Trang Đào tạo sau đại học
 
Thông tin và tóm tắt luận án của NCS Vũ Quang Kết

Tên đề tài luận án: Năng Lực cạnh tranh xuất khẩu của ngành Công nghiệp phần mềm Việt Nam


1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Vũ Quang Kết

2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 08/08/1974

4. Nơi sinh: Hà Nam

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Số 3643/QĐ-SĐH, ngày 26/12/2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: văn bản gia hạn QĐ số 4240/QĐ-ĐHKT ngày 30/12/2016 Cho phép NCS kéo dài thời gian đào tạo tối đa 02 năm.

7. Tên đề tài luận án: Năng Lực cạnh tranh xuất khẩu của ngành Công nghiệp phần mềm Việt Nam

8. Chuyên ngành: Kinh tế Quốc tế

9. Mã số: 9.31.01.06

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:

  • Hướng dẫn chính: PGS.TS Nguyễn Xuân Thiên
  • Hướng dẫn phụ: PGS. TS. Phạm Thái Quốc

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Luận án hệ thống hóa và xác định rõ cơ sở khoa học về năng lực cạnh tranh xuất khẩu của ngành công nghiệp phần mềm trong đó làm rõ các khái niệm về ngành công nghiệp phần mềm với các đặc trưng, cạnh tranh xuất khẩu, năng lực cạnh tranh, năng lực cạnh tranh xuất khẩu của ngành công nghiệp phần mềm.

- Trên quan điểm tiếp cận năng lực cạnh tranh quốc gia, luận án đã tổng hợp và đề xuất được 06 chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh xuất khẩu của ngành công nghiệp phần mềm. các chỉ tiêu bao gồm: kim ngạch xuất khẩu phần mềm; hệ số tham gia thị trường quốc tế; Hệ số so sánh hiển thị ngành (RCA); năng suất lao động, giá cả và chất lượng sản phẩm, dịch vụ phần mềm xuất khẩu; và chỉ số Vị trí dịch vụ toàn cầu. Luận án cũng đã tổng hợp và đề xuất 06 nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh xuất khẩu của ngành công nghiệp phần mềm. Các nhân tố đó là: năng lực của doanh nghiệp phần mềm, chính sách của chính phủ đối với ngành công nghiệp phần mềm, nguồn nhân lực công nghiệp phần mềm, cơ sở hạ tầng công nghiệ thông tin, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp phần mềm, các ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan. Trong đó luận án xác định được nội dung mang tính đặc trưng của từng nhân tố vận dụng cho ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam.

- Luận án rút ra được những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của ngành công nghiệp phần mềm của một số nước xuất khẩu phần mềm hàng đầu thế giới như Ấn Độ, Trung Quốc và Philippines. Đây là những nước có điều kiện tương đồng giống Việt Nam.

- Luận án phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh xuất khẩu của ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam thông qua việc phân tích 6 chỉ tiêu đánh giá; phân tích các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh xuất khẩu của ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam trong mối liên hệ so sánh với các nước trên thế giới. Luận án rút ra được những đánh giá về từng nhân tố; luận án đã đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế về năng lực cạnh tranh xuất khẩu của ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam.

- Luận án xác định được mô hình đánh giá mức độ tác động của một số nhân tố đến năng lực cạnh tranh xuất khẩu của ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam. Trong đó các nhân tố tác động với độ quan trọng theo thứ tự từ cao xuống thấp lần lượt là: (1) năng lực của doanh nghiệp phần mềm, (2) nguồn nhân lực ngành công nghiệp phần mềm, (3) cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và (4) Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành công nghiệp phần mềm.

- Luận án phân tích và chỉ ra những cơ hội và thách thức với ngành công nghiệp phần mềm và xuất khẩu phần mềm của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Đồng thời đưa ra quan điểm định hướng phát triển xuất khẩu ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam.

- Luận án đề xuất được hệ thống 07 giải pháp đối với chính phủ và 05 khuyến nghị đối với doanh nghiệp phần mềm nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu cho ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam. Các giải pháp gồm: nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp phần mềm; phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp phần mềm đáp ứng yêu cầu xuất khẩu; thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành phần mềm; đầu tư phát triển và nâng cấp các khu công nghệ thông tin tập trung; hoàn thiện cơ chế chính sách đối với hoạt động xuất khẩu phần mềm; tăng cường các hoạt động chống vi phạm bản quyền; bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, và phát huy vai trò của Việt kiều. Các khuyến nghị với doanh nghiệp gồm: xác định chiến lược xuất khẩu phần mềm phù hợp; đầu tư hoàn thiện qui trình quản lý chất lượng; phát triển nguồn nhân lực; đặc biệt chú trọng nguồn nhân lực chất lượng cao của doanh nghiệp; tăng cường mở rộng các hoạt động hợp tác quốc tế; đầu tư cho nghiên cứu phát triển (R&D) và Marketing.

12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:

Luận án là tài liệu tham khảo hữu ích cho việc hoạch định chính sách của các cơ quan quản lý vĩ mô và doanh nghiệp xuất khẩu phần mềm.

14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:

  1. Vũ Quang Kết (2014), Ngành Công nghệ thông tin Việt Nam những năm gần đây: thực trạng và những vấn đề đặt ra” Tạp chí: Kinh Tế Châu Á Thái Bình Dương, số 433, tháng 9/2014.
  2. Vũ Quang Kết (2016), Nghiên cứu tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh xuất khẩu của ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam, Tạp chí Kinh Tế Châu Á Thái Bình Dương, số 478, tháng 9/2016.
  3. Vũ Quang Kết (2016), Kinh nghiệm quốc tế nâng cao năng lực cạnh tranh
  4. của ngành công nghiệp phần mềm và hàm ý chính sách cho Việt Nam, Tạp chí Những vấn đề Kinh tế & Chính trị Thế giới, Số 10(246) tháng 10-2016.
  5. Vũ Quang Kết (2016), Vai Trò của Ấn kiều trong phát triển ngành Công nghiệp phần mềm Ấn Độ Tạp chí Kinh Tế Châu Á Thái Bình Dương, số 482, tháng 11/2016.
  6. Vũ Quang Kết (2017), Giải pháp Nâng cao năng lực cạnh tranh Xuất khẩu của ngành Công nghiệp phân mềm Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 32, tháng 12/2017.
  7. Vũ Quang Kết (2018), Năng lực cạnh tranh xuất khẩu của ngành Công nghiệp phần mềm Việt Nam qua phân tích SWOT, Tạp chí Kinh Tế Châu Á Thái Bình Dương, số 511, tháng 2/2018.
>>> Xem hoặc tải tóm tắt luận án tại đây.


Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN