SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Chúng mình làm nghiên cứu khoa học cùng nhau nhé!

RCES (thực hiện) 10:09 15/07/2022

Kinh tế là tổng hòa các mối quan hệ tương tác lẫn nhau của con người và xã hội - liên quan trực tiếp đến việc sản xuất, trao đổi, phân phối, tiêu dùng các loại sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu hiện nay của con người. Với sự phát triển mạnh mẽ của mọi mặt cuộc sống, Kinh tế đã và đang có những bước chuyển mình nhanh chóng - từ đó, nó trở thành tiền đề cho sự ra đời của những nghiên cứu gắn liền với thực tiễn, nêu lên những mặt tốt - xấu song song của những biến động ở thời điểm hiện tại. 

Kinh tế góp phần vô cùng quan trọng trong việc đánh giá sự phát triển kinh tế toàn cầu, nhỏ hơn là trong khu vực hoặc ở một quốc gia. 

Hiểu được vai trò của nghiên cứu, Trường Đại học Kinh tế - với định hướng là một trường Đại học chuyên nghiên cứu, luôn tạo ra cơ hội để các bạn sinh viên tài năng thực hiện những đề tài nghiên cứu sáng tạo, đặc sắc, có chất lượng và gắn liền với cuộc sống.

Có lẽ, môi trường tuyệt vời chính là nơi sản sinh ra những nhóm nghiên cứu thông minh, nhiệt huyết như: Nguyễn Lê Vy, Nguyễn Minh Khánh, Nguyễn Văn Đức. Với đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ shipper trong giao hàng chặng cuối hướng tới phát triển nền kinh tế số: Nghiên cứu tại các doanh nghiệp thương mại điện tử B2C”, nhóm nghiên cứu đã đạt giải Nhì Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên viện Quản trị Kinh doanh, đồng thời xuất sắc giành giải Nhất trong Hội nghị Nghiên cứu khoa học sinh viên năm học 2021- 2022 của Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN.

Nhóm nghiên cứu đi sâu vào nghiên cứu về Thương mại điện tử - một chủ đề vô cùng quen thuộc đối với cuộc sống của con người hiện đại. Thậm chí, nó đã trở thành một phần của cuộc sống của con người hiện nay, bởi tính tiện dụng cao.

Các sinh viên: Nguyễn Lê Vy, Nguyễn Minh Khánh, Nguyễn Văn Đức

Buổi phỏng vấn cùng nhóm sinh viên nghiên cứu tràn đầy năng lượng và tài năng đến từ Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế và Viện Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN đã diễn ra trong không khí ấm áp và đầy cảm xúc. Có lẽ, buổi phỏng vấn chính là cơ hội để các bạn có những chia sẻ chân thật liên quan tới tình bạn, việc học tập và nghiên cứu.

- Trước tiên, anh/chị có thể giới thiệu đôi chút về nhóm và đề tài đã giành được giải Nhất cấp Trường của nhóm mình được không?

Nguyễn Khánh: Lời đầu tiên mình xin chào các bạn độc giả của Chuyên mục Nghiên cứu khoa học Sinh viên. Nhóm của mình bao gồm các thành viên đến từ 2 khoa và mình từ Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế và 2 bạn còn lại đến từ khoa quản trị kinh doanh. Đề tài mà nhóm lựa chọn có sự đan xen kết hợp của cả 2 khoa và để phát huy được thế mạnh của cả 3 người: Đối với ngành Quản trị kinh doanh thì sẽ nhắm vào quản trị chất lượng và nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ. Đối với ngành Kinh tế quốc tế thì sẽ nhắm vào Thương mại điện tử và quản trị Chuỗi cung ứng

- Anh/chị có thể chia sẻ lý do nhóm đã gặp nhau và cùng thực hiện đề tài nghiên cứu này được không?

