Hệ thống giao thông thông minh (ITS) là một trong những thành phần cơ bản của thành phố thông minh; tuy nhiên, rất ít nghiên cứu xem xét tác động của các yếu tố xung quanh đến hiệu quả và sự phát triển của ITS.
Hệ thống giao thông thông minh (ITS) là một trong những thành phần cơ bản của thành phố thông minh; tuy nhiên, rất ít nghiên cứu xem xét tác động của các yếu tố xung quanh đến hiệu quả và sự phát triển của ITS. Nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố cốt lõi ảnh hưởng đến sự phát triển ITS ở Việt Nam, từ đó hình thành cơ sở dữ liệu phân nhánh tiếp cận các tiêu chuẩn của thành phố thông minh.
Để đạt được mục đích đề ra, nghiên cứu thu thập tài liệu ở các nước phát triển và đang phát triển từ các nguồn chính thức bao gồm các bài báo khoa học, tài liệu hội nghị, sách và ý kiến của các chuyên gia (từ năm 2010 đến năm 2020). Từ đó, nghiên cứu xác định 28 yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các dự án ITS. Các yếu tố này được chia thành 5 nhóm chính gồm thiếu sự quan tâm từ chính phủ, hạn chế tài chính, cơ sở hạ tầng giao thông không đầy đủ, đô thị hóa phát triển quá mức, sự sẵn sàng và tích hợp ITS; được phân tích tùy thuộc vào sức ảnh hưởng của chúng.
Nghiên cứu đã bổ sung thêm kiến thức bằng cách cung cấp những hiểu biết mới, góp phần nâng cao hiểu biết về khả năng di chuyển trong thành phố thông minh. Hơn nữa, để đảm bảo sự phát triển ITS bền vững, hệ sinh thái cơ sở hạ tầng kỹ thuật số cần được thảo luận rộng rãi. Do đó, nó đã tạo ra một công cụ đo lường hữu ích cho các cơ quan chính phủ, các nhà quy hoạch và nhà thiết kế hệ thống giao thông để giúp họ tự đánh giá và lập kế hoạch hành động ngay bây giờ hoặc trong tương lai gần.
>>> THÔNG TIN BÀI BÁO
Cuong N. N. Tran, Thang Tran Huynh Tat, Vivian W. Y. Tam & Duc Hoc Tran (2022). Factors Affecting Intelligent Transport Systems Towards a Smart City: A Critical Review. International Journal of Construction Management, 23(12), 1982-1998.
>>> GIỚI THIỆU TÁC GIẢ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
TS. Trần Nguyễn Ngọc Cương hiện là giảng viên Bộ môn Kinh tế Thế giới và Quan hệ Kinh tế Quốc tế thuộc Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN. Ông là Tiến sĩ về Phát triển bền vững và Quản lý dự án. Trước khi công tác tại Trường Đại học Kinh tế từ năm 2022, TS. Ngọc Cương đã có kinh nghiệm làm việc tại các đơn vị lớn như Kiểm toán Nhà nước, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Shimizu Corporation…; kinh nghiệm giảng dạy tại Trường Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Western Sydney - Australia… |
Sự tác động, rủi ro và công bố bền vững của biến đổi khí hậu đã thu hút sự quan tâm ngày càng tăng trong lĩnh vực kinh tế và tài chính nhằm hướng tới Mục ...
Chi tiếtCác mô hình và yếu tố dự báo tham nhũng theo không gian và thời gian là gì? Các nghiên cứu hiện tại đã tiếp cận câu hỏi này thông qua thống kê mô tả hoặc ...
Chi tiếtNhằm trả lời câu hỏi “Chánh niệm ảnh hưởng như thế nào đến ý định mua hàng của khách hàng trong bối cảnh kết nối vận tải trực tuyến tại Việt Nam?”, nghiên ...
Chi tiếtSự cân đối giữa lợi nhuận và rủi ro của cổ phiếu (tức tỷ lệ Sharpe - SR) là một chỉ số quan trọng để tối ưu hóa danh mục đầu tư. Trong những năm qua, yếu ...
Chi tiếtViệc xây dựng các doanh nghiệp công nghiệp trở nên cần thiết hơn trong những năm gần đây. Điều quan trọng là các nhà quản lý dự án phải ước tính toàn bộ ...
Chi tiếtTrong bối cảnh biến đổi khí hậu và nhu cầu cấp thiết về bảo tồn năng lượng, việc hiểu rõ các yếu tố thúc đẩy hành vi tiết kiệm năng lượng trở nên cực kỳ ...
Chi tiếtNguyên nhân khiếu nại có thể dẫn đến sự chậm trễ nghiêm trọng trong xây dựng. Hiện chưa có nghiên cứu nào được thực hiện để xác định nguyên nhân khiếu ...
Chi tiếtChuyển đổi kinh tế được xác định là yếu tố chính quyết định giai đoạn thịnh vượng toàn cầu. Kể từ đầu thế kỷ XXI, dịch vụ đã trở thành động lực chính đáng ...
Chi tiếtNghiên cứu này cung cấp một phương pháp mới để xác định một tập trọng số chung Euclid (ECSW) trong phân tích bao dữ liệu (DEA). ECSW (1) cho phép xếp hạng ...
Chi tiết