Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia (ĐHQG) Hà Nội vừa tổ chức Hội thảo Quốc gia “Khoa học Kinh tế Chính trị: Những vấn đề đương đại”.
Hội thảo là diễn đàn để các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu, các hiệp hội, các nhà quản trị thảo luận, trao đổi về những vấn đề kinh tế chính trị đương đại có tính toàn cầu; những vấn đề kinh tế chính trị ở Việt Nam hiện nay trong bối cảnh thế giới đang có nhiều biến động nhanh chóng và sâu sắc.
Toàn cảnh Hội thảo
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Phó Giám đốc ĐHQG Hà Nội, PGS.TS Đào Thanh Trường nhấn mạnh: Hội thảo là sự kiện quan trọng được tổ chức trong đợt kỷ niệm 50 năm ngày truyền thống của Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Kinh tế chính trị học là lĩnh vực có sức ảnh hưởng sâu rộng, đóng vai trò quan trọng, không thể thiếu trong việc khai mở những chiều sâu giá trị của các vấn đề kinh tế, xã hội và chính trị. Ngành kinh tế chính trị cũng đóng vai trò nền tảng trong xây dựng các chiến lược phát triển bền vững và Trường Đại học Kinh tế đang tích cực triển khai.
Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, PGS.TS Đào Thanh Trường phát biểu khai mạc hội thảo
“Trong những bảng xếp hạng có sự góp mặt của Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế là một trong những trường trọng điểm và có vai trò tiên phong, chủ chốt ở các lĩnh vực quan trọng. Ở kỳ xếp hạng 2023 của Times Higher Education, lĩnh vực Kinh doanh và Kinh tế của Trường ĐH Kinh tế đã lọt top 501-600” - PGS.TS Đào Thanh Trường nói.
GS.TS Nguyễn Trúc Lê - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học Kinh tế - ĐHQG Hà Nội phát biểu tại Hội thảo
Gợi mở một số vấn đề để các đại biểu tập trung thảo luận, PGS.TS Nguyễn Trúc Lê - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đề xuất: Hội thảo cần đề cập đến nội dung mối quan hệ giữa ổn định, đổi mới và phát triển; đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; tuân theo các quy luật thị trường và bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa; phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội; tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và Nhân dân làm chủ…
Đại biểu tham luận tại Hội thảo
PGS.TS Nguyễn Trúc Lê kỳ vọng Hội thảo phát triển được nhiều ý tưởng mới; bổ sung thêm những luận cứ khoa học và thực tiễn, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến hội nhập quốc tế được thể hiện trên cơ sở giữ vững quyền tự chủ các quốc gia. Từ đó góp phần nâng cao vị thế đất nước, duy trì bản sắc dân tộc, góp phần giúp Việt Nam thành công hơn nữa trong việc phục hồi kinh tế nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung.
Các đại biểu tham gia ý kiến tại Hội thảo
Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung làm rõ các vấn đề kinh tế chính trị đương đại trên thế giới và ở Việt Nam, các xu hướng kinh tế chính trị cũng như dự báo toàn cầu hoá kinh tế trong những năm tới của thế giới, với những vấn đề như: trật tự kinh tế thế giới thể hiện qua quá trình phân mảnh của xu thế toàn cầu hoá trong thế kỷ XXI, bản chất của chủ nghĩa tư bản qua góc nhìn mô hình tăng trưởng xanh; triển vọng cũng như sự phức tạp của trật tự kinh tế thế giới mới này.
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm
Các nhà khoa học đã phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế chính trị của đất nước, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm đổi mới tư duy, nhận thức hành động để phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tận dụng và phát huy những tiềm lực mềm một cách hiệu quả và bền vững; đánh giá và nhìn nhận đúng nhằm phát huy vai trò của kinh tế tư nhân; những giải pháp cho vấn đề an ninh kinh tế Việt Nam, kinh tế biên mậu nhằm tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát triển kinh tế dài hạn.
Các đại biểu tại Hội thảo
Tại hội thảo, Ban tổ chức đã ra mắt cuốn kỷ yếu với tiêu đề “Khoa học Kinh tế Chính trị - Những vấn đề đương đại”.
>> Nguồn: https://daibieunhandan.vn/hoi-thao-khoa-hoc-kinh-te-chinh-tri-nhung-van-de-duong-dai-post394556.html
Ngày 01/12, ngày hội Định hướng - Orientation Day của cuộc thi Business Challenges mùa 7 đã diễn ra tại Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN. Đây là sự kiện ...
Chi tiếtSáng 15/11 tại Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN (UEB) phối hợp cùng Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Việt Nam, Đại học Troy (Hoa Kỳ) và Tạp chí Kinh ...
Chi tiếtTheo Phó Giám đốc ĐHQGHN Đào Thanh Trường, trong gần 30 năm, thương mại, hợp tác và đầu tư giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã có sự tăng trưởng nhanh chóng và ...
Chi tiếtHoa Kỳ giữ vững vị trí thị trường xuất khẩu lớn nhất Việt Nam, kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước ghi nhận mức tăng trưởng trung bình 16%/năm....
Chi tiếtQuan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đã trải qua một hành trình đáng chú ý, phát triển từ những nền tảng ban đầu để đạt được những tiến bộ thực chất.
Chi tiếtTheo chuyên gia, doanh nghiệp vừa và nhỏ ở cả Mỹ và Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc thực thi các tiêu chuẩn ESG.
Chi tiếtKinh tế toàn cầu được dự báo sẽ có những biến động khó lường, vì vậy với một nền kinh tế có độ mở cao như hiện nay, Việt Nam cần chuẩn bị cho những thay ...
Chi tiếtQuan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ bước sang một trang mới với dấu mốc thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2023. Cùng với những thành tựu rực ...
Chi tiếtChính sách xanh hóa nền kinh tế đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Điều này đã, đang và sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến dòng chảy thương mại và đầu tư trên thế ...
Chi tiết