Lý do anh chị gặp nhau cũng khá là lằng nhằng bởi vì cách mà chị quen khoa này qua khoa khác qua Câu lạc bộ của trường mình. Từ năm 2, chị có tham gia Câu lạc bộ do chị Khánh làm Chủ nhiệm và chị giữ vai trò là Phó chủ nhiệm. Khi mà 2 chị thân với nhau thì anh Đức là bạn cùng lớp với chị bên viện Quản trị Kinh doanh nhưng mà phải đến tận khi mà lên Hola, gần đến ngày đăng ký nghiên cứu khoa học thì bọn chị mới rủ với nhau 1 câu là: “Chúng mình làm nghiên cứu khoa học cùng nhau đi!”, chứ thực ra không có lý do quá là cầu kì gì cả. Việc gặp mặt cũng khá là lâu rồi nhưng lên trên Hola mới có cơ hội nói chuyện và sau đó mới làm việc cùng nhau, chứ trước đây cả ba đứa cũng chưa từng có cơ hội làm việc chung.

- Anh/chị đã nhận thấy những tồn tại gì trong ngành dịch vụ giao hàng của Việt Nam, làm thế nào để anh chị nhận ra sự liên kết giữa Thương mại điện tử và chất lượng shipper để cùng nhau nghiên cứu đề tài này?

Lúc lựa chọn đề tài nói thật nhờ 1 phần trợ giúp của thầy và một phần thì đề tài này cũng rất thực tế bởi vì cả 3 đều là khách hàng của thương mại điện tử và cũng tiếp xúc nhiều với shipper: mua hàng qua shopee, tiki, lazada… Từ những trải nghiệm cá nhân đó kết hợp với những kiến thức chúng mình học trên trường và bản thân chị cũng hứng thú với ngành thương mại điện tử nữa nên là trong quá trình nhóm tìm kiếm đề tài để nghiên cứu thì nhóm cảm thấy đây là một đề tài khá là cấp thiết.

- Bây giờ việc mua sắm online đang rất phát triển, việc gặp shipper cũng rất thường xuyên. Hôm thì đặt đồ ăn, hôm thì lấy đồ. Vậy đề tài anh chị chọn cũng là đề tài có nhiều tính mới để làm?

Nói về tính mới thì trong thời gian covid thì mọi người có thể thấy là thương mại điện tử phát triển cực kì nhanh. Nó là ngành duy nhất có sự tăng trưởng bởi vì người ta ở nhà sẽ mua hàng nhiều hơn nên là khi nhu cầu của khách hàng nhiều hơn thì sẽ sinh ra yêu cầu về chất lượng nữa. Nên khi tiếp xúc với shipper mà mình thấy thái độ của họ không tốt mà mình cũng sẽ cảm thấy khó chịu và chưa chắc mình sẽ quay lại mua hàng trên sàn thương mại điện tử đó. Hoặc là chỉ nói về đơn vị vận chuyển thôi thì khách hàng không được chọn đơn vị vận chuyển nên sẽ có nhiều vấn đề quản lý shipper trong doanh nghiệp.

- Nhóm nghiên cứu của anh/chị là có ba thành viên. Vậy trong lúc thực hiện đề tài nghiên cứu, anh chị đã phân chia công việc và phối hợp như thế nào để mọi người có thể làm việc hiệu quả cùng nhau? 

Chị Nguyễn Lê Vy: Chị đảm nhận vai trò nhóm trưởng, có nhiệm vụ tổ chức các cuộc họp bàn bạc công việc, điều phối hoạt động của các thành viên. Dựa theo thế mạnh của từng thành viên, họ sẽ lựa chọn công việc phù hợp với mình.

Công trình nghiên cứu khoa học của nhóm được thực hiên bằng phương pháp vị tính và phương pháp vị lượng.

- Vị lượng: Anh Nguyễn Văn Đức có thế mạnh sử dụng các phần mềm liên quan đến định lượng và số liệu.

- Vị tính: Chị Nguyễn Minh Khánh học tập tại khoa Kinh tế Quốc tế, khoa chú trọng các số liệu, dữ liệu thứ cấp có trên website.

Các thành viên trong nhóm đều có công việc của riêng mình nên việc gắn kết trong công việc giữa các họ rất quan trọng. Vì vậy, hạn nộp công việc được sắp xếp phù hợp và thuận lợi với lịch trình riêng của mỗi thành viên. 

- Trong quá trình nghiên cứu khoa học, điều mà anh/chị thấy khó và khiến nhóm giải quyết lâu nhất là gì?

