Trang Đào tạo sau đại học
 
Thông tin luận án tiến sĩ của NCS Nguyễn Mạnh Cường

Tên luận án: Các nhân tố tác động đến an ninh nguồn nước khu vực dòng chính sông Đà


1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Mạnh Cường
2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 17/6/1984

4. Nơi sinh: Hà Tĩnh

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 61/QĐ-ĐHKT ngày 13/1/2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: QĐ số 4460/QĐ-ĐHKT ngày 30/10/2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế về việc điều chỉnh tên đề tài luận án tiến sĩ

QĐ số 3742/QĐ-ĐHKT ngày 29/12/2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế về việc cho phép nghiên cứu sinh kéo dài thời gian đào tạo

7. Tên đề tài luận án: Các nhân tố tác động đến an ninh nguồn nước khu vực dòng chính sông Đà.

8. Chuyên ngành: Kinh tế chính trị

9. Mã số: 9310102.01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Trúc Lê và PGS. TS Nguyễn Ngọc Thanh.

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Để đảm bảo ANNN nói chung và khu vực tỉnh Lai Châu nói riêng cần có các giải pháp:

- Giải pháp về yếu tố tự nhiên: Nghiên cứu đánh giá tác động của các yếu tố địa hình địa mạo, địa chất, thảm phủ thực vật cũng như tác động của biến đổi khí hậu đến nguồn tài nguyên nước.

- Giải pháp về yếu tố sử dụng nước: Đảm bảo duy trì dòng chảy môi trường trên các sông chính, sông quan trọng. Cũng như khuyến khích sử dụng nước hợp lý và tiết kiệm trong các đối tượng sử dụng nước (Sinh hoạt, du lịch, công nghiệp hay nông nghiệp …)

- Giải pháp về cơ chế và chính sách: Giải pháp quản lý các nhà máy thủy điện nhằm đảm bảo ANNN trên dòng chính sông Đà.

- Các giải pháp liên quan tới điều tiết: Điều tiết nguồn nước cho các nhà máy thủy điện và phục vụ tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp hay phục vụ giao thông thủy …

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật liên quan tới bảo vệ tài nguyên nước.

- Thiết lập cơ chế quản lý hồ đập tới các cấp quản lý từ trung ương đến địa phương; thiếp lập quy trình vận hành liên hồ chứa liên quốc gia.

- Xây dựng cơ chế trao đổi dữ liệu về khí tượng thủy văn, quy trình vận hành hồ đập giữa Việt Nam và Trung Quốc.

- Thiết lập hệ thống thông tin liên lạc giữa các công trình nhằm có sự tương trợ lẫn nhau dựa trên quan hệ tương quan giữa dòng chảy từ các vị trí với các mối nguy hiểm.

- Nâng cao nhận thức của người dân và doanh nghiệp về đảm bảo an ninh nguồn nước.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Ứng dụng thực tiễn của nghiên cứu trên đã áp dụng cho lưu vực sông Đà trên địa bàn tỉnh Lai Châu và đưa ra một số giải pháp nhằm đảm bảo an ninh nguồn nước cho địa bàn tỉnh Lai Châu.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Nghiên cứu trên có thể áp dụng cho các lưu vực sông khác của Việt Nam nhằm đảm bảo an ninh nguồn nước phục vụ phát triển các ngành, các lĩnh vực.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

STT

Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án

1

Nguyễn Mạnh Cường - Tăng cường các giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước phục vụ phát triển bền vững - Tạp chí Tài nguyên Môi trường.

2

Nguyễn Mạnh Cường - An ninh nguồn nước tại Ấn Độ và khuyến nghị cho Việt Nam - Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương.

3

Nguyễn Trúc Lê, Nguyễn Mạnh Cường, Nguyễn Tất Tuấn - Xác định các nhóm nguy cơ gây mất an ninh nguồn nước khu vực dòng chính sông Đà - Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thủy lợi và Môi trường.

4

Nguyen Truc Le, Nguyen Manh Cuong, Nguyen Viet Loc, Nguyen Tat Tuan, Nguyen Ngoc Mien - Applying the strural Equation Modeling in the Determination of Risk Groups Water Resource Insecurity.


Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN