Đề tài: Ảnh hưởng của nhà quản lý đến cam kết công việc của giảng viên tại các trường đại học ngoài công lập ở Việt Nam.
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Dương Minh Tú
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 13/07/1986
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 1749/QĐ-ĐHKT ngày 11/06/2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo (nếu có): Không
7. Tên đề tài luận án: Ảnh hưởng của nhà quản lý đến cam kết công việc của giảng viên tại các trường đại học ngoài công lập ở Việt Nam.
8. Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
9. Mã số: 9340101.01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn, TS. Đặng Thị Hương
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Luận án đã có một số đóng góp mới về mặt lý luận như sau:
(i) Luận án đã làm rõ và mở rộng lý luận về mối quan hệ giữa vai trò của nhà quản lý và cam kết công việc của người lao động trong tổ chức, thông qua việc xây dựng mô hình nghiên cứu kết hợp cả hai yếu tố cụ thể: sự lãnh đạo/điều hành và sự hỗ trợ của nhà quản lý thay vì chỉ tiếp cận ở cấp độ khái quát như phong cách lãnh đạo, như các nghiên cứu trước thường làm. Nghiên cứu đã bổ sung biến “Niềm tin của giảng viên” vào mô hình để làm trung gian cho sự tác động của nhà quản lý tới cam kết công việc của giảng viên.
(ii) Bổ sung cơ sở lý luận cho lĩnh vực cam kết công việc, một khía cạnh chưa được quan tâm đúng mức trong các nghiên cứu hành vi tổ chức tại Việt Nam. Luận án đã phân biệt rõ ràng giữa “cam kết công việc” và “cam kết tổ chức”. Đồng thời xác định các yếu tố tác động cụ thể từ phía nhà quản lý đến dạng cam kết này, từ đó làm sâu sắc thêm nội hàm và đặc điểm của khái niệm cam kết công việc.
(iii) Luận án đóng góp vào việc làm rõ cơ chế tác động của nhà quản lý đến cam kết công việc của giảng viên thông qua kiểm định mô hình lý thuyết bằng phương pháp định lượng. Điều này giúp minh chứng cho mối quan hệ trực tiếp và gián tiếp giữa các yếu tố trong bối cảnh giáo dục đại học ngoài công lập – một bối cảnh nghiên cứu còn ít được đề cập trong tài liệu trước đây.
(iv) Luận án cũng mở rộng phạm vi áp dụng của các lý thuyết nền tảng trong nghiên cứu hành vi tổ chức như lý thuyết trao đổi xã hội, lý thuyết trao đổi giữa lãnh đạo và nhân viên, lý thuyết công bằng tổ chức. Thông qua việc kiểm định chúng trong môi trường giáo dục đại học ngoài công lập tại Việt Nam – nơi có nhiều đặc thù khác biệt so với khu vực công lập hoặc các quốc gia phát triển.
Ngoài những đóng góp về mặt lý luận như trên, luận án còn có một số đóng góp mới về thực tiễn như sau:
(i) Luận án cung cấp cái nhìn rõ nét về tác động của nhà quản lý thông qua các các hành vi quản lý cụ thể (lãnh đạo, điều hành, hỗ trợ) đến mức độ cam kết công việc của đội ngũ giảng viên tại các trường đại học ngoài công lập. Đây được xem như nhóm lao động trí thức đặc thù, đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam.
(ii) Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm từ luận án có thể giúp các nhà quản lý giáo dục đại học ngoài công lập xây dựng chiến lược quản trị nhân sự phù hợp. Đặc biệt trong việc phát triển các chính sách hỗ trợ, cũng như cách thức điều hành nhằm nâng cao mức độ gắn bó và trách nhiệm nghề nghiệp của giảng viên đối với công việc.
(iii) Luận án gợi mở các hàm ý quản trị có giá trị cho các cơ sở đào tạo, cơ quan hoạch định chính sách giáo dục trong việc nhận diện các yếu tố then chốt thúc đẩy sự phát triển bền vững của đội ngũ giảng viên trong bối cảnh cạnh tranh và dịch chuyển nhân lực giữa khu vực công lập – ngoài công lập ngày càng mạnh mẽ.
(iv) Luận án đề xuất một hệ thống các giải pháp quản trị nguồn nhân lực giảng viên, hướng đến tăng cường cam kết công việc của giảng viên. Từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy, nghiên cứu và sự ổn định đội ngũ trong các trường đại học ngoài công lập tại Việt Nam.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Kết quả của luận án cung cấp căn cứ khoa học giúp các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập tại Việt Nam hiểu rõ hơn vai trò của nhà quản lý trong việc nâng cao cam kết công việc của giảng viên. Từ đó, các trường có thể xây dựng chính sách quản trị nhân sự hiệu quả, đặc biệt là trong tuyển dụng, giữ chân và phát triển đội ngũ giảng viên. Các hàm ý quản trị được đề xuất có thể áp dụng để cải thiện môi trường làm việc, tăng cường niềm tin tổ chức, giảm thiểu căng thẳng và nâng cao sự hài lòng trong công việc. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng có thể là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách và các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực quản trị giáo dục đại học.
