Trang Đảm bảo chất lượng
 
Kiểm định chương trình đào tạo Cơ hội phát triển hội nhập của Trường ĐHKT, ĐHQGHN

Tại trường ĐHKT, ĐHQGHN việc đánh giá ĐBCL và KĐCL đối với các chương trình đào tạo (CTĐT) về cơ bản được tiến hành dựa trên các tiêu chuẩn và tuân theo một tiến trình chung của Bộ GD&ĐT, có tiếp cận chuẩn khu vực AUN-QA; Các học phần và CTĐT được xây dựng đã dựa trên cơ sở kinh nghiệm của các trường ĐH trong nước và quốc tế, gắn với định hướng nghề nghiệp ứng dụng; Dựa vào kết quả đánh giá và yêu cầu của thị trường lao động, chương trình được thay đổi hay điều chỉnh định kỳ để đảm bảo quá trình phát triển năng lực nhận thức của người học đạt chuẩn, sau khi tốt nghiệp có thể đáp ứng yêu cầu của ngành nghề; đặc biệt là những thay đổi trong các chương trình thực tập/thực tế dài kỳ để người học có cơ hội được làm việc như một cán bộ tân tuyển


Tiến tới khẳng định vị thế trong khu vực và phát triển theo định hướng trường ĐH nghiên cứu, năm 2011, trường ĐHKT đăng ký và triển khai thực hiện KĐCL CTĐT cử nhân Kinh tế đối ngoại chất lượng cao theo bộ tiêu chuẩn KĐCL của Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (AUN-QA) và đã có được những kết quả khả quan (đạt mức 4.69/7). Việc thực hiện KĐCL CTĐT theo chuẩn AUN tại thời điểm đó đã giúp Nhà trường có cái nhìn sâu sắc hơn về trách nhiệm đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho xã hội. Kiểm định cũng có thể tự nguyện hay bắt buộc nhưng với bản chất xem xét, đánh giá và công nhận kết quả, quá trình KĐCL đã và đang được sử dụng để công nhận hay cho phép mở mới một trường hay một ngành đào tạo. KĐCLGD đại học theo (i) giúp cho người học xác định và phân biệt được chất lượng của các dịch vụ đào tạo; (ii) giúp cơ sở đào tạo biết được thực trạng chất lượng để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và xây dựng "văn hoá chất lượng" trong toàn trường. Từ đây, việc KĐCL, đặc biệt là KĐCL CTĐT đã trở thành một trong những mục tiêu quan trọng mà Trường cần phải đạt được trong chiến lược phát triển đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2035 là 100% các CTĐT của Nhà trường được kiểm định, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Với sứ mệnh cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực chất lượng cao theo định hướng chuyên gia, lãnh đạo trong các lĩnh vực kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh đáp ứng nhu cầu phát triển chất lượng, hiệu quả và bền vững của Việt Nam; nghiên cứu và chuyển giao các kết quả nghiên cứu cho Chính phủ, các tổ chức, doanh nghiệp và xã hội; Và để đạt được mục tiêu đó, Trường Đại học Kinh tế xác định đến năm 2020 các chương trình đào tạo tại Trường phải được kiểm định chất lượng để hướng tới phát triển các chương trình “tự phí” chất lượng cao theo thông tư 23. Hiện nay Trường có 04/06 chương trình đã được kiểm định và đạt kết quả tốt, cụ thể:
 STT Tên ngành đào tạo có chương trình đào tạo được công nhận kiểm địnhSố, ngày QĐ công nhận kiểm định chất lượng
Tên Tổ chức công nhận kiểm định
 1 CTĐT cử nhân ngành KTĐN chất lượng cao Chứng nhận số AP23VNUHNDEC10 vào tháng 1 năm 2011 (xem giấy chứng nhận tại đây) Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (AUN)
 2 CTĐT cử nhân ngành QTKD đạt chuẩn quốc tế 

Chứng nhận số AP67VNUHNMAY14 vào tháng 1/2015 (xem giấy chứng nhận tại đây)

 Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (AUN)
 3 CTĐT chất lượng cao trình độ đại học ngành Tài chính ngân hàng  QĐ số 22/QĐ-TTKĐ ngày 02/7/2018 công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục do Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành (xem giấy chứng nhận tại đây) Trung tâm Kiểm định Chất lượng Giáo dục - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
 4 CTĐT chuẩn trình độ đại học ngành Kế toán QĐ số 27/QĐ-TTKĐ ngày 05/9/2018 công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục do Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành (xem giấy chứng nhận tại đây) Trung tâm Kiểm định Chất lượng Giáo dục - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
 

