Trang Đảm bảo chất lượng
 
Bản chất và đặc điểm của quy trình CDIO

Để thỏa mãn 8 điều kiện của một chương trình đào tạo theo cách tiếp cận CDIO và đạt được ba mục đích CDIO đã nêu ra ở trên, việc xây dựng, phát triển và đổi mới chương trình đào tạo phải giải quyết được hai câu hỏi cốt lõi sau:


Sinh viên sau khi tốt nghiệp cần đạt được những kiến thức, kỹ năng và thái độ gì; ở mức độ nào?

Cần có phương pháp giảng dạy và học tập như thế nào để đảm bảo rằng sinh viên có thể học được những kiến thức, kỹ năng và thái độ đó?

Câu hỏi thứ nhất tập trung vào học và dạy cái gì (câu hỏi cái gì?), nói cách khác sinh viên cần đạt được những kiến thức và kỹ năng gì sau khi ra trường. Để trả lời được câu hỏi thứ nhất, cần xây dựng được các chuẩn đẩu ra theo cách tiếp cận CDIO (gọi là CDIO Syllabus) thông qua quá trình điều tra những nhóm liên quan.

Câu hỏi thứ hai tập trung vào học và dạy như thế nào (câu hỏi như thế nào?). Để trả lời câu hỏi thứ hai, cần thiết kế khung chương trình theo cách tiếp cận CDIO, thực hiện chương trình và đánh giá chương trình trên cơ sở sử dụng 12 tiêu chuẩn CDIO.

Quy trình trả lời hai câu hỏi trên chính là quy trình xây dựng và phát triển chương trình đào tạo theo cách tiếp cận CDIO (Hình 1.2).

Có thể hình dung quy trình trên gồm 4 bước cơ bản như sau:

  • Bước 1: Công việc đầu tiên trong thiết kế chương trình đào tạo là xây dựng được một danh sách các năng lực mà sinh viên tốt nghiệp cần phải có - gọi là chuẩn đầu ra theo cách tiếp cận CDIO. Từ chuẩn đầu ra xây dựng nên kết quả học tập (learning outcomes)
  • Bước 2: Sau khi có được chuẩn đầu ra, cần tiến hành xây dựng và cách khung chương trình theo theo cách tiếp cận CDIO trên cơ sở khung chương trình hiện có (hoặc xây dựng một khung chương trình mới) và đổi mới nội dung các môn học.
 

Hình 1.2- Xây dựng và phát triển chương trình đào tạo theo cách tiếp cận CDIO

  • Bước 3: Sau khi có được khung chương trình, cần xây dựng và phát triển phương pháp học tập và giảng dạy và tạo môi trường học tập thích hợp.
  • Bước 4: Xây dựng cách kiểm tra và đánh giá (kết quả học tập và toàn bộ chương trình đào tạo) theo cách tiếp cận CDIO.

Trong quy trình trên, có thể nói cốt lõi của xây dựng và phát triển chương trình đào tạo theo cách tiếp cận CDIO chính là 3 sản phẩm: chuẩn đầu ra, khung chương trình và bộ tiêu chuẩn. 3 sản phẩm này phải được xây dựng và phát triển trong bối cảnh CDIO, nghĩa là trong một môi trường sinh viên được khuyến khích phát triển cả 4 năng lực C - D - I - O.


Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế, ĐHKT