Chị Khánh: Vấn đề khó khăn nhất của nhóm là sự cân đối định tính và định lượng vì đề tài nghiên cứu phải cân bằng 2 phương pháp nghiên cứu. Để cân bằng hai phương pháp như vậy, nhóm phải tìm hiểu kỹ càng, lựa chọn những ý tưởng sâu sắc để hoàn thiện bài nghiên cứu. Ngoài ra, nhóm còn gặp khó khăn trong việc xử lý dữ liệu. Dữ liêụ được thu thập ngẫu nghiên trong quá trình làm công trình nghiên cứu cỏ thể xảy ra nhiều lỗi nên nên quá trình xử lý dữ liệu khá khó khăn

- Được biết công trình của nhóm được thực hiện trong giai đoạn dịch bệnh diễn ra phức tạp, đã bao giờ nhóm gặp khó khăn đến mức khiến các thành viên muốn bỏ cuộc chưa? Nếu có, điều gì đã vực nhóm dậy để có thể cùng nhau đi đến đích cuối cùng và đạt thành tích tốt như vậy?

Chị Khánh: Lúc đó, anh chị đã dựng cấu trúc bài nghiên cứu và sẵn sàng để thực hiện thành công. Tuy nhiên, anhchị từng có suy nghĩ rằng mình sẽ ko đc đạt mục tiêu như mong muốn. Trong giai đoạn dịch bênh diễn ra căng thẳng, có thành viên trong nhóm nhiễm covid, công việc của nhóm bị đình trệ so với dự đoán. Những thành viên còn lại sẽ hỗ trợ phần công việc của bạn đó để bắt kịp tiến độ công việc.

Trong quá trình nghiên cứu khoa học, hẳn nhóm sẽ có những kỷ niệm khó quên. Anh/chị có thể chia sẻ về kỷ niệm mà anh/ chị cảm thấy đáng nhớ nhất không?

Anh Đức: Ngành thương mại đtu có nhu cầu tăng trưởng bởi khách hành có xu hướng mua hang online trong mùa dịchTrong quá trình nghiên cứu khoa học, anh chị nghiên cứu từ rất sớm và băn khoăn đổi rất nhiều đề tài. Sau khi nhận được sự hướng dẫn của thầy Chí Anh, nhóm đã quyết định nghiên cứu về chất lượng dịch vụ của ngành shipper. Khi nhóm phỏng vấn các shipper, họ khá ngại ngùng và từ chối. Để có cuộc phỏng vấn thành công, các thành viên đã giả vờ rằng bản thân có mong muốn làm nghề shipper, và tham khảo họ về chính sách kinh nghiệm làm việc. Đây chính là kỷ niệm mà anh chị đáng nhớ nhất.

- Với thành tích là giải nhất nghiên cứu khoa học sinh viên cấp trường, cảm nhận của anh/chị lúc đó là như thế nào? Để có được thành quả như vậy, anh/chị đã rút ra những kinh nghiệm gì?

Chị Khánh: Khi gặp nhau lần đầu, 3 thành viên đã đặt mục tiêu đạt giải cấp Viện Quản trị Kinh doanh. nhưng sau đó nhóm được nhận tin đề tài nghiên cứu khoa học của mình đã được đề cử lên thi đấu cấp Trường Đại học Kinh tế. Nhóm từng băn khoăn rằng sẽ không trở thành đối thủ mạnh đối với các nhóm thí sinh khác và chỉ xem đây là kinh nghiệm chiễn đấu trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Nhưng cuối cùng, vinh dự đạt giải Nhất cấp trường là bất ngờ lớn đối với anh chị.

Khi làm nghiên cứu khoa học, chị Khánh nghĩ rằng mình sẽ có tư duy đa chiều sâu sắc hơn, cũng như đúc kết được kỹ năng thuyết trình trước đám đông cho bản thân.

- Sau khi đạt giải thì trong tương lai, anh chị có dự định cùng nhau tiếp tục thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên khác, bảo vệ ở những vòng cấp cao hơn nữa hay có thực hiện viết bài gửi các Tạp chí quốc tế hay không?

