KHUYẾN NGHỊ TRỌNG YẾU

Singapore - trung tâm R&D hàng đầu thế giới

Trường Đại học Kinh tế 08:45 18/03/2025

Singapore là một hòn đào nhỏ bé, không tài nguyên, không thị trường lớn, hạ tầng nghiên cứu và phát triển (R&D) gần như bằng 0 nhưng đã vươn lên trở thành một trong những trung tâm R&D và đổi mới sáng tạo hàng đầu thế giới...


 

Sớm nhận ra R&D không chỉ là công cụ đổi mới mà còn là chìa khóa để vượt qua những giới hạn về diện tích và tài nguyên, tạo dựng lợi thế cạnh tranh bền vững từ những năm 1960, Singapore đã có chính sách ưu đãi thuế nhằm khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào R&D, giảm thuế cho các công ty tiên phong, mời gọi các tập đoàn đa quốc gia đặt trụ sở tại đây.

Tầm nhìn phát triển R&D của Singapore

Đến thập kỷ 1980, đặc biệt là từ cuối thập kỷ 1990, xác định R&D là trụ cột then chốt trong chiến lược phát triển quốc gia, Chính phủ Singapore đã xây dựng các kế hoạch dài hạn, mở đầu với Kế hoạch Công nghệ quốc gia (1991-1996) với khoản đầu tư 2 tỷ SGD vào hạ tầng công nghệ, R&D tư nhân và phát triển nguồn nhân lực kỹ thuật.

Bước vào thế kỷ XXI, sự bùng nổ của internet cùng công nghệ mới, nhận thấy chiến lược kinh tế sản xuất giá trị thấp dựa vào FDI và công nghệ nhập khẩu không còn phù hợp, Singapore chuyển sang nền kinh tế tri thức với đổi mới sáng tạo là trụ cột, tập trung tạo ra tri thức và công nghệ mới, nhất là các lĩnh vực như y sinh, công nghệ cao, trí tuệ nhân tạo. Chiến lược này được cụ thể hóa bằng những bước đi mạnh mẽ và táo bạo với việc thành lập các cụm R&D nhằm đưa Singapore trở thành trung tâm đổi mới toàn cầu.

Hiện nay, Singapore tập trung đổi mới sáng tạo vào ba ngành trọng điểm: công nghệ cao (sản xuất điện tử và ICT), dịch vụ kinh doanh dựa trên tri thức (như tư vấn quản lý, công nghệ thông tin) và công nghiệp sáng tạo nội dung (phần mềm, trò chơi điện tử, sản xuất đa phương tiện). Với chiến lược dài hạn, đầu tư bạo tay và thông minh, cơ chế chính sách vượt trội, Singapore đã vượt qua nhiều cường quốc như Nhật Bản và Hàn Quốc giành vị trí thứ 7 toàn cầu về đổi mới sáng tạo năm 2023 (Global Innovation Index 2023).

Ngoài tầm nhìn phát triển trên, Singapore còn đầu tư “bạo tay” và tập trung trong phát triển R&D. Quy mô GDP của Singapore không lớn hơn nhiều so với Việt Nam (năm 2023, GDP Singapore đạt 501 tỷ USD, còn Việt Nam là 430 tỷ USD). Với tốc độ tăng trưởng nhanh hơn như hiện nay, Việt Nam sẽ sớm vượt qua Singapore. Song Singapore chi cho R&D lên tới 2,2% GDP năm 2020, trong khi Việt Nam chi dưới 0,7% GDP cho R&D năm 2024.

“Bẫy” hệ sinh thái R&D với ưu đãi thuế

Bí quyết Singapore thúc đẩy doanh nghiệp FDI chi mạnh tay cho R&D nằm ở “bẫy” hệ sinh thái R&D với ưu đãi thuế vượt trội và “bẫy” nhân tài mở, kết nối trí tuệ toàn cầu. Singapore là bậc thầy về chiến lược tạo “bẫy” hệ sinh thái R&D với ưu đãi thuế vượt trội nhằm hấp dẫn các tập đoàn công nghệ toàn cầu thực hiện R&D tại nơi đây, biến họ thành một phần không thể thiếu trong chiến lược phát triển khoa học và công nghệ quốc gia.

Chính sách ưu đãi thuế vượt trội trở thành công cụ chiến lược không chỉ giúp giảm chi phí mà còn tạo động lực mạnh mẽ cho các tập đoàn công nghệ toàn cầu đầu tư và tái đầu tư vào R&D. Cụ thể như Chương trình R&D Tax Deduction Scheme khấu trừ thuế lên đến 250% trên các chi phí R&D đủ điều kiện. Từ năm 2023, mức khấu trừ này tăng lên 400% cho 400.000 SGD đầu tiên.

