KINH TẾ CHÍNH TRỊ HIỆN ĐẠI

Phân tích dãy số thời gian và ứng dụng trong nghiên cứu

Trung Tuyến – Khoa KTCT 16:22 13/07/2022

Trong khuôn khổ chuỗi tọa đàm "UEB Research and Sharing", Khoa Kinh tế Chính trị, Trường ĐHKT - ĐHQGHN tổ chức tọa đàm “Phân tích dãy số thời gian và ứng dụng trong nghiên cứu” vào ngày 27/6/2022.

Tọa đàm đã thu hút đông đào giảng viên, nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên các khối ngành kinh tế thuộc Trường Đại học Kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội và các trường đại học khác.

Đối với giảng viên, học viên và sinh viên kinh tế, dãy số liệu thời gian là nguồn dữ liệu vô cùng quan trọng trong các nghiên cứu và thực nghiệm. Đặc biệt, trong lĩnh vực tài chính và kinh tế vĩ mô, dãy số thời gian vô cùng phổ biến và là căn cứ vô cùng quan trọng trong các báo cáo cũng như hoạt động phân tích. Trong khi đó, với hạn chế về công tác thống kê và mức độ sẵn có của dữ liệu tại Việt Nam, các nghiên cứu sử dụng dãy số thời gian còn tương đối mới và ít được các học giả quan tâm. Thêm vào đó, hiếm có một chương trình giới thiệu về phân tích loại số liệu này và những ứng dụng trong nghiên cứu thực tế của nó có tính gần gũi với giảng viên, học viên và sinh viên để phục vụ cho các hoạt động nghiên cứu. 

Tại tọa đàm, TS. Đặng Trung Tuyến - Giảng viên Khoa Kinh tế chính trị, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN đã giới thiệu về dãy số thời gian, giới thiệu một số mô hình kinh tế lượng phổ biến sử dụng trong phân tích dãy số thời gian, giới thiệu, hướng dẫn áp dụng một số mô hình kinh tế lượng sử dụng dãy số thời gian trong nghiên cứu thực tế. Thêm vào đó, qua tìm hiểu, diễn giả cũng có chia sẻ về một số khó khăn khi nghiên cứu thực tế tại Việt Nam vì có rất ít bộ dữ liệu đủ lớn và có chất lượng. Theo diễn giả, để có được các bộ dữ liệu thời gian đủ lớn và có tính ứng dụng cao đặc biệt với các dữ liệu kinh tế vĩ mô thì công tác thông kê phải được thực hiện bài bản, đồng bộ, chuyên nghiệp, chính xác ngay từ đầu. Đồng thời công tác thống kê phải đồng nhất và có khả năng quy đổi theo các quy định của các tổ chức kinh tế thế giới uy tín.
Tọa đàm được tổ chức trực tuyến trên nền tảng Zoom Metting. Ảnh: Tại đầu cầu thuộc Văn phòng Khoa Kinh tế Chính trị, Trường ĐHKT

Bên cạnh sự quyết liệt của Nhà nước trong công tác thống kê cũng cần có sự tham gia của các tổ chức cá nhân khác. Đặc biệt là các công ty tài chính, các tổ chức kinh tế, các website có liên quan. Ngoài ra, hoàn thiện công tác thống kê cần được xây dựng dựa trên các quan điểm sau:

- Coi công tác thống kê là nhiệm vụ quan trọng, cần hoàn thiện, thống nhất quy trình, cơ cấu tổ chức, quy trình hoạt động sao cho phù hợp với mục tiêu thống kê và thông lệ quốc tế

- Kết hợp công tư trong công tác thống kê, nhà nước giữ vai trò chủ đạo, hướng dẫn, khuyến khích, hỗ trợ, quản lý các bộ dữ liệu

- Trong thời kỳ chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, khuyến khích các tổ chức, cá nhân có thể tự mình xây dựng, duy trì, và phát triển các bộ dữ liệu thống kê đủ lớn. Đây vừa là nguồn dữ liệu quan trọng của tổ chức cũng có thể biến chúng thành sản phẩm khi đem ra giao dịch

Dựa vào các quan điểm nêu trên, TS. Đặng Trung Tuyến đã đưa ra một số đề xuất với các cơ quan quản lý có liên quan, đặc biệt là Tổng cục Thống kê, như sau:

1. Thống nhất hệ thống chỉ tiêu thống kê, các mẫu bảng, biểu, thu thập số liệu. Tránh tình trạng mỗi cơ quan, tổ chức thu thập dữ liệu theo các hướng khác nhau dẫn đến tình trạng số liệu báo cáo, công khai không thống nhất, sai số lớn.

2. Xây dựng và quản lý thống nhất các bộ dữ liệu quốc gia

3. Có cơ chế khuyến khích các tổ chức tham gia xây dựng các bộ dữ liệu, phục vụ bộ dữ liệu quốc gia cũng như phục vụ các mục đích thương mại

4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thống kê

5. Tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công tác thống kê

6. Xây dựng cơ chế tài chính phù hợp cho hoạt động thống kê.

Như vậy, có thể thấy Tọa đàm đã là nơi để trao đổi về những ưu, nhược điểm của dãy số thời gian và các mô hình kinh tế lượng có thể sử dụng, cũng như việc ứng dụng chúng trong các nghiên cứu thực tế. Đây cũng là cơ hội để các giảng viên, học viên, và sinh viên trong và ngoài trường trao đổi nghiên cứu, chia sẻ khó khăn và góp ý cách thức để xây dựng, thu thập được các bộ dữ liệu theo thời gian có chất lượng, phục vụ cho hoạt động nghiên cứu của không chỉ UEB nói riêng mà còn mở ra cơ hội hợp tác nghiên cứu giữa UEB và các cơ sở nghiên cứu, đào tạo trong và ngoài nước. 

Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2021: Các chính sách cân bằng để vượt qua khủng hoảng và định vị quốc gia ở vị thế cao hơn

Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2021: Các chính sách cân bằng để vượt qua khủng hoảng và định vị quốc gia ở vị thế cao hơn

Trong bối cảnh bức tranh nền kinh tế thế giới năm 2020-2021 phủ một màu xám với đà suy giảm năng suất, tăng trưởng kinh tế, thương mại và đầu tư toàn cầu ...

Chi tiết
VEPR công bố dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2021

VEPR công bố dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2021

Với diễn biến của tình hình bệnh dịch hiện tại, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN dự báo tăng trưởng kinh tế ...

Chi tiết