Qua các lần tự đánh giá, các Khoa/Viện (i) hiểu rõ cách tiếp cận khoa học của KĐCL (đó là quản lý hệ thống và dựa trên cách tiếp cận đánh giá dựa vào bằng chứng) để quản lý và kiểm soát chất l­ượng đào tạo; (ii) bắt đầu quen với khái niệm văn hoá chất lượng - đánh giá chất lượng đào tạo dựa theo các chuẩn mực và bằng chứng. Khái niệm “có chất lượng” được xem xét theo quá trình và giá trị thực của CTĐT chính là hiệu quả mà các hoạt động đào tạo, NCKH, dịch vụ hỗ trợ đào tạo mang lại nhằm giúp người học đạt được mục tiêu của chương trình và kỳ vọng của các đơn vị sử dụng lao động. Việc tự đánh giá đ­ược tiến hành một cách khoa học, bài bản, giúp Nhà trường, các Khoa/Viện  thấy rõ bức tranh thực trạng khách quan về chất l­ượng đào tạo của Trường, tự đánh giá đúng mình để xây dựng kế hoạch phát triển từ ngắn hạn, trung hạn đến dài hạn nhằm cải tiến liên tục, đáp ứng yêu cầu của một dịch vụ giáo dục. Đây cũng là (i) cơ hội giúp Nhà trường thay đổi cả về chất và lượng phù hợp với bối cảnh mới, đáp ứng những điều kiện để mở rộng quy mô đào tạo, đào tạo gắn với nhu cầu của xã hội, theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp, của người sử dụng lao động…..; (ii) là yếu tố khích thích để Trường ra quyết định lựa chọn một chuẩn quốc tế làm mốc đối sánh và phát triển trong dài hạn, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế như ACBSP, AACSB hay thực hiện gắn sao đại học (QS star) để xác định vị trí trường ĐH.

Chính vì vậy, thực hiện Kế hoạch 276/ĐHQGHN-ĐBCL ngày 25/1/2019 về việc triển khai các hoạt động đánh giá và KĐCL năm 2019 và năm 2020, Trường ĐHKT đã triển khai nhiệm vụ viết báo cáo tự đánh giá chất lượng chương trình đào tạo chuẩn trình độ đại học ngành Kinh tế và Kinh tế phát triển (số 3349/KH-ĐHKT, 3350/KH-ĐHKT) theo kế hoạch đăng ký thực hiện KĐCL theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đạo tạo. Cả hai chương trình đào tạo này đã và đang được các Khoa, Trung tâm ĐBCLGD từng bước hoàn thiện Báo cáo và hệ thống minh chứng có liên quan. Dự kiến, các chương trình đào tạo sẽ được KĐCL bởi Trung tâm KĐCLGD TP.HCM trong quý 4 của năm 2019, hoàn thành chỉ tiêu 100% các CTĐT của Nhà trường được kiểm định

Kỳ vọng, với:

+     Sự cam kết của ban lãnh đạo cấp Trường, Khoa/Viện trong thực hiện KĐCL;

+     Sự ổn định về chính sách và tổ chức quản lý ĐBCL tổng thể có yếu tố quốc tế (đối chuẩn AUN-QA);

+     Nguyên tắc làm việc: tuân thủ theo quá trình, có trách nhiệm giải trình. Đảm bảo 6 bước triển khai viết BC TĐG để có cơ sở thực hiện KĐCL; Báo cáo xác thực về hoạt động đào tạo với các điều kiện hiện có của nhà Trường dành cho các CTĐT;

+     Vai trò của chuyên gia tư vấn trong hỗ trợ viết báo cáo: đảm bảo tiến độ thực hiện, chất lượng minh chứng, chính sách thực hiện kế hoạch cải tiến liên tục phù hợp với điều kiện hiện có;

+     Sự kết nối giữa 3 bên (Nhà trường – Người học - Nhà sử dụng lao động) để tạo nên giá trị thặng dư của KĐCL…

Trường ĐHKT, ĐHQGHN sẽ luôn khẳng định được vị thế của đơn vị Cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực chất lượng cao theo định hướng chuyên gia, lãnh đạo trong các lĩnh vực kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh đáp ứng nhu cầu phát triển chất lượng, hiệu quả và bền vững của Việt Nam;  Trở thành một trong những trường đại học định hướng nghiên cứu hàng đầu ở Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế, đạt tiêu chuẩn kiểm định trong nước, trong đó có một số ngành được kiểm định theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục của mạng lưới các trường đại học ASEAN (AUN-QA); được xếp hạng ngang tầm với một số đại học tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á trong một số ngành và lĩnh vực 

TT ĐBCLGD