Trang Giới thiệu chung
 
Nguyễn Thùy Anh



1. Thông tin cá nhân
Họ và tên:
Nguyễn Thùy Anh
Năm sinh:
1981
Chức vụ:

Giảng viên, Chủ nhiệm Bộ môn Kinh tế Chính trị, Khoa Kinh tế Chính trị, Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN

Học vị:
Tiến sĩ
Ngoại ngữ:
Tiếng Anh
Email:
thuyanh@vnu.edu.vn
Điện thoại cơ quan:
(84-24) 3 7547506 + máy lẻ 100
Địa chỉ cơ quan:
144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
2. Quá trình đào tạo:
  • 2011: Tiến sĩ, chuyên ngành Nghiên cứu quốc tế, trường Đại học Waseda, Tokyo, Nhật Bản
  • 2007 - 2010: Nghiên cứu sinh, Khoa Sau đại học Nghiên cứu về Châu Á - Thái Bình Dương, trường Đại học Waseda, Tokyo, Nhật Bản (nhận học bổng toàn phần của Chính phủ Nhật Bản - Học bổng Monbukagakusho: MEXT)
  • 2006 - 2007: Sinh viên nghiên cứu sau đại học, Khoa Sau đại học Nghiên cứu về Châu Á-Thái Bình Dương, trường Đại học Waseda, Tokyo, Nhật Bản (nhận học bổng toàn phần của Chính phủ Nhật Bản - Học bổng Monbukagakusho: MEXT)
  • 2006: Thạc sĩ, Chuyên ngành Kinh tế Chính trị, Khoa Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.2003: Cử nhân, Chuyên ngành Kinh tế Chính trị, Khoa Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội (Tốt nghiệp thủ khoa
  • 2003: Cử nhân, Chuyên ngành Kinh tế Chính trị, Khoa Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội (Tốt nghiệp thủ khoa).
3. Quá trình công tác:
3.1. Quá trình công tác
  • 2003 đến nay: Giảng viên, Khoa Kinh tế Chính trị, trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN
  • 7/2016 đến nay: Giám đốc Chương trình Thạc sĩ Chính sách công (kiêm nhiệm), trường Đại học Việt Nhật – ĐHQGHN
  • 5/2011: Phiên dịch viên và giảng viên trợ giảng, chương trình Thạc sĩ Quản lý công, tại trường Đại học Uppsala, Thụy Điển
  • 2009 - 2010: Nghiên cứu viên, Viện Nghiên cứu Toàn cầu về Hội nhập Khu vực Châu Á (GIARI), Chương trình Trung tâm Xuất sắc Toàn cầu (Global COE) trường Đại học Waseda, Nhật Bản
  • 2008 - 2010: Điều phối viên, Diễn đàn Phát triển Việt Nam (VDF) tại Tokyo, Viện Quốc gia Sau đại học về Nghiên cứu Chính sách (GRIPS), Nhật Bản        

