Châu Phi là lục địa bị ảnh hưởng nặng nề bởi các vấn đề an ninh lương thực với 20% dân số bị thiếu dinh dưỡng, phần lớn trong số này nằm ở khu vực tiểu vùng Sahara. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng vấn đề an ninh lương thực tại châu Phi có nguyên nhân đến từ sự thiếu hiệu quả trong hoạt động canh tác nông nghiệp, đặc biệt là đối với các cây lương thực.
Các nghiên cứu về năng suất và hiệu quả sản xuất, canh tác của các hộ nông nghiệp tại châu lục này mặc dù đã được tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau, còn thiếu một khung lập luận chặt chẽ và tổng quát. Do vậy, với nghiên cứu “Composite effects of human, natural and social capitals on sustainable food-crop farming in Sub-Saharan Africa” được đăng trên tạp chí Food Policy (2022), nhóm tác giả đến từ Khoa Kinh tế Chính trị - Trường Đại học Kinh tế và các cộng sự thuộc các trường đại học nước ngoài đã đề xuất một khung lý thuyết tổng quát kết hợp vốn con người, vốn xã hội và vốn tự nhiên để lấp đầy khoảng trống này.
Nhóm tác giả đã sử dụng dữ liệu tổng hợp từ các nghiên cứu trước cùng với phương pháp ước lượng hàm sản xuất có tính ngẫu nhiên để đánh giá được hiệu quả của doanh nghiệp. Trên cơ sở số liệu về hiệu quả này, các yếu tố đại diện cho các nguồn vốn được đưa vào để đánh giá tác động tổng hợp. Kết quả chỉ ra rằng vốn xã hội là yếu tố quan trọng nhất trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
Cụ thể hơn, hoạt động canh tác của nông dân sẽ được lợi từ việc nâng cao lòng tin của người dân vào chính phủ và số lần tiếp xúc với cán bộ khuyến nông. Các yếu tố về tự nhiên như nhiệt độ hay lượng mưa cũng có tác động có ý nghĩa tới năng suất nông nghiệp. Đối với vốn con người, hàm lượng dinh dưỡng, đại diện cho khả năng lao động của nông dân, cần được nâng cao để cải thiện hiệu quả sản xuất.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, định hướng phát triển nông nghiệp ở các khu vực khác nhau thuộc tiểu vùng Sahara cần dựa trên các đặc điểm vùng và khí hậu của họ (ví dụ: nhiệt độ và độ cao) để hướng dẫn nông dân một cách thích hợp nhằm hướng đến hoạt động nông nghiệp đạt năng suất cao hơn.
Thông tin chi tiết về bài báo:
Tuan Nguyen Anh, Chinh Hoang Duc, Tuyen Tiet, Phu Nguyen Van, Nguyen To The, “Composite effects of human, natural and social capitals on sustainable food-crop farming in Sub-Saharan Africa”, Food Policy, 7 June 2022, 102284
Link bài báo: https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0306919222000628
Nhóm tác giả:
Trong đó nhóm tác giả Trường Đại học Kinh tế:
![]() | ThS. Nguyễn Anh Tuấn - Giảng viên Khoa Kinh tế Chính trị, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN. ThS. Nguyễn Anh Tuấn tốt nghiệp cử nhân ngành Quản trị Kinh doanh tiên tiến tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam năm 2014 và tốt nghiệp ThS. chuyên ngành Kinh tế Nông nghiệp, Trường Đại học Tây Úc năm 2019. ThS. Nguyễn Anh Tuấn đã từng công tác tại Khoa Kinh tế và Phát triển Nông thôn, Học viện Nông Nghiệp Việt Nam, đạt học bổng Chính phủ Úc (2018 - 2020). ThS. Nguyễn Anh Tuấn đã có hơn 1 chục bài báo đăng trên tạp chí trong nước, 6 bài báo đăng tạp chí ISI/Scopus uy tín như Land Use Policy; Environment, Development and Sustainability; Journal of Agribusiness in Developing and Emerging Economies; Asia-Pacific journal of Regional Science; Applied Science. |
![]() | TS. Tô Thế Nguyên - Phó trưởng Khoa Kinh tế Chính trị, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN. TS. Tô Thế Nguyên tốt nghiệp Tiến sĩ Kinh tế tại Đại học Strasbourg (CH Pháp) năm 2016. Hướng nghiên cứu chính của ông gồm kinh tế nông nghiệp, đánh giá chính sách nông nghiệp, chính sách lương thực, kinh tế phát triển, kinh tế môi trường và tài nguyên… TS. Tô Thế Nguyên đã tham gia vào các lĩnh vực nghiên cứu từ năm 2001 với tư cách là trưởng nhóm Đa dạng hóa sản xuất nông hộ ở Đồng bằng sông Hồng, Việt Nam do JICA tài trợ. TS. Tô Thế Nguyên đang nghiên cứu về an ninh lương thực bằng cách quan sát sản xuất lương thực ở cấp độ toàn cầu và cấp quốc gia (Việt Nam). TS. Tô Thế Nguyên đã xuất bản 10 bài báo quốc tế trên các báo uy tín như Agricultural Economics; Land Use Policy; Environment, Development and Sustainability; European Review of Agricultural Economics; Journal of the Asia Pacific Economy… |
![]() | Hoàng Đức Chính: Cựu sinh viên Khoa Kinh tế Chính trị - Trường Đại học Kinh tế, hiện là Trợ lý nghiên cứu khoa học của Khoa, với nhiều giải thưởng nghiên cứu khoa học sinh viên như Giải Nhì NCKHSV Trường Đại học Kinh tế (2017-2018), Giải Nhất NCKHSV Trường Đại học Kinh tế (2018-2019 và 2019-2020), Giải Nhất NCKHSV cấp ĐHQGHN (2019-2020). |
Đồng tiền điện tử của ngân hàng trung ương (Central Bank Digital Currency - CBDC) ngày càng trở nên phổ biến, nhưng sự hiểu biết về lý do tại sao các quốc ...
Chi tiếtSử dụng dữ liệu từ 201 quốc gia giai đoạn 1990-2020, nghiên cứu “Examining the non-linear impact of external debt on economic convergence” của Lê Hồng ...
Chi tiếtSử dụng dữ liệu từ thị trường Mỹ và Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020, nghiên cứu “Dynamic spillovers between oil price, stock market, and investor sentiment: ...
Chi tiếtTrong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp tại Việt Nam đang phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt khi môi trường kinh doanh được rộng ...
Chi tiếtHai năm trở lại đây, đại dịch COVID-19 đã gây ra nhiều khủng hoảng và biến động với nhiều người trên toàn thế giới. Theo ước tính của tổ chức Our World ...
Chi tiếtDu lịch đã và đang là ngành kinh tế có sự phát triển mạnh nhất trên thế giới với tiềm năng và những đóng góp to lớn trên nhiều phương diện. Du lịch tạo ...
Chi tiếtXung đột lợi ích giữa bảo tồn rừng và sinh kế của các cộng đồng dân cư ở Việt Nam đã được công nhận rộng rãi bởi các nhà hoạch định chính sách và học giả. ...
Chi tiếtSự tham gia của Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu đã tăng lên đáng kể trong những thập kỷ gần đây. Bài báo “Position of Vietnam in Global Value Chains: ...
Chi tiếtTrong số các nước công nghiệp phát triển, Mỹ nắm giữ hai kỷ lục có phần đáng tiếc: tỷ lệ cảnh sát bắn chết người cao nhất và tỷ lệ tử vong liên quan đến ...
Chi tiết