KINH TẾ PHÁT TRIỂN

Cơ chế tài chính cho bồi dưỡng thường xuyên giáo viên phổ thông

Trịnh Hoa - KTPT 16:09 14/07/2022

Để nâng cao chất lượng giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đặt ra yêu cầu trong công tác đào tạo, bồi dưỡng phải được thực hiện thường xuyên và coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của mỗi cán bộ, giáo viên trong toàn ngành. Bồi dưỡng thường xuyên không chỉ là nhiệm vụ của cơ quan quản lý giáo dục các cấp, của cơ sở giáo dục mà còn là nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi giáo viên.

Sáng ngày 22/6/2022, Khoa Kinh tế Phát triển, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN đã  tổ chức tọa đàm với chủ đề: Nghiên cứu phương án và đề xuất cơ chế tài chính cho bồi dưỡng thường xuyên giáo viên phổ thông. Tọa đàm nằm trong chuỗi "UEB - Research & Sharing" của Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN.

Trong bối cảnh Chính phủ Việt Nam đang thực hiện “Đổi mới cản bản và toàn diện giáo dục” bắt đầu từ năm 2013, Đề án Đào tạo và Bồi dưỡng Nhà giáo và Cán bộ Quản lý Cơ sở Giáo dục Phổ thông (NTEP) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại số Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 29/4/2016 có trọng tâm thiết lập khung chính sách mới cho công tác đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông. 

Các diễn giả tại tọa đàm

         Các thay đổi dự kiến đối với phương pháp giảng dạy của giáo viên, cũng như những kết quả của nhiều nghiên cứu về phát triển nghề nghiệp của giáo viên đã chỉ ra hỗ trợ bồi dưỡng thường xuyên tại cơ sở (bồi dưỡng trực tiếp và trực tuyến) có ảnh hưởng rất lớn đến năng lực và hành vi của giáo viên. Bằng cách hỗ trợ phát triển nghề nghiệp cho giáo viên, bồi dưỡng thường xuyên tại cơ sở có thể giúp giáo viên áp dụng các phương pháp mới và phát triển các năng lực mới. Trên bình diện quốc tế, đây được xem là phương pháp hiệu quả nhất để bồi dưỡng và hỗ trợ giáo viên.

         Quá trình triển khai bồi dưỡng thường xuyên theo mô hình mới có nhiều khó khăn vướng mắc về cơ chế tài chính tại các địa phương. Nội dung toạ đàm tập trung thảo luận về xác định nhu cầu bồi dưỡng và đề xuất các phương án và cơ chế tài chính cho hoạt động bồi dưỡng thường xuyên giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông trong giai đoạn 2021-2025.

         Các diễn giả đã trình bày kết quả nghiên cứu theo đặt hàng của “Chương trình tăng cường năng lực các trường đại học sư phạm chủ chốt nhằm nâng cao hiệu quả của giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông” (ETEP), một chương trình thuộc do Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện với sự tài trợ của Ngân hàng Thế giới. TS. Nguyễn Thị Vĩnh Hà, Chủ nhiệm bộ môn Kinh tế học và TS. Trương Thu Hà, giảng viên bộ môn Chính sách công - các diễn giả của tọa đàm cũng đưa ra các kiến nghị nhằm điều chỉnh cơ chế tài chính cho bồi dưỡng thường xuyên giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông, chia làm hai nhóm:

         Nhóm 1: Các đề xuất trực tiếp về cơ chế tài chính cho bồi dưỡng thường xuyên, bao gồm: thay đổi cơ chế và biện pháp khuyến khích để tăng cường huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước; chính sách khuyến khích huy động, sử dụng ngân sách bồi dưỡng thường xuyên để đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của giáo viên, đặc biệt khuyến khích các hoạt động bồi dưỡng thường xuyên ngay tại nhà trường; các phương án phân bổ tài chính; bổ sung nội dung, định mức chi cho đội ngũ cốt cán hỗ trợ đồng nghiệp, thuê giảng viên hướng dẫn, hỗ trợ giáo viên tự học, tự bồi dưỡng trên nền tảng LMS; bổ sung quy định về mức chi tối thiểu cho bồi dưỡng thường xuyên; giám sát phân bổ, sử dụng ngân sách, có cơ chế hỗ trợ cho đối tượng giáo viên người dân tộc thiểu số, người ở vùng khó khăn, vùng Trung du và miền núi phía Bắc; và tăng mức phân bổ từ ngân sách nhà nước cho bồi dưỡng thường xuyên từ 0,54% đến 1,06% tổng chi tiêu công của Chính phủ.