3.2. Hướng nghiên cứu/giảng dạy chính

Kinh tế chính trị, quốc tế hoá và khu vực hoá, phát triển bền vững, kinh tế xanh, đại học xanh, quốc tế hoá giá dục đại học, giáo dục hoà nhập, chính sách khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo
4. Các công trình đã công bố:
4.1. Các bài viết (đăng tạp chí chuyên ngành; kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia, quốc tế):
  1. Nguyễn Quý Thanh, Trần Lan Anh, Nguyễn Thuỳ Anh, Nguyễn Thị Bích, The Effects of the Level of Education on Job Satisfaction among Young Workers in Vietnam, VNU Journal of Science: Education Research, Số 36, trang 40-49, 2020.
  2. The effects of the level of education on job satisfaction among young workers in Vietnam,
  3. Trần Xuân Hiệp, Hoàng Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Thuỳ Anh, Trương Quang Hoàn, Đồng Văn Chung, China-ASEAN Trade Relations: A Study of Determinants and Potentials, Journal of Asian Finance, Economics and Business. Vol 9, No. 7, 2020.
  4. Nguyễn Quý Thanh, Nguyễn Thuỳ Anh, Trần Lan Anh, Lê Thái Hùng, Lê Thị Hoàng Hà, Vũ Phương Liên, Do workers benefit from on-the-job training? New evidencw from matched employer-employee data, Finance Research Letters, 2020.
  5. Vũ Hoàng Linh, Nguyễn Thuỳ Anh, Analysis of access and equity in higher education system in Vietnam, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, chuyên san Nghiên cứu Chính sách và Quản lý, Vol. 34, No.4, 2018.
  6. Nguyễn Thuỳ Anh, Đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với kinh tế xanh ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Châu Á Thái Bình Dương, Số 529, Tháng 11, 2018.
  7. Nguyễn Thuỳ Anh, Inclusive learning environment for students with disabilities in Vietnam's higher education-An analysis of the existing policies and legal framework. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, chuyên san Nghiên cứu Chính sách và Quản lý, Vol. 34, No.4, 2018.
  8. Phạm Vũ Thắng, Nguyễn Thuỳ Anh, Mô hình trường đại học xanh: Trường hợp nghiên cứu của Đại học Quốc gia Hà Nội, và các khuyến nghị chính sách, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 462, tháng 11.2017.
  9. Nguyễn Thuỳ Anh, Phạm Vũ Thắng, Tổng quan các nghiên cứu quốc tế về mô hình trường đại học xanh, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 460, tháng 9.2017.
  10. Phạm Vũ Thắng, Nguyễn Thuỳ Anh, Mô hình trường đại học xanh ở Việt Nam: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý chính sách, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế về Tài chính sáng tạo, Doanh nghiệp và Phát triển năng lượng tái tạo, Trường Đại học Kinh tế, 2017.
  11. Nguyễn Thuỳ Anh, Giáo dục đại học Việt Nam trong bối cảnh thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), Tạp chí Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương, số 475, tháng 8.2016.
  12. Nguyễn Thuỳ Anh, Trường đại học xanh ở Việt Nam: Đề xuất mô hình và hàm ý chính sách, Tạp chí Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương, số 472, tháng 6.2016.
  13. Nguyễn Thuỳ Anh, Phát triển nguồn nhân lực hướng tới tăng trưởng bền vững, Tạp chí Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương, số 459, tháng 12. 2015.
  14. Nguyễn Thuỳ Anh, Một số nhận định về cải cách thể chế kinh tế ở Việt Nam, Tạp chí Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương, số 458, tháng 12. 2015.
  15. Nguyễn Thuỳ Anh, Vai trò của Nhà nước trong phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam, Tạp chí Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương, số 440, tháng 12. 2014.
  16. Ngô Đăng Thành, Nguyễn Thuỳ Anh, Đánh giá hiệu quả kinh tế vĩ mô của các nước ASEAN và triển vọng AEC, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Tham gia vào cộng đồng Kinh tế ASEAN: kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam”, 2013.   
  17. Nguyễn Thuỳ Anh, Internationalization of Higher Education in Vietnam: New Policies needed for new Context, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc tế: International Conference on Internationalization of Higher Education: North-South Perspectives, International School, 2012.
  18. Nguyễn Thuỳ Anh, Internationalization of the Higher Education in Vietnam: Policies and Practice, Vietnam's Socio-Economic Development, 2012.