13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
Từ những hạn chế nêu trên, một số hướng nghiên cứu tiếp theo có thể được xem xét để mở rộng kết quả nghiên cứu hiện tại:
Thứ nhất, các nghiên cứu trong tương lai cần được mở rộng phạm vi khảo sát trên quy mô quốc gia, đảm bảo tính đại diện cao hơn về địa lý, loại hình trường và quy mô tổ chức. Bên cạnh đó, việc tiến hành các nghiên cứu so sánh giữa khối công lập – ngoài công lập – có yếu tố nước ngoài sẽ giúp làm rõ sự khác biệt về phong cách quản lý, cơ chế vận hành và mức độ cam kết công việc của giảng viên.
Thứ hai, về mặt phương pháp luận, việc kết hợp sâu sắc giữa định lượng và định tính là hướng đi tiềm năng. Các phương pháp như phỏng vấn chuyên sâu, thảo luận nhóm, phân tích nội dung hoặc nghiên cứu trường hợp sẽ giúp làm sáng tỏ những khía cạnh phi cấu trúc, cảm xúc và bối cảnh mà bảng hỏi khó có thể phản ánh đầy đủ. Đồng thời, phương pháp nghiên cứu theo chiều dọc có thể cung cấp thông tin quý giá về sự thay đổi trong cam kết công việc theo thời gian và các giai đoạn phát triển nghề nghiệp của giảng viên.
Thứ ba, cần mở rộng hệ biến để nghiên cứu, đặc biệt là những yếu tố trung gian và điều tiết như: đặc điểm cá nhân (giới tính, độ tuổi, học hàm, học vị), động lực làm việc, văn hóa tổ chức, sự phù hợp giữa cá nhân và tổ chức, hoặc mức độ hỗ trợ từ đồng nghiệp và lãnh đạo. Đây là những nhân tố có thể làm sáng tỏ cơ chế ảnh hưởng đa chiều của nhà quản lý đến cam kết công việc.
Thứ tư, trong bối cảnh hệ thống giáo dục đại học Việt Nam đang chịu nhiều ảnh hưởng từ chính sách đổi mới quản trị đại học, tự chủ đại học và cạnh tranh trong tuyển sinh, các nghiên cứu tương lai nên xem xét đến tác động của môi trường bên ngoài như: cải cách giáo dục, chính sách đãi ngộ nhân sự, chiến lược thu hút giảng viên chất lượng cao và xu hướng dịch chuyển lao động trong giáo dục đại học.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
STT | Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án |
---|---|
1 | Dương Minh Tú, Trương Đức Thao, Phan Thị Thùy, Vũ Ngọc Thắng (2021). Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công việc của giảng viên đại học ngoài công lập trên địa bàn Hà Nội. Tạp chí Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương, 593, 96-98 |
2 | Dương Minh Tú (2021). Một số nhân tố ảnh hưởng tới cam kết với tổ chức của người lao động. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “Quản trị thông minh trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay” Nhà Xuất bản Khoa học Kỹ thuật, 161-164 |
3 | Dương Minh Tú, Hán Đức Hải (2024). Tổng quan nghiên cứu sự hài lòng trong công việc của giảng viên tại các trường đại học. Tạp chí Công Thương, số 5 tháng 3/2024, 156-160 |
4 | Duong Minh Tu (2024). Overview of Research on the Impact of Managers on Employees' Job Commitment and Job Satisfaction. American Research Journal of Humanities & Social Science, 07(06), 27-32 |
5 | Duong Minh Tu (2024). Factors influencing job satisfaction of lecturers at non-public universities in Hanoi. International Journal of Engineering Technology Research & Management, 08 (06), 69-75 |
6 | Duong Minh Tu (2024). Study of Factors Affecting the Job Performance of lecturers at Private Universities in Hanoi, Vietnam. International Journal of Advances in Engineering and Management, 06(07), 732 – 741. |
7 | Nguyen Thi Thuy, Duong Minh Tu (2025). Factors influencing the organizational commitment of lecturers at non-public universities in Hanoi. International Journal of Innovative Research and Scientific Studies, 8(3) 2025, pages: 2216-2224 (Scopus, Q3). |
>> Xem thêm thông tin luận án tại đây.
Thông báo số 2487/TB-ĐHKT ngày 17/7/2025 về việc Lịch thi kỳ thi phụ, học kỳ II năm học 2024-2025 (Đợt 2) Bậc đào tạo Thạc sĩ
Chi tiếtTên đề tài: Tác động của các biện pháp phi thuế quan của Liên minh châu Âu đối với xuất khẩu nông sản Việt Nam.
Chi tiếtTên đề tài: Quản lý nhà nước đối với ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam.
Chi tiếtĐề tài: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động sau chuyển giao lãnh đạo tại doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam.
Chi tiếtTên đề tài: Tác động của thương hiệu đại học đến quyết định lựa chọn trường của sinh viên tại Đại học Quốc gia Hà Nội.
Chi tiếtĐề tài: Nghiên cứu trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại Vương Quốc Anh, so sánh và một số hàm ý chính sách đối với Việt Nam.
Chi tiếtThông báo số 2003/TB-ĐHKT ngày 23/6/2025 về việc Thời khóa biểu bậc Thạc sĩ khóa QH-2025-E trúng tuyển đợt 1
Chi tiếtThông báo số 2002/TB-ĐHKT ngày 23/6/2025 Thời khóa biểu bậc Tiến sĩ khóa QH-2025-E trúng tuyển đợt 1
Chi tiếtTrường Đại học Kinh tế thông báo Lịch trình đào tạo khóa QH-2025-E trúng tuyển đợt 1
Chi tiết