Trong khuôn khổ hợp tác thuộc dự án EM4FIT, ngày 23/7/2024, Tiến sĩ Mustafa Khalil Mahmood đến từ Trường Đại học Nam Đan Mạch đã có buổi chia sẻ với vai trò là diễn giả khách mời trong học phần Marketing Quốc tế của Viện Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN. Với nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy, TS.Mustafa đã trình bày chủ đề “Thời trang nhanh và hành vi tiêu dùng bền vững tại Đan Mạch” và nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của sinh viên.
Thời trang nhanh, hay còn gọi là "fast fashion," là một xu hướng toàn cầu đang tác động mạnh mẽ đến ngành công nghiệp thời trang. Tuy nhiên, tại Đan Mạch, quốc gia nổi tiếng với sự chú trọng đến các vấn đề môi trường và tiêu dùng bền vững, cuộc thảo luận về thời trang nhanh và tiêu dùng bền vững đang trở thành một chủ đề nóng hổi. Thời trang nhanh, đặc trưng bởi các chu kỳ sản xuất ngắn và giá cả phải chăng, đã mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, phía sau xu hướng này là một chuỗi các tác động tiêu cực đến môi trường và xã hội chẳng hạn như ô nhiễm môi trường và tình trạng tiêu thụ quá mức. Thực tế này đi ngược với các nguyên tác của tiêu dùng bền vững như thân thiện với môi trường, đảm bảo điều kiện làm việc tốt cho người lao động và tạo ra sản phẩm lâu bền.
Một số thương hiệu thời trang nhanh đang nỗ lực để tích hợp các phương thức sản xuất bền vững hơn, chẳng hạn như sử dụng bông hữu cơ hoặc vật liệu tái chế. Các nhà sản xuất cũng tích cực thực hiện các sáng kiến như chương trình thu hồi và kế hoạch tái chế nhằm giảm thiểu chất thải. Tuy nhiên, những nỗ lực này thường bị chỉ trích là hành vi “tẩy xanh” (greenwashing) khi chúng không giải quyết được các vấn đề cốt lõi của mô hình thời trang nhanh.
Đan Mạch, với tư cách là một quốc gia đi đầu về bảo vệ môi trường, đang tiên phong trong việc thúc đẩy tiêu dùng bền vững. Người tiêu dùng Đan Mạch ngày càng nhận thức rõ ràng về những tác động tiêu cực của thời trang nhanh và chuyển sang các lựa chọn bền vững hơn. Khác với thời trang nhanh, thời trang chậm tập trung vào chất lượng hơn số lượng. Các nhà thiết kế và thương hiệu thời trang chậm ưu tiên sử dụng các nguyên liệu bền vững, sản xuất trong các điều kiện công bằng và tạo ra các sản phẩm có tuổi thọ dài. Các nền tảng chia sẻ quần áo và dịch vụ cho thuê trang phục đang phát triển mạnh tại Đan Mạch. Điều này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn thúc đẩy ý thức cộng đồng về tiêu dùng bền vững. Bên cạnh đó, các chương trình giáo dục và chiến dịch nâng cao nhận thức về tiêu dùng bền vững được triển khai rộng rãi, từ trường học đến các tổ chức để hình thành thói quen tiêu dùng bền vững cho người dân.
Phần chia sẻ của diễn giả ghi nhận được nhiều câu hỏi từ sinh viên lớp học phần Marketing Quốc tế với nội dung xoay quanh giải pháp để xây dựng thói quên tiêu dùng bền vững tại Việt Nam. TS.Mustafa cho rằng việc thay đổi phương thức tiêu dùng theo hướng bền vững đòi hỏi những đổi mới mang tính hệ thống, bao gồm các chu kỳ sản xuất chậm hơn, tiêu chuẩn chất lượng cao hơn và chuỗi cung ứng minh bạch hơn. Cùng với đó, việc nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về tác động của các quyết định mua sắm và khuyến khích một văn hóa tiêu dùng có ý thức là vô cùng quan trọng. Chính phủ cũng có thể đóng vai trò quan trọng bằng cách ban hành các quy định nhằm thúc đẩy tiêu dùng bền vững hơn.
Kết thúc buổi chia sẻ, TS. Mustafa đánh giá cao sự tham gia tích cực của sinh viên Trường Đại học Kinh tế. Hy vọng rằng sự hợp tác trao đổi các nhà khoa học trong khuôn khổ dự án EM4FIT sẽ tiếp tục được đẩy mạnh trong tương lai. Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN luôn chú trọng thúc đẩy các hoạt động trao đổi giảng dạy và nghiên cứu cho giảng viên hợp tác với các nhà khoa học tại các trường đại học uy tín trên thế giới. Đây không chỉ là cơ hội để mỗi giảng viên trau dồi và phát huy năng lực chuyên môn, mà còn là bước đệm và cầu nối tạo dựng mối quan hệ lâu dài trong kết nối và hợp tác giữa UEB và các đối tác.
Điều này giúp đưa thương hiệu Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN gần hơn với cộng đồng giáo dục quốc tế, đồng thời khẳng định vị thế vững chắc của trường trong các bảng xếp hạng uy tín thế giới về lĩnh vực kinh tế, kinh doanh và khoa học quản lý.
Nhằm thực hiện mục tiêu quốc tế hóa trong giảng dạy và nghiên cứu, nhóm giảng viên và sinh viên Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN (UEB) đã tham dự hội thảo ...
Chi tiếtNhằm nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và mở rộng mối quan hệ quốc tế, đoàn giảng viên và sinh viên Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN (UEB) đã có chuyến ...
Chi tiếtNgày 28/09/2024 vừa qua, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội quyết định trao 70 suất học bổng của Tổ chức Shinnyo-En, Nhật Bản cho 40 sinh viên và 30 học ...
Chi tiếtSáng ngày 30/9/2024 tại Tòa E4, Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN số 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Hội thảo “Chuyển đổi kép: Chuyển đổi số và chuyển đổi ...
Chi tiếtNhân kỷ niệm 50 năm ngày truyền thống, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN đã tổ chức một hành trình đưa các thầy cô cựu giáo chức thăm lại mái trường xưa ...
Chi tiếtTừ ngày 25/8 đến 30/8/2024, chúng em – những sinh viên đến từ Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội (UEB) – đã có cơ hội tham dự Diễn đàn Sinh ...
Chi tiếtTrong các ngày từ 19 đến 23 tháng 8 năm 2024, tại học viện Chính sách và Phát triển diễn ra Khóa bồi dưỡng về Chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin ...
Chi tiếtVừa qua, hơn 2300 tân sinh viên cùng các cán bộ, giảng viên, sinh viên và cựu sinh viên Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN (UEB) đã hòa mình vào không khí ...
Chi tiếtĐó là nhắn nhủ của PGS.TS Nguyễn Trúc Lê (Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội) tới tân sinh viên trong Lễ ...
Chi tiết