         Nhóm 2: Các đề xuất về các yếu tố liên quan đến tài chính cho bồi dưỡng thường xuyên, gồm: bổ sung định hướng trong trung hạn và dài hạn trong phương pháp lập kế hoạch bồi dưỡng; điều chỉnh nội dung, phương thức, phương pháp, thời gian bồi dưỡng thường xuyên; bổ sung hướng dẫn về phát triển tài liệu bồi dưỡng thường xuyên, đặc biệt là tài liệu, học liệu cho các khóa học qua mạng; tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý thông tin bồi dưỡng thường xuyên (TEMIS); bổ sung quy trình đảm bảo chất lượng bồi dưỡng thường xuyên; bổ sung hướng dẫn về chế độ, chính sách cho giáo viên và cán bộ quản lý khi tham gia bồi dưỡng và hỗ trợ đồng nghiệp; và bổ sung quy định về đào tạo, tập huấn cho báo cáo viên thực hiện bồi dưỡng.

         Tọa đàm này nằm trong khuôn khổ chuỗi tọa đàm "UEB Research and Sharing", trong đó các diễn giả chia sẻ các kết quả nghiên cứu và đưa ra các tư vấn chính sách cho chính phủ, cũng như tư vấn cho doanh nghiệp, cộng đồng. Bên cạnh những đóng góp khoa học về phương pháp luận, ý nghĩa thực tiễn về tư vấn chính sách, nội dung buổi tọa đàm sẽ giúp cho giảng viên Khoa Kinh tế Phát triển nâng cao chất lượng bài giảng, đặc biệt liên quan đến kinh tế giáo dục, kinh tế phát triển, tài chính cho phát triển.

Giảng viên Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN (UEB-VNU) là thành viên nghiên cứu chính của Báo cáo Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) năm 2023

Giảng viên Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN (UEB-VNU) là thành viên nghiên cứu chính của Báo cáo Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) năm 2023

Sáng 2/4/2024, Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam tổ chức Công bố Báo cáo Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở ...

Chi tiết
Tọa đàm khoa học "Carbon emissions and energy transition"

Tọa đàm khoa học "Carbon emissions and energy transition"

Tọa đàm nhằm thảo luận kết quả nghiên cứu của giảng viên liên quan tới Carbon emissions and energy transition, lấy ý kiến chuyên gia trong nước và quốc ...

Chi tiết
Bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa của công viên địa chất toàn cầu

Bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa của công viên địa chất toàn cầu

Để thực hiện được mục tiêu phát triển du lịch trong chiến lược bền vững, Việt Nam đã và đang xây dựng nhiều mô hình dulịch đảm bảo hài hòa các yếu tố: ...

Chi tiết
Cần đổi mới tư duy quản lý an ninh nguồn nước

Cần đổi mới tư duy quản lý an ninh nguồn nước

Đó là khuyến nghị mà nhóm tác giả cuốn sách “Kinh tế và quản lý an ninh nguồn nước lưu vực sông” (gồm PGS.TS. Nguyễn Trúc Lê, PGS.TS. Nguyễn An Thịnh, ...

Chi tiết
  Bình luận về đề xuất của Bộ Tài chính giảm thuế môi trường đối với xăng dầu

Bình luận về đề xuất của Bộ Tài chính giảm thuế môi trường đối với xăng dầu

Gần đây, giá xăng dầu tăng mạnh theo giá nhiên liệu thế giới, là nguyên nhân chính khiến CPI tháng 2 tăng 1% so với tháng trước và cao hơn 1,2% so với ...

Chi tiết
Đảm bảo an ninh kinh tế ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập: Các giải pháp mang tầm chiến lược

Đảm bảo an ninh kinh tế ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập: Các giải pháp mang tầm chiến lược

Xu hướng hội nhập, liên kết kinh tế ngày càng sâu rộng giữa các nước đã tạo cơ hội lớn cho sự phát triển của mỗi quốc gia, song nó cũng lại đặt các quốc ...

Chi tiết
Phát huy nội lực và tận dụng các nguồn lực bên ngoài nhằm đẩy nhanh quá trình phục hồi tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022

Phát huy nội lực và tận dụng các nguồn lực bên ngoài nhằm đẩy nhanh quá trình phục hồi tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022

Bài viết đánh giá tình hình, nêu lên triển vọng phát triển kinh tế của Việt Nam và nêu lên một số khuyến nghị chính sách nhằm phát huy nội lực, tận dụng ...

Chi tiết
Chính sách hỗ trợ hộ kinh doanh và doanh nghiệp siêu nhỏ phục hồi sau đại dịch COVID-19

Chính sách hỗ trợ hộ kinh doanh và doanh nghiệp siêu nhỏ phục hồi sau đại dịch COVID-19

Trong hơn 2 năm qua, ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đối với doanh nghiệp nói chung là rất lớn với những khó khăn về dòng tiền, về nhân lực, đứt gãy chuối ...

Chi tiết
Đề xuất giải pháp ổn định kinh tế Vĩ mô trong tình hình dịch bệnh Covid-19

Đề xuất giải pháp ổn định kinh tế Vĩ mô trong tình hình dịch bệnh Covid-19

Theo hầu hết các dự báo của các tổ chức quốc tế, bức tranh kinh tế toàn cầu sẽ sáng hơn trong năm 2021 nhưng không đồng đều giữa các khu vực và vẫn còn ...

Chi tiết