Trang Đào tạo sau đại học
 
Thông tin Luận án tiến sĩ của Nghiên cứu sinh Tô Quang Long



1. Họ và tên nghiên cứu sinh: TÔ QUANG LONG 2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 17/5/1976 4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 5757/QĐ-ĐHKT ngày 31/12/2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

Quyết định số 3741/QĐ-ĐHKT ngày 29/12/2017 về việc điều chỉnh tên đề tài luận án tiến sĩ;

Quyết định số 4113/QĐ-ĐHKT ngày 31/12/2019 về việc cho phép nghiên cứu sinh kéo dài thời gian trong chương trình đào tạo;

7. Tên đề tài luận án: Trách nhiệm xã hội trong kinh doanh khách sạn. Nghiên cứu điển hình tại các khách sạn 4-5 sao tại Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh

8. Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh 9. Mã số: 9340101.01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Thị Minh Hòa

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Luận án này có những đóng góp về mặt lý luận, cụ thể gồm:

Một là, hệ thống hóa cơ sở lý luận về CSR nói chung và đặt các vấn đề lý luận này vào một bối cảnh nghiên cứu mới. Mặc dù CSR đã được nghiên cứu nhiều trên thế giới nhưng tại Việt Nam, các nghiên cứu về CSR vẫn còn ít và thiếu tính hệ thống.

Hai là, xây dựng và kiểm định mô hình nghiên cứu phản ánh sự ảnh hưởng của các đối tượng mà doanh nghiệp khách sạn cần phải hướng tới với kết quả thực hiện CSR của khách sạn.

Luận án có những đóng góp về mặt thực tiễn được thể hiện ở các khía cạnh sau:

Một là, phác hoạ bức tranh tổng hợp về vấn đề CSR của doanh nghiệp khách sạn tại Việt Nam. Tác giả đã phân tích thực trạng về CSR của doanh nghiệp khách sạn 4-5* trên địa bàn HN-HP-QN thông qua nghiên cứu điển hình. Qua đó, làm rõ những vấn đề, tồn tại trong viẹc thực hiện CSR của các khách sạn này, cũng như một số nguyên nhân chủ yếu của hạn chế.

Hai là, xây dựng và kiểm chứng được mối liên hệ giữa việc thực hiện CSR theo các đối tượng với kết quả CSR của khách sạn.

Ba, kiểm chứng ảnh hưởng của các yếu tố nhân khẩu học như bản chất của khách sạn (Việt Nam, Liên doanh hay Quốc tế) và địa bàn kinh doanh (HN-HP-QN).

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Dựa vào các kết quả nghiên cứu thực tế, luận án đã tập trung đưa ra hai nhóm giải pháp chính: (1) Nhóm giải pháp, khuyến nghị liên quan đến tăng cường năng lực quản trị doanh nghiệp khách sạn thông qua việc quản trị CSR để biến CSR trở thành như một chiến lược kinh doanh, cụ thể: cần coi CSR như trách nhiệm của toàn bộ hệ thống trong doanh nghiệp, trách nhiệm tiên quyết của Ban Giám đốc khách sạn và cần được tích hợp vào Tầm nhìn, Sứ mệnh và Giá trị cốt lõi của các doanh nghiệp, trên cơ sở đảm bảo các nguyên tắc chung như thống nhất trong chỉ đạo, cam kết với các bên liên quan, xây dựng bộ qui tắc ứng xử riêng, minh bạch trong thực hiện và sử dụng hợp lý các nguồn lực, (2) nhóm các giải pháp cụ thể dành cho các khách sạn 4-5 sao tại Hà nội - Hải Phòng và Quảng Ninh liên quan đến các đối tượng thực hiện và tác động đến CSR. Đồng thời, luận án cũng đưa ra các khuyến nghị cho việc triển khai CSR cụ thể đối với các mô hình sở hữu, quản lý cũng như địa bàn hoạt động với từng bên liên quan và một số các khuyến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Nghiên cứu về CSR là một chủ đề thu hút nhiều sự quan tâm không chỉ của các nhà nghiên cứu mà cả các lãnh đạo doanh nghiệp. Những nghiên cứu về chủ đề này sẽ cung cấp thêm những thông tin hữu ích cho các bên liên quan trong việc thúc đẩy sự thực thi CSR tại Việt Nam vì một nền kinh tế phát triển bền vững. Trên cơ sở một số hạn chế của luận án, tác giả đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo về chủ đề này như sau:

Trước hết, nghiên cứu trong tương lai có thể được thực hiện theo các tiếp cận khác nhau về CSR như tiếp cận nội dung (Trách nhiệm kinh tế; Trách nhiệm tuân thủ pháp luật; Trách nhiệm đạo đức và Trách nhiệm từ thiện), tiếp cận chủ thể (CSR của doanh nghiệp với vị thế là một thiết chế kinh tế; CSR của doanh nghiệp với tư cách là một thực thể xã hội - trách nhiệm với môi trường CSR của doanh nghiệp đối với cộng đồng

Bên cạnh đó, nghiên cứu trong tương lai cần mở rộng phạm vi nghiên cứu về loại hình khách sạn, không gian để có thông tin tốt hơn về tổng thể và có thể sử dụng phương pháp lấy mẫu xác suất để phản ánh tốt hơn cơ cấu của tổng thể.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

TT

Tên công trình

(bài báo, công trình...)

Là tác giả hoặc

là đồng tác giả

công trình

Nơi công bố

(tên tạp chí đã đăng công trình)

Năm công bố

1

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp kinh doanh khách sạn trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Tác giả

Tạp chí Kinh tế và Dự báo

Số 02 tháng 01/2021

2

Trách nhiệm xã hội trong kinh doanh khách sạn: Nghiên cứu trường hợp các khách sạn 4-5 sao tại Hà nội, Hải Phòng, Quang Ninh

Tác giả

Tạp chí Kinh tế và Dự báo

Số 03 tháng 01/2021

3

Trách nhiệm xã hội của DN kinh doanh khách sạn trong bối cảnh hội nhập kinh tế

Tác giả

Tạp chí Kinh tế và Dự báo

Số 02 tháng 1/2021

4

Trách nhiệm xã hội trong kinh doanh khách sạn: Nghiên cứu trường hợp các khách sạn 4-5 sao tại HN, HP, QN

Tác giả

Tạp chí Kinh tế và Dự báo

Số 03 tháng 1/2021

5

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với công tác quản trị nhân sự trong kinh doanh khách sạn thời kỳ 4.0

Tác giả

Kỷ yếu Hội thảo: “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0”

2020

6

Towards responsible tourism in Vietnam: Critical review and implications for future research

Đồng tác giả

EDESUS conference paper. Vol. 1

2019

7

Đào tạo nguồn nhân lực du lịch trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Thực trạng và giải pháp

Đồng tác giả

Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia : “ Nghiên cứu kinh tế - du lịch các cách tiếp cận liên ngành (ICETD) ”, 11/2019

2019

8

Nhượng quyền thương hiệu trong kinh doanh dịch vụ ở VN - Gợi ý từ những thương hiệu Hàn Quốc

Tác giả

Tạp chí Hàn Quốc - Hội NCKH về Hàn Quốc tại VN

2015

9

Thực thi trách nhiệm xã hội một cách thông inh của các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn nhằm phát triển du lịch bền vững tại Việt Nam

Đồng tác giả

Hội thảo Khoa học quốc gia « Quản trị Thông minh trong môi trường phức hợp toàn cầu. Lý luận và thực tiễn »

12/2020


Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN