Trang Đào tạo sau đại học
 
Thông tin và tóm tắt luận án tiến sĩ của NCS Phạm Minh Thái

Tên đề tài luận án: Các yếu tố tác động tới việc tham gia thị trường lao động và lựa chọn nghề của lao động trẻ ở Việt Nam.


1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Phạm Minh Thái

2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 26.09.1980

4. Nơi sinh: Thái Nguyên

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số 206/QĐ-ĐHKT, ngày 05 tháng 02 năm 2013

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định số 3762/QĐ-ĐHKT ngày 31.08.2015 về việc cho phép nghiên cứu sinh kéo dài thời gian trong chương trình đào tạo thêm 02 năm

7. Tên đề tài luận án: Các yếu tố tác động tới việc tham gia thị trường lao động và lựa chọn nghề của lao động trẻ ở Việt Nam

8. Chuyên ngành: Kinh tế Chính trị

9. Mã số: 62.31.01.02

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:

  • PGS.TS. Nguyễn Đức Thành
  • TS. Lê Kim Sa

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Kết quả phỏng vấn định tính cả ba nhóm gồm doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể và người lao động ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đều cho thấy tác động của quy định tiền lương tối thiểu tới việc làm, thu nhập và việc tham gia thị trường lao động của lao động trẻ là không lớn vì phần lớn mức lương mà các doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh cá thể đang trả trực tiếp cho người lao động đang lớn hơn mức quy định tối thiểu của nhà nước.

- Số liệu phân tích cho thấy hiệu quả hoạt động của các trung tâm dịch vụ việc làm chính thức ở Việt Nam là chưa cao và điều đó có thể tác động khá mạnh tới việc tiếp cận thị trường lao động của người lao động nói chung và đặc biệt đối với nhóm lao động trẻ.

- Số liệu cho thấy xu hướng tăng lên khá rõ rệt về trình độ giáo dục của những lao động trẻ đang tham gia vào thị trường lao động. Tuy nhiên, vẫn còn sự không phù hợp giữa trình độ chuyên môn của người lao động với những công việc họ đang làm.

- Tỷ lệ làm lao động làm công ăn lương của lao động trẻ tăng nhanh, tuy nhiên tỷ lệ lao động trẻ không có bảo hiểm xã hội vẫn ở mức cao và chỉ có xu hướng giảm nhẹ.

- Các yếu tố chỉ số tập trung ngành và các chỉ số thành phần trong năng lực cạnh tranh cấp tỉnh có tác động rõ rệt tới việc tham gia thị trường lao động và lựa chọn nghề nghiệp của lao động trẻ tại Việt Nam. Cụ thể, kết quả ước lượng từ các mô hình kinh tế lượng cho thấy các yếu tố làm tăng khả năng tham gia thị trường lao động của lao động trẻ ở Việt Nam bao gồm chỉ số gia nhập thị trường, chỉ số chi phí phi chính thức, chỉ số năng động cấp tỉnh và chỉ số tập trung ngành. Ngược lại, những yếu tố làm giảm xác suất tham gia thị trường lao động của lao động trẻ là chỉ số minh bạch cấp tỉnh và chỉ số đô thị hóa.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

  1. Tran Quang Tuyến, Tran Lan Anh, Pham Minh Thái và Vũ Văn Hưởng (2018), “Local governance and occupational choice among young people: First evidence from Vietnam”, Children and Youth Services Review, Vol. 86, 21–31.
  2. Phạm Minh Thái và Nguyễn Thu Hương, (2016), “Đặc điểm lao động trẻ Việt Nam 2010-2014”. Tạp chí Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương số 479, tháng 10 năm 2016 trang 14:19. ISSN 0868-3808
  3. Phạm Minh Thái, (2014), “Sự di chuyển lao động trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động”. Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 9 (436) tháng 9 năm 2014. ISSN 0866 7489.
  4. Phạm Minh Thái, (2014), “Yếu tố tác động tới lựa chọn việc làm ở Việt Nam: Bằng chứng từ điều tra lao động việc làm Việt Nam 2010” trong Vũ Minh Long (chủ biên). 2014. Một số vấn đề của kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. Chương 10, trang 313-343.
>>> Xem hoặc tải tóm tắt luận án tại đây.

Trường ĐHKT - ĐHQGHN