Thu hút nhân tài R&D quốc tế và chính sách visa đặc biệt

Quốc đảo sư tử này cũng tạo ra chính sách visa đặc biệt. Singapore đã và đang triển khai các chính sách visa đặc biệt như Tech Pass và ONE Pass, cho phép chuyên gia công nghệ và nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới làm việc linh hoạt tại Singapore.

Singapore cũng đã cấp Giấy phép Công nghệ (Tech Pass) cho các nhân tài người nước ngoài có mức lương hàng tháng từ 20.000 SGD trở lên đến và làm việc tại các công ty công nghệ và làm việc tại Singapore...

TS. Phạm Mạnh Hùng - PGS.TS. Tô Thế Nguyên, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN

Nội dung đầy đủ của bài viết được đăng tải trên Tạp chí Kinh tế Việt Nam số 6-2025 phát hành ngày 10/2/2025. 

Chi tiết xem tại đây



 

 

Chấn chỉnh livestream bán hàng

Chấn chỉnh livestream bán hàng

Những ngày qua, trong lúc cộng đồng mạng chưa hết giận dữ xung quanh lùm xùm về việc kêu gọi từ thiện của "chiến thần" livestream Phạm Thoại thì câu chuyện ...

Chi tiết
Quản lý và ứng xử thế nào với nghề sáng tạo nội dung?

Quản lý và ứng xử thế nào với nghề sáng tạo nội dung?

Sáng tạo nội dung đã trở thành một ngành nghề hấp dẫn. Các nền tảng MXH như YouTube, TikTok, Instagram đã tạo ra cơ hội việc làm mới, thu hút đông đảo ...

Chi tiết
Tăng tốc nghiên cứu và phát triển để định hình vị thế Việt Nam

Tăng tốc nghiên cứu và phát triển để định hình vị thế Việt Nam

Việt Nam đang đứng trước bước ngoặt sống còn, giờ đây nghiên cứu và phát triển (R&D) không còn là lựa chọn mà là điều kiện bắt buộc để vượt bẫy thu ...

Chi tiết
Ngành giải trí: “Quyền lực mềm” cả tỷ USD

Ngành giải trí: “Quyền lực mềm” cả tỷ USD

Ngành giải trí ngày nay đã trở thành cỗ máy kinh tế khổng lồ. Thị trường giải trí toàn cầu đang phát triển với tốc độ chóng mặt và ngày càng đa dạng từ ...

Chi tiết
Dấu ấn nghiên cứu và tư vấn chính sách nổi bật của chuyên gia UEB trong năm 2024

Dấu ấn nghiên cứu và tư vấn chính sách nổi bật của chuyên gia UEB trong năm 2024

Năm 2024, thế giới biến động mạnh mẽ với những thách thức đan xen từ xung đột địa chính trị, dịch chuyển chuỗi cung ứng, bùng nổ trí tuệ nhân tạo (AI) ...

Chi tiết
Thúc đẩy du lịch cộng đồng gắn với môi trường biển: Hướng đi nhiều tiềm năng cho phát triển kinh tế biển ở Việt Nam

Thúc đẩy du lịch cộng đồng gắn với môi trường biển: Hướng đi nhiều tiềm năng cho phát triển kinh tế biển ở Việt Nam

Với đường bờ biển dài hơn 3.260 km, trải rộng qua 28 tỉnh, thành phố và hàng ngàn hòn đảo lớn nhỏ, Việt Nam sở hữu hệ sinh thái biển phong phú cùng với ...

Chi tiết
Kinh nghiệm quốc tế về chính sách thu hút đầu tư vào các khu kinh tế ven biển và bài học cho Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về chính sách thu hút đầu tư vào các khu kinh tế ven biển và bài học cho Việt Nam

Với sự hỗ trợ từ Chính phủ, các khu kinh tế ven biển đã trở thành nhân tố quan trọng giúp thúc đẩy nền kinh tế các nước châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, ...

Chi tiết
Đô thị thông minh: Chính sách phát triển và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Đô thị thông minh: Chính sách phát triển và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Phát triển đô thị thông minh là một quá trình liên tục và lâu dài, cần tầm nhìn dài hạn, toàn diện và một cách tiếp cận tổng thể, không chỉ tập trung vào ...

Chi tiết
Singapore “mở đường” cho doanh nghiệp SME chuyển đổi số

Singapore “mở đường” cho doanh nghiệp SME chuyển đổi số

Chính phủ Singapore đã biến thách thức thành cơ hội, giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) vượt qua thách thức, đạt được những bước tiến lớn trong chuyển ...

Chi tiết