Trong khi TikTok Shop, Shopee tăng trưởng mạnh về doanh số, Tiki và Sendo lại trượt dốc thấy rõ. Báo cáo thị trường sàn bán lẻ trực tuyến quý III-2024 của Metric thể liệt rõ về sự lấn lướt doanh số của các sàn thương mại điện tử (TMĐT) có vốn đầu tư ngoại hoặc trụ sở chính ở nước ngoài.
Trong quý III-2024, Tiktok Shop và Shopee tiếp tục là 2 sàn có tăng trưởng dương cả về doanh số và sản lượng so với quý III-2023.
Cụ thể, Tiktok Shop tăng doanh số so với quý III-2023 là 110,6%; Shopee tăng 11,3%. Ngược lại, Lazada sụt giảm 70,5% doanh số.
Tiki và Sendo, 2 sàn TMĐT có yếu tố Việt Nam thể hiện rõ trượt dốc về doanh thu. Trong đó, Tiki sụt giảm 32,1% so với quý III-2023; Sendo sụt giảm 65,3% doanh thu.
Ông Nguyễn Lâm Thanh, Tổng giám đốc TikTok Việt Nam, cho hay chỉ tính trong 6 tháng đầu năm 2024, đã có trên 3,7 triệu cá nhân và tổ chức kiếm sống bằng thu nhập từ các nền tảng số, các sàn TMĐT.
Trước đó, Cục TMĐT và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết năm 2023, sàn giao dịch TMĐT lĩnh vực bán buôn bán lẻ được người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng: Shopee (81% người dùng internet lựa chọn), Lazada: 42%, TikTok: 34%, trong khi Tiki: 20%; Sendo: 8%; khác: 2%.
Điều này cho thấy, thị phần của các sàn TMĐT thay đổi nhanh chóng.
Theo thông tin từ Mordor Intelligence, Việt Nam được đánh giá là một trong 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng TMĐT cao nhất thế giới, đứng đầu Đông Nam Á, tốc độ tăng trưởng luôn đạt 2 con số.
Trao đổi với Báo Người Lao Động, TS. Đào Cẩm Thủy, Chủ nhiệm Bộ môn Marketing - Viện Quản trị Kinh doanh thuộc Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN, đánh giá con số này cho thấy thị trường TMĐT tại Việt Nam rất phát triển, là "miếng bánh màu mỡ" cho các nhà bán lẻ và các nền tảng TMĐT.
TS Đào Cẩm Thủy dự báo thị trường TMĐT Việt Nam sẽ chứng kiến nhiều sự cạnh tranh gay gắt hơn nữa để dành thị phần khi các sàn TMĐT nước ngoài tiếp tục đổ bộ vào Việt Nam - thị trường tiêu dùng đầy tiềm năng với hơn 100 triệu dân. Đáng tiếc thời gian gần đây, các sàn TMĐT của người Việt như Tiki, Chợ tốt, Sendo bị suy giảm thị phần trước áp lực cạnh tranh.
Theo các chuyên gia, những chiến lược cạnh tranh của các sàn TMĐT đến từ các yếu tố như: Giá, thời gian giao hàng, chương trình hậu mãi, khuyến mãi, tặng quà…
Nguồn: Người Lao động
Vừa qua, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN đã tổ chức thành công buổi tọa đàm khoa học với chủ đề “Giải pháp phát triển kinh tế tuần hoàn trong du lịch biển ...
Chi tiếtMười năm qua, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo của Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh toàn cầu của các doanh nghiệp ...
Chi tiếtHội nhập quốc tế trở thành định hướng lớn trong đường lối đối ngoại của nước ta để thu hút các nguồn lực bên ngoài, nuôi dưỡng, phát huy nguồn lực trong ...
Chi tiếtViệc giảm giá trên 50% trái quy định sẽ ảnh hưởng đến môi trường cạnh tranh và quyền lợi của người tiêu dùng. Nghị định 81/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ tháng ...
Chi tiếtThị trường bất động sản nước ta quý III và 9 tháng năm 2024 đang có sự phục hồi tích cực sau giai đoạn khó khăn, nhờ sự ổn định của nền kinh tế và các ...
Chi tiếtTrong 2-3 tuần gần đây, người tiêu dùng Việt Nam xôn xao trước sự xuất hiện của sàn thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới Temu. Háo hức với chương ...
Chi tiếtĐầu tháng 10/2024, lực lượng quản lý thị trường phát hiện và thu giữ hơn 10.000 sản phẩm nước hoa không rõ nguồn gốc từ tài khoản TikTok của Phan Thủy ...
Chi tiếtCác doanh nghiệp Việt Nam sẽ đứng trước cơ hội hợp tác lớn, cũng như cơ hội tham gia sâu hơn và nâng cao vị thế của mình trong chuỗi cung ứng toàn cầu. ...
Chi tiếtNền kinh tế vượt qua nhiều khó khăn, GDP 9 tháng đầu năm đã tăng 6,82% so với cùng kỳ năm ngoái. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề ra "kịch bản cao" với mục tiêu ...
Chi tiết