  19. Nguyễn Thuỳ Anh, Hội nhập khu vực - Bước đệm cho quá trình quốc tế hóa giáo dục đại học? Trường hợp của Đại học Quốc gia Hà Nội, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế lần thứ nhất về Quan hệ Quốc tế và Phát triển (ICIRD), trường Đại học Thammasat, Bangkok, Thailand, tháng 5, 2011.
  20. Nguyễn Thuỳ Anh, Quốc tế hóa Giáo dục Đại học của Việt Nam trong Bối cảnh Hội nhập Khu vực Đông Á: Chính sách Quốc gia và Quá trình thực hiện tại Đại học Quốc gia Hà Nội, Tạp chí Khoa học Khoa Sau đại học Nghiên cứu về Châu Á-Thái Bình Dương, Trường Đại học Waseda, Tokyo, Nhật Bản, Số 18, Tháng 11, 2009.
  21. Nguyễn Thuỳ Anh, Vai trò của các Tổ chức Khu vực trong Quá trình Hợp tác và Hội nhập Đông Á trong Lĩnh vực Giáo dục Đại học, Tạp chí Khoa học Hội nhập Khu vực Châu Á, Trường Đại học Waseda, Tokyo, Nhật Bản, Số 1, 2009.
  22. Nguyễn Thuỳ Anh, Quốc tế hóa Giáo dục Đại học của Việt Nam: Chính sách Quốc gia và Quá trình thực hiện tại Đại học Quốc gia Hà Nội, Chương trình Trung tâm Nghiên cứu Xuất sắc Toàn cầu (Global COE) trường Đại học Waseda, Viện Nghiên cứu Toàn cầu về Hội nhập Khu vực Châu Á (GIARI), Bài viết Chuyên đề, Số.2008-E-21, Tháng 1, 2009.
  23. Nguyễn Thuỳ Anh, Quốc tế hóa Giáo dục Đại học của Việt Nam trong Bối cảnh Hội nhập Đông Á: Chính sách và Thực tế, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế về Nghiên cứu và Phát triển Giáo dục Đại học (IHERD), Trường Đại học Dhurakij Pundit, Bangkok, Thái Lan, Tháng 7, 2009.
  24. Nguyễn Thuỳ Anh, Hợp tác và Hội nhập Khu vực Đông Á về Giáo dục Đại học: Vai trò của các Tổ chức Khu vực, báo cáo khoa học tại Hội thảo khoa học thường niên lần thứ 53 của Cộng đồng Giáo dục Quốc tế và So sánh (CIES), South Carolina, Hoa Kỳ, Tháng 3, 2009.
  25. Nguyễn Thuỳ Anh, Vai trò của các Tổ chức Khu vực trong Quá trình Hợp tác và Hội nhập Đông Á trong Lĩnh vực Giáo dục Đại học, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế lần thứ 9 về Nghiên cứu Giáo dục (ICER), Trường Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc, Tháng 10, 2008.
  26. Nguyễn Thuỳ Anh, Quốc tế hóa Giáo dục Đại học của Việt Nam: Trường hợp của Đại học Quốc gia Hà Nội, báo cáo khoa học tại Hội thảo Thường niên lần thứ 52 của Cộng đồng Giáo dục Quốc tế và So sánh (CIES), Trường Đại học Columbia, New York, Hoa Kỳ, Tháng 3, 2008.
4.2. Các đề tài nghiên cứu khoa học:
  1. Xu hướng già hóa dân số ở Việt Nam và những tác động kinh tế xã hội ; Đề tài cấp trường Đại học Việt Nhật, Đại học Quốc gia Hà Nội, mã số VJU.HV.18.03/HĐ-KHCN; thành viên, 2018.
  2. Research on Public Policies for Sustainable Development in Vietnam; Đề tài cấp trường Đại học Việt Nhật, Đại học Quốc gia Hà Nội, thành viên, 2018-2020.
  3. Towards Inclusive Learning Environment for Students with Disabilities, Đề tài cấp khu vực ASEAN, thành viên, 2017-2019.
  4. Vai trò của giáo dục đại học đối với kinh tế xanh: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam; Đề tài cấp trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2017-2018.
  5. Nghiên cứu mô hình “Trường Đại học Xanh”: Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất áp dụng cho Đại học Quốc gia Hà Nội, Đề tài cấp Đại học Quốc gia Hà Nội, thành viên thư ký, 2015-2016, mã số QG.15.66.
  6. Dự báo ảnh hưởng của sự hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN đến thị trường giáo dục đại học của Việt Nam, Đề tài cấp trường Đại học Kinh tế, chủ trì, 2015-2016, mã số KT.15.15.
  7. Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn của việc xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL) tích hợp liên ngành, dài hạn, đa mục đích để đánh giá biến động kinh tế-xã hội-môi trường Việt Nam, Đề tài KH&CN cấp Đại học Quốc gia Hà Nội, chủ trì, 2012-2014.
  8. Vai trò của Nhà nước trong phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam, Đề tài cấp trường Đại học Kinh tế, chủ trì, 2012-2013, mã số: KT.12.21
  9. Quản lý nhà nước về giáo dục đại học trong bối cảnh Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới: Nghiên cứu trường hợp của Đại học Quốc gia Hà nội, Đề tài cấp trường Đại học Kinh tế, chủ trì, 2011-2012, mã số: KT.11.03.
  10. Vai trò của Nhà nước trong Quá trình Hội nhập Tổ chức Thương mại Thế giới của Việt Nam, Đề tài cấp trường Đại học Kinh tế, đồng chủ trì, 2006-2007.