KHUYẾN NGHỊ TRỌNG YẾU

Liên kết chuỗi đô thị biển đảo, tạo sự đột phá trong phát triển

Trường Đại học Kinh tế 08:59 09/12/2024

Trong cơ cấu của ngành du lịch Việt Nam, du lịch biển chiếm 60-70% hoạt động du lịch cũng như thu nhập từ du lịch. Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 xác định “đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh; đạt cơ bản các tiêu chí về phát triển bền vững kinh tế biển” và “phát triển thành công, đột phá về các ngành kinh tế biển’’. Vậy để thực hiện được mục tiêu này, vấn đề liên kết trong phát triển du lịch của các đô thị ven biển là một nội dung trọng tâm, cần giải quyết.

PGS.TS Nguyễn An Thịnh, Trưởng Khoa Kinh tế Phát triển - Trường Đại học Kinh tế cho rằng, việc xây dựng chuỗi đô thị biển đảo liên kết chặt chẽ sẽ không chỉ thúc đẩy kinh tế địa phương mà còn góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Để tạo sự đột phá trong phát triển của các đô thị biển đảo, cần dựa trên liên kết vùng, hạ tầng đồng bộ, hợp tác kinh tế và quốc tế, cùng với quy hoạch và quản lý đô thị bền vững. Ông Thịnh đề xuất:

"Thứ nhất là cần phát triển hạ tầng giao thông kết nối liên vùng, liên tỉnh để các đô thị ven biển trở thành trung tâm điều phối, hỗ trợ phát triển cho các đô thị đảo. Xây dựng các tuyến giao thông đường thủy nội địa, tàu cao tốc và cảng biển đồng bộ để kết nối linh hoạt các đô thị đảo với đất liền. Thứ hai là quy hoạch đô thị biển đảo cần theo hướng phát triển bền vững, kết hợp chức năng phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, quản trị biển và an ninh quốc phòng."

Bên cạnh đó, ông Thịnh cũng cho rằng, Việt Nam cần phát triển các cụm đô thị biển đảo thành cực tăng trưởng kinh tế, tập trung vào ba vùng kinh tế trọng điểm: Tại Đồng bằng sông Hồng (Hải Phòng, Hạ Long, Móng Cái), Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (Đà Nẵng, Quy Nhơn, Chu Lai), Đông Nam Bộ (TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Phú Quốc). Tạo các hành lang kinh tế biển, kết nối các đô thị ven biển thông qua hệ thống hạ tầng giao thông hiện đại.

Ngoài ra, Chính phủ cần có những chính sách khuyến khích hợp tác giữa các đô thị biển đảo trong các ngành kinh tế chủ đạo như logistics, du lịch biển, nuôi trồng và khai thác thủy sản, năng lượng tái tạo (điện gió ngoài khơi), và dịch vụ cảng biển. Xây dựng các khu kinh tế liên kết, ví dụ, giữa Phú Quốc - Rạch Giá - Cà Mau ở miền Nam hoặc Chu Lai - Quy Nhơn - Vũng Tàu ở miền Trung.

Nguồn: VOV GIao thông

>>> Toàn văn bài viết xem tại đây.
 

Đô thị thông minh: Chính sách phát triển và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Đô thị thông minh: Chính sách phát triển và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Phát triển đô thị thông minh là một quá trình liên tục và lâu dài, cần tầm nhìn dài hạn, toàn diện và một cách tiếp cận tổng thể, không chỉ tập trung vào ...

Chi tiết
Singapore “mở đường” cho doanh nghiệp SME chuyển đổi số

Singapore “mở đường” cho doanh nghiệp SME chuyển đổi số

Chính phủ Singapore đã biến thách thức thành cơ hội, giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) vượt qua thách thức, đạt được những bước tiến lớn trong chuyển ...

Chi tiết
Chính sách xanh:  Chất xúc tác hay sức ép cho thương mại và đầu tư

Chính sách xanh: Chất xúc tác hay sức ép cho thương mại và đầu tư

Hội thảo quốc tế lần thứ 12 (CIECI 2024) với chủ đề “Chính sách xanh: Chất xúc tác hay sức ép cho thương mại và đầu tư” (Green policies and practices: ...

Chi tiết
Tư duy tiếp cận và định hướng phát triển mới đối với  khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế thị trường định hướng  xã hội chủ nghĩa của Việt Nam

Tư duy tiếp cận và định hướng phát triển mới đối với khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam

Ngày 31/10/2024, trong khuôn khổ đề tài cấp Nhà nước “Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong tư duy tiếp cận và định hướng phát triển mới”; Mã ...

Chi tiết
Kế toán quản trị: Công cụ hỗ trợ ra quyết định hướng đến phát triển bền vững và số hóa quy trình kinh doanh

Kế toán quản trị: Công cụ hỗ trợ ra quyết định hướng đến phát triển bền vững và số hóa quy trình kinh doanh

Kế toán quản trị đã trở thành một công cụ quan trọng, đóng vai trò không thể phủ nhận trong quá trình quản lý doanh nghiệp hiện đại. Với sự phát triển ...

Chi tiết
Khoa học kinh tế chính trị: Những vấn đề đương đại

Khoa học kinh tế chính trị: Những vấn đề đương đại

Kinh tế chính trị, với tư cách là một môn khoa học được nghiên cứu và giảng dạy trên thế giới trong nhiều năm qua, đã có nhiều bước phát triển quan trọng ...

Chi tiết
Singapore tích hợp AI vào giáo dục thế nào?

Singapore tích hợp AI vào giáo dục thế nào?

Singapore - quốc gia có nền giáo dục hàng đầu thế giới, trước bước chuyển lớn của thời đại 4.0 đã tiên phong tích hợp AI vào giáo dục nhằm sẵn sàng cho ...

Chi tiết
Bí quyết giúp Singapore nâng tầm năng lực số

Bí quyết giúp Singapore nâng tầm năng lực số

Người dân, doanh nghiệp và đất nước Singapore đã và đang hưởng thành quả ngọt ngào của công cuộc chuyển đổi số mang lại, cùng nỗ lực tiến tới mục tiêu ...

Chi tiết
Chính sách thúc đẩy thị trường chứng chỉ carbon và phát triển bền vững ở Việt Nam

Chính sách thúc đẩy thị trường chứng chỉ carbon và phát triển bền vững ở Việt Nam

Trong nỗ lực xây dựng thị trường carbon, Hội thảo khoa học quốc gia “Chính sách thúc đẩy thị trường chứng chỉ carbon và phát triển bền vững” đã được tổ ...

Chi tiết