và các nền kinh tế mới nổi với Liên bang Nga trong bối cảnh mới: Vấn đề và Triển vọng

Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN tổ chức Diễn đàn hợp tác kinh tế ASEAN và các nền kinh tế mới nổi với Liên bang Nga trong bối cảnh mới: Vấn đề và Triển vọng

Diễn đàn được tổ chức thành công với mục tiêu kết nối các đối tác thương mại, dịch vụ và đầu tư của các nước ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng ...

Chi tiết
Chuyến tham quan thực tế doanh nghiệp của sinh viên UEB - USF và UEB - Troy tại Công ty LG Display Việt Nam Hải Phòng

Chuyến tham quan thực tế doanh nghiệp của sinh viên UEB - USF và UEB - Troy tại Công ty LG Display Việt Nam Hải Phòng

Với mục tiêu giảng dạy lý thuyết song song với đào tạo thực tiễn bằng phương pháp “lớp học không giảng đường”, sinh viên UEB - USF và UEB - Troy thường ...

Chi tiết
Bảng thành tích học tập “đáng nể” của Đinh Minh Đức, tân sinh viên 2K6 chương trình Cử nhân Quản trị kinh doanh (Quốc tế) của Đại học St. Francis - BBA USF

Bảng thành tích học tập “đáng nể” của Đinh Minh Đức, tân sinh viên 2K6 chương trình Cử nhân Quản trị kinh doanh (Quốc tế) của Đại học St. Francis - BBA USF

Bạn Đinh Minh Đức, học sinh trường THPT Chuyên Ngoại Ngữ, có thành tích học tập xuất sắc với GPA HK1 năm lớp 12 là 9.3, IELTS 8.0 và giải nhất cấp Đại ...

Chi tiết
Từ giảng đường tới doanh nghiệp: Trang bị kiến thức và kinh nghiệm thực chiến ngay tại lớp học chuyên ngành của Khoa Kinh tế & Kinh doanh Quốc tế - UEB

Từ giảng đường tới doanh nghiệp: Trang bị kiến thức và kinh nghiệm thực chiến ngay tại lớp học chuyên ngành của Khoa Kinh tế & Kinh doanh Quốc tế - UEB

Chương trình “Tư duy kinh doanh trong các doanh nghiệp Nhật Bản” nằm trong chuỗi chương trình "FROM UEB TO GLOBAL ENTERPRISES SERIES" do khoa Kinh tế & ...

Chi tiết
Giảng viên Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN (UEB-VNU) là thành viên nghiên cứu chính của Báo cáo Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) năm 2023

Giảng viên Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN (UEB-VNU) là thành viên nghiên cứu chính của Báo cáo Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) năm 2023

Sáng 2/4/2024, Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam tổ chức Công bố Báo cáo Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở ...

Chi tiết
QS WUR by subject 2024: ĐHQGHN có thêm 2 lĩnh vực được xếp hạng

QS WUR by subject 2024: ĐHQGHN có thêm 2 lĩnh vực được xếp hạng

Ngày 10/4/2024, tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds (QS) công bố kết quả bảng xếp hạng các trường đại học theo 55 lĩnh vực thuộc 5 nhóm lĩnh vực của ...

Chi tiết
Bật mí của cựu sinh viên: Lợi thế của sinh viên tốt nghiệp chương trình Cử nhân Quản trị kinh doanh (Quốc tế) của Đại học Troy (Troy University, Mỹ) trong mắt nhà tuyển dụng là gì?

Bật mí của cựu sinh viên: Lợi thế của sinh viên tốt nghiệp chương trình Cử nhân Quản trị kinh doanh (Quốc tế) của Đại học Troy (Troy University, Mỹ) trong mắt nhà tuyển dụng là gì?

"Tìm một công việc phù hợp với khả năng và mục tiêu nghề nghiệp ban đầu của mình đúng là không đơn giản. Tuy nhiên, khi là sinh viên chương trình BSBA ...

Chi tiết