Trang Giới thiệu chung
 
Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Phát triển, Trường Đại học Kinh tế



I. MỘT SỐ NÉT KHÁI QUÁT

Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế phát triển (tên giao dịch bằng tiếng Anh: Center for Economic Development Studies - CEDS) là đơn vị trực thuộc Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN.

Với 3 định hướng phát triển chính: nghiên cứu, tư vấn, đào tạo và dịch vụ, CEDS được tổ chức hoạt động theo mô hình gọn nhẹ, linh hoạt với mạng lưới cộng tác viên rộng rãi trong và ngoài nước gồm các giáo sư, nhà quản lý và chuyên gia trên nhiều lĩnh vực.

CEDS đã tạo lập được những mối quan hệ bền chặt với các bộ, ngành, doanh nghiệp, cá nhân trong nước và các cơ quan nghiên cứu, đào tạo ở nước ngoài để tổ chức, xây dựng, thực hiện các chương trình, đề tài, dự án có tầm quốc gia, khu vực và quốc tế.

II. BAN GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM
Giám đốc:
TS. Phạm Vũ Thắng
ĐT: (84-24) 3754.7506 + 811

III. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ

Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Phát triển là đơn vị trực thuộc Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.

1. Chức năng:

1. Nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng về lĩnh vực kinh tế, phát triển và các lĩnh vực có liên quan; triển khai, ứng dụng kết quả nghiên cứu vào đời sống và phục vụ hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học của Trường ĐHKT.

2. Hỗ trợ và tư vấn về lĩnh vực kinh tế, phát triển và các lĩnh vực có liên quan cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

3. Tổ chức thực hiện các chương trình, dự án hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm.

4. Tham gia hoạt động đào tạo đại học và sau đại học về lĩnh vực kinh tế phát triển theo nhiệm vụ do Hiệu trưởng Trường ĐHKT giao.

5. Tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn về lĩnh vực kinh tế, phát triển và các lĩnh vực có liên quan cho các tổ chức và cá nhân có nhu cầu.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn:

1. Nghiên cứu, tư vấn về kinh tế và phát triển:

a) Tổ chức thực hiện các chương trình, đề tài, dự án nghiên cứu khoa học về kinh tế, phát triển và các lĩnh vực có liên quan;

b) Tư vấn trong lĩnh vực kinh tế, phát triển và các lĩnh vực liên quan nhằm nâng cao năng lực cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;

c) Xây dựng các dự án, tìm kiếm nguồn lực để thực hiện hoặc liên kết thực hiện các dự án nghiên cứu quốc tế;

e) Đề xuất, đấu thầu các dự án nghiên cứu với chính quyền địa phương các cấp hoặc các Bộ, ngành;

f) Tham gia đấu thầu các đề án, đề tài nghiên cứu Nhà nước và các đề tài cấp Bộ, cấp ĐHQGHN, các chương trình nghiên cứu chiến lược của ĐHQGHN;

h) Tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm khoa học trong nước; đề xuất Hiệu trưởng Trường ĐHKT báo cáo ĐHQGHN phê duyệt kế hoạch tổ chức hội nghị, hội thảo có yếu tố nước ngoài và tổ chức thực hiện theo đúng quy định.

2. Thực hiện các hoạt động đào tạo:

a) Tham gia hoạt động đào tạo đại học, sau đại học theo phân công của Hiệu trưởng Trường ĐHKT;

b) Tổ chức các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn về kinh tế, phát triển và các lĩnh vực có liên quan cho cơ quan, tổ chức và cá nhân có nhu cầu;

c) Thực hiện các chương trình hỗ trợ tài năng trẻ, các học bổng đào tạo và tập huấn kỹ năng nhằm phát triển cộng đồng khoa học trẻ về các vấn đề nghiên cứu kinh tế và phát triển.

3. Thực hiện nhiệm vụ khác:

a) Xây dựng, trình Hiệu trưởng phê duyệt chiến lược, kế hoạch phát triển của Trung tâm phù hợp với định hướng phát triển chung của Trường;

b) Phối hợp với các đơn vị có liên quan trong Trường để thực hiện các nhiệm vụ chung của Trường.

c) Thực hiện chế độ báo cáo tình hình hoạt động, nhân sự của Trung tâm theo định kỳ 6 tháng/lần hoặc khi có yêu cầu;

d) Thực hiện chế độ báo cáo tài chính hàng năm đối với Trường theo quy định;

e) Quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, tài sản được giao.

f) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH

1. Nghiên cứu: CEDS đã triển khai nhiều chương trình, đề tài nghiên cứu có tầm ảnh hưởng sâu rộng về kinh tế phát triển và các lĩnh vực có liên quan như phương pháp lượng giá thiệt hại tài nguyên thiên nhiên và hệ sinh thái biển do sự cố tràn dầu; tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam; nhân cách doanh nhân và văn hoá kinh doanh ở Việt Nam…

2. Đào tạo: Nắm bắt được nhu cầu và ý thức được về năng lực của mình, CEDS đã tổ chức nhiều lớp đào tạo bồi dưỡng kiến thức về hội nhập, về lãnh đạo, kỹ năng quản lý cho các cán bộ trung và cao cấp của các bộ/ngành và các doanh nghiệp. Ngoài ra, CEDS còn tổ chức các khoá đào tạo ngắn hạn cấp chứng chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo của các tổ chức và cá nhân.

3. Dự án cho vay không lãi suất: CEDS là đơn vị điều phối Chương trình Thriive do Hoa Kỳ tài trợ. Dự án này cho phép các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam vay vốn không lãi suất để đầu tư máy móc, công nghệ hiện đại, dây chuyền sản xuất tiên tiến phục vụ mục đích phát triển sản xuất kinh doanh đồng thời tuyển thêm nhân công. Trong vòng 2 năm, các doanh nghiệp phải tiến hành trả nợ dưới hình thức cung cấp miễn phí các sản phẩm hoặc dịch vụ của mình cho người nghèo.

4. Hội nghị, hội thảo: CEDS phối hợp với các bộ, ngành, tổ chức quốc tế tổ chức nhiều chương trình hội nghị, hội thảo, trao đổi học thuật liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển bền vững, tiêu biểu như Hội nghị quốc tế về Biến đổi khí hậu, Hội thảo về vấn đề chống bán phá giá các sản phẩm của Việt Nam tại Hoa Kỳ, Hội thảo quốc tế về các vấn đề môi trường của Việt Nam…

5. Dịch vụ tư vấn: Ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học - công nghệ vào thực tiễn thông qua các hoạt động tư vấn và dịch vụ là thế mạnh của CEDS. Với đội ngũ chuyên gia đông đảo, có kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực và mạng lưới hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp, CEDS có đủ năng lực thực hiện các hoạt động tư vấn, dịch vụ chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu của các bộ/ngành, địa phương, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trong và ngoài nước. 

6. Các hoạt động khác: Với mạng lưới đối tác trong nước và quốc tế hoạt động trên nhiều lĩnh vực: nghiên cứu, đào tạo, kinh doanh, hỗ trợ nhân đạo... CEDS có đầy đủ khả năng để xây dựng và tổ chức các chương trình dựa trên nhu cầu của các tổ chức và cá nhân.

____________________
Địa chỉ liên hệ:

Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Phát triển

Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội

Tầng 2, Nhà G4, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội

ĐT: (84-24) 3754.7506 + máy lẻ 811

Website: http://ceds.ueb.vnu.edu.vn hoặc http://ceds.ueb.edu.vn



Các tin khác