Chị Vy: Đối với vấn đề liên quan tới các dự định trong tương lai, anh chị sẽ nỗ lực để phát triển các đề tài mang tính cá nhân trong tương lai nếu như nhóm không có cơ hội làm việc chung với nhau. Hơn nữa, các anh chị đang là sinh viên năm 3, năm 4 nên sẽ có nhiều dự định cho công việc tương lại. Vì vậy nghiên cứu khoa học theo hướng cá nhân sẽ đem lại nhiều lợi ích cho mỗi người.

Với mục tiêu xa hơn nữa, anh chị mong muốn bài nghiên cứu khoa học của nhóm sẽ được đăng lên tạp chí trong nước, sau đó sẽ nỗ lực hơn nữa để đề tài của nhóm được đang lên các tạp chí quốc tế.

-  Thực hiện thành công một đề tài nghiên cứu khoa học như vậy, anh/ chị nhận thấy bản thân mình đã học hỏi được gì qua quá trình ấy?

Điều đầu tiên mà chị học được từ việc nghiên cứu khoa học là sự kiên nhẫn bởi vì khi làm nghiên cứu khoa học thì mình sẽ làm trong một quá trình rất dài. Dù đây chỉ là nghiên cứu khoa học sinh viên thì chỉ giới hạn trong 1 khoản thời gian ngắn khoảng tầm 6 tháng thôi nhưng mà trong 6 tháng ấy mình sẽ phải trải qua biết bao công việc riêng và đôi khi sẽ có 1 số công việc đặt ưu tiên cao hơn là nghiên cứu khoa học bởi vì lúc đó mình sẽ có suy nghĩ là nghiên cứu khoa học chưa phải vội nên mình sẽ không tập trung vào cái công việc đó cho nên mình sẽ xao nhãng. Tuy nhiên mình vẫn phải kiên nhẫn vì công việc này tức là mình phải mở ra xem mình đã làm đến đâu rồi và đặt cái lịch hẹn cho công việc đó để mình không làm đình trệ công việc đó đi, tức là mình phải duy nó trong một khoảng thời gian dài. Chị nghĩ đó là điều quan trọng nhất bởi vì để làm nghiên cứu khoa học một cách thành công từ đầu đến cuối nếu chỉ lơ là 1 chút thôi thì công việc của mình sẽ đi sai lệch ra khỏi mục đích ban đầu làm nghiên cứu khoa học, bởi vì khi mà nhóm chị làm việc với nhau thì chị đã mong muốn nhóm sẽ có giải ở cấp trường dù là giải gì. Tuy nhiên trong khoảng thời gian làm việc thì chị cũng nhận ra rằng các thành viên không còn hứng thú hay không còn mong muốn theo mục đích ban đầu nữa. 

-  Đến với Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên số 6, anh/chị hãy để lại cho các bạn đọc giả của Chuyên mục một vài những lời khuyên để các bạn được tiếp lửa nghiên cứu khoa học nhé!

Chị nghĩ nếu mà có thể đưa ra lời khuyên cho các nhóm làm nghiên cứu khoa học trong tương lai thì các em nên có cái suy nghĩ duy trì sự kiên nhẫn, ngày nào chúng ta cũng nên xem xét xem việc nghiên cứu khoa học làm đến đâu rồi để không bỏ lỡ hay trì hoãn bất kỳ hành động gì.

>> Trích: Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học sinh viên, số 6 (2022)

TS. Nguyễn Tuệ Anh: “Có những thứ trong cuộc đời, mình tính toán được, cũng có những thứ đến rất tự nhiên”

TS. Nguyễn Tuệ Anh: “Có những thứ trong cuộc đời, mình tính toán được, cũng có những thứ đến rất tự nhiên”

Nghiên cứu khoa học là một hành trình dài, gian nan, tuy nhiên cũng ẩn chứa nhiều điều thú vị. Đối với TS. Nguyễn Tuệ Anh, nghiên cứu khoa học là một cơ ...

Chi tiết
Sinh viên UEB viết bài báo khoa học quốc tế

Sinh viên UEB viết bài báo khoa học quốc tế

Xin chúc mừng bạn Nguyễn Thị Phương Thảo, sinh viên lớp QH-2018-E TCNH CLC3, Khoa Tài chính - Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN vừa có bài báo ...

Chi tiết