Trang Đào tạo sau đại học
 
Thông tin luận án tiến sĩ của NCS Bùi Quang Tuyến

Tên luận án: Xây dựng và phát triển năng lực động tại Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel


1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Bùi Quang Tuyến

2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 11/08/1971

4. Nơi sinh: Hải Dương

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 1134/QĐ-SĐH, ngày 07 tháng 06 năm 2012

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

- Điều chỉnh tên đề tài luận án theo Quyết định số 1784 ngày 30 tháng 05 năm 2014

- Bổ sung người hướng dẫn khoa học theo Quyết định số 4521 ngày 24 tháng 10 năm 2014

7. Tên đề tài Luận án: “Xây dựng và phát triển năng lực động tại Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel”.

8. Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

9. Mã số: 62 34 01 02

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: 1.TS. Phạm Thị Liên; 2. TS. Phan Chí Anh.

11. Tóm tắt các kết quả mới của Luận án:

Về mặt lý luận:

Thứ nhất, nghiên cứu đã thiết lập một mô hình tiên lượng ảnh hưởng của các nhân tố năng lực động tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong lĩnh vực viễn thông.

Thứ hai, luận án đã bổ sung và hiệu chỉnh bộ thang đo về các nhân tố năng lực động cho các nghiên cứu trong lĩnh vực viễn thông.

Thứ ba, nghiên cứu đã kiểm chứng mối quan hệ tác động giữa các nhân tố năng lực động tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Qua đó, đánh giá được tầm quan trọng của từng nhân tố năng lực động tới kết quả kinh doanh.

Thứ tư, luận án cũng cung cấp những bằng chứng khoa học cho các nhà nghiên cứu tiếp theo thiết lập mô hình, khám phá những nhân tố mới tạo thành năng lực động để làm gia tăng sự hiểu biết về năng lực động và mối quan hệ của nó với các nhân tố quản lý.

Về mặt thực tiễn :

Thứ nhất, luận án đã đề xuất những giải pháp, khuyến nghị dựa trên phân tích kết quả nghiên cứu giúp ích cho doanh nghiệp nâng cao được năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất kinh doanh trong dài hạn.

Thứ hai, luận án là một trong những nghiên cứu đầu tiên vận dụng lý thuyết năng lực động tại Việt Nam trong lĩnh vực viễn thông. Kết quả nghiên cứu có thể đem lại những hàm ý có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp trong ngành.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn (nếu có):

Kết quả nghiên cứu về năng lực động và ảnh hưởng của năng lực động tới kết quả kinh doanh có thể đem lại những gợi ý hữu ích cho các doanh nghiệp khác cùng ngành nhằm xây dựng các lợi thế cạnh tranh bền vững từ các nguồn lực vô hình trong doanh nghiệp. Bởi vậy, kết quả này có khả năng ứng dụng trong thực tiễn, trước hết là đối với Tập đoàn Viễn thông quân đội giúp doanh nghiệp chỉ ra cần tập trung vào xây dựng những thuộc tính gì trong môi trường kinh doanh ngày càng biến động, những thị trường khác nhau cần tập trung vào những thuộc tính khác nhau như thế nào để tạo lợi thế cạnh tranh. Thứ hai, kết quả nghiên cứu cũng có ích với những doanh nghiệp khác, đặc biệt là nhóm các doanh nghiệp viễn thông trong việc xác định những chỉ tiêu đo lường năng lực động của mình để tự đánh giá trong nội bộ doanh nghiệp.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Để có cái nhìn toàn cảnh hơn về các nhân tố năng lực động và ảnh hưởng của năng lực động tới kết quả kinh doanh các nghiên cứu có thể thực hiện hoàn thiện và bổ sung các hướng nghiên cứu mới như. Thứ nhất, mở rộng đối tượng nghiên cứu trong cùng một ngành, lĩnh vực để có cái nhìn toàn cảnh và có thể so sánh được giữa các doanh nghiệp/nhóm doanh nghiệp trong ngành. Thứ hai, nghiên cứu có thể xem xét đưa thêm các nhân tố khác có thể tạo ra năng lực động cho doanh nghiệp và có ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh vào mô hình như năng lực công nghệ, định hướng thị trường, năng lực nghiên cứu và phát triển, để cải thiện khả năng giải thích của mô hình.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến Luận án:

1. Phạm Thị Liên & Bùi Quang Tuyến (2017), “Tác động của các nhân tố học tập của tổ chức tới kết quả kinh doanh: Nghiên cứu tại Tập đoàn VT”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, ISSN: 1859-0012, 235(2), 96 – 104.

2. Dao Trung Kien, Nguyen Thi Thanh Hai, Tommi Tapanainen & Bui Quang Tuyen (2016), Dynamic Capability Link with Firm Performance: Evidence from a Vietnamese IT Company, 22nd America Conference on Information Systems, San Diego (US)/2016.

3. Bùi Quang Tuyến (2015), “Nhận diện năng lực động của Tập đoàn Viễn thông Quân đội”, Tạp chí khoa học ĐHQGHN - Kinh tế và Kinh doanh, ISSN: 0866-8612, 31(1), 11 – 21.

4. Vu Tri Dung & Bui Quang Tuyen (2014), “Dynamic capabilities of Vietnamese Enterprises”, The 12th IFEAMA International Conference Proceeding, ISBN: 978-604-927-820-4, 3/2014, Hanoi.

5. Bùi Quang Tuyến (2012), “Gia tăng giá trị cho khách hàng – Cách tiếp cận chiến lược trong kinh doanh dịch vụ”, Tạp chí thị trường Tài chính Tiền tệ, ISSN:1859 – 2805, 3+4, 56 – 58.

6. Bùi Quang Tuyến (2010), “Xây dựng lợi thế cạnh tranh phi giá cả từ văn hóa doanh nghiệp”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, ISSN: 1859 – 0012, 161(2), 68 – 71.

7. Bùi Quang Tuyến (2010), “Khả năng chủ động thay đổi – Phương thức quản lý quan trọng trong cạnh tranh phi giá cả của ngành Công nghệ thông tin và Viễn thông Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, ISSN: 1859 – 0012, 157(2), 63 – 65